Chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long biên khoá luận tốt nghiệp 120 (Trang 27)

1.3.1. Quan điểm về chất lượng tín dụng đối với các DNV&N

Cùng với quá trình phát triển của thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Do đó quan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đối tượng và quy mô làm cho hoạt động tín dụng của NHTM càng trở nên khó khăn. Để hệ thống ngân hàng thương mại có thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như để phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế thì các NHTM phải nâng cao chất lượng các khoản tín dụng.

Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì chất lượng tín dụng là khoản tín dụng được bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển.

Hiểu đúng về bản chất của chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNV&N.

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích nghi của Ngân hàng thương mại với sự thay đổ i của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, để đánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chất lượng tín dụng. Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, có chỉ tiêu mang tính định lượng, có chỉ tiêu mang tính định tính.

1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định tính.

a) Việc tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc và điều kiện vay vốn của doanh nghiệp.

Phân tích tín dụng và giám sát tín dụng là hai quá trình quan trọng trong quy trình tín dụng của ngân hàng. Để có thể được ngân hàng chấp nhận cấp vốn, các doanh nghiệp phải chứng minh được khả năng đáp ứng được các điều kiện vay vốn cũng như thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc vay vốn. Quá trình giám sát của ngân hàng sau khi giải ngân cho khách hàng giúp ngăn ngừa và phát hiện các trường hợp sai phạm để có biện pháp thích hợp. Một khoản tín dụng tốt, trước hết, phải thỏa mãn tiêu chí sau:

Khóa luận tốt nghiệp 16 Học viện Ngân hàng

❖ Đảm bảo tốt hai nguyên tắc vay vốn:

• Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

• Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

❖ Đáp ứng đủ các điều kiện sau:

• Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

• Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

• Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

• Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

• Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và

hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

b) Mức độ hài lòng, thỏa mãn của doanh nghiệp đối với sản phẩm tín dụng của ngân hàng.

Các doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn của ngân hàng có thể nhằm mục đích tài trợ cho nguồn vốn lưu động hoặc thực hiện đầu tư vào các dự án phát triển, mở rộng kinh doanh. Tương ứng với các nhu cầu đó là các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Với sự trợ giúp đỡ, tư vấn nhiệt tình của các CBTD cùng với sự đơn giản, dễ dàng trong các thủ tục mà doanh nghiệp phải tiến hành sẽ đem lại cảm giác hài lòng, thuận lợi cho khách hàng, từ đó thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển. Sự hài lòng này cũng là một thước đo quan trọng về chất lượng của khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp.

1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng

a) Doanh số cho vay và doanh số thu nợ

DSCV đối với các DNV&N là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định theo thỏa thuận giữa ngân hàng và doanh

nghiệp. DSCV phản ánh số tiền thực tế mà ngân hàng đã cấp cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sự gia tăng hay giảm sút của DSCV thể hiện ngân hàng đang mở rộng hay thu hẹp tạm thời hoạt động tín dụng của mình.

Mức tăng DSCVDNV&N = DSC VDNV&N năm( t) - DSCVDNV&N năm( t-1)

Mức tăng DSC V doanh nghiệp vừa và nhỏ

năm( t)

Tỷ lệ tăng DSC V DNV&N = --- DSCVdoanh nghiệp vừa và nhỏ năm (t)

DSTN là số vốn mà ngân hàng đã thu hồi về trong một thời kỳ, kể cả các khoản khách hàng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng. Một sự tăng lên của DSTN cùng với sự tăng lên của DSCV trong cùng một thời kỳ có thể nói lên rằng công tác thu hồi nợ của ngân hàng đang đạt được những thành tựu nhất định. Qua đó, chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được đánh giá cao.

Mức tăng DSTNDNV&N = DSTNDNV&N năm( t) - DSTNDNV&N năm (t-1) Doanh số thu nợ DNV&N

Tỷ lệ DSTN trên DSCV = --- Doanh số cho vay DNV&N b) Dư nợ tín dụng và cơ cấu dư nợ

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu bên nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng. Dư nợ tín dụng được coi là chỉ tiêu cơ bản đánh giá quy mô tín dụng của một ngân hàng. Dư nợ tín dụng đối với DNV&N là số tiền mà ngân hàng hiện đang tài trợ cho doanh nghiệp tại một thời điểm và sẽ được thu hồi trong tương lai. Ở các thời điểm khác nhau, t ng dư nợ của ngân hàng đối với các DNV&N là khác nhau, nên có thể sử dụng chỉ tiêu dư nợ trung bình trong một thời kỳ nhất định để so sánh giữa các thời kỳ khác nhau.

Doanh số thu nợ DNV&N trong kỳ Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân đối với DNV&N trong kỳ

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực

Khóa luận tốt nghiệp 18 Học viện Ngân hàng

Tỷ lệ tăng Dư nợ tín dụng năm (t) - Dư nợ tín dụng năm (t-1)

trưởng dư nợ = ---

tín dụng Dư nợ tín dụng năm (t-1)

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc phân loại dư nợ tín dụng đối với các DNV&N theo thời hạn cấp tín dụng, thành phần kinh tế, theo hình thức bảo đảm tín dụng.. .cũng góp phần đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

c) Tỷ trọng dư nợ tín dụng có tài sản bảo đảm

Hoạt động tín dụng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy, bên cạnh nguồn trả nợ truyền thống của doanh nghiệp là hiệu quả của phương án sản xuất, kinh doanh hay là khấu hao và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong cho vay trung và dài hạn, thì tài sản bảo đảm được coi là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ đến hạn. Tài sản bảo đảm còn gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn và là một trong những điều kiện để khách hàng được vay vốn. Khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp, thì bản thân ngân hàng cũng rất mong muốn đồng vốn mình cấp ra sẽ tạo ra dòng tiền cho doanh nghiệp để thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi vay khi đến hạn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp không thể thực hiện nghĩa vụ này, ngân hàng buộc phải phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi vốn. Cơ cấu, loại tài sản bảo đảm có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao dịch chúng trên thị trường, qua đó ảnh hưởng đến số tiền mà ngân hàng có thể thu hồi về được.

d) Vòng quay vốn tín dụng

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Việt Lớp: NHTMM - K12

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Nợ quá hạn của các DNV&N Tỷ lệ nợ quá hạn DNV&N =

Tổng dư nợ của các DNV&N

Xét về bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, khả năng mất vốn là rất cao. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận. Có thể nói, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng của khoản t n dụng càng thấp và ngược lại.

Mặt khác, để đánh giá chính xác hơn chất lượng của các khoản tín dụng, người ta sử dụng thêm một chỉ tiêu khác, đó là tỷ lệ nợ xấu. Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định số 493

/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Nợ xấu của các DNV&N Tỷ lệ nợ nợ xấu DNV&N =

Tổng dư nợ của các DNV&N

Chỉ tiêu này đánh giá tỷ trọng nhóm nợ có khả năng mất vốn cao là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải càng lớn, gây sức ép lên hoạt động kiểm soát thanh khoản của cả hệ thống. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hành thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được gọi là giới hạn an toàn.

b) Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Một khoản tín dụng dù ngắn hạn hay dài hạn, quy mô lớn hay nhỏ không thể được xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. ợi nhuận do t n dụng đem lại chứng tỏ các khoản tín dụng không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo an toàn cho nguồn vốn đã cấp. Ngân hàng có thể tính toán lợi nhuận khi cho vay đối với DNV&N trong tổng lợi nhuận của ngân hàng để từ đó có nên mở rộng hoạt động tín dụng với các DNV&N hay không. Đánh giá chất lượng tín dụng căn cứ vào lợi nhuận cũng là chỉ tiêu tương đối vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách lãi suất, chính sách khách hang...

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với DNV&N.

Chất lượng t n dụng của các DNV N chịu tác động của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động t n dụng, đóng góp vào sự phát triển và ổn định của ngân hàng các nhà quản trị cần nắm bắt rõ các nhân

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Việt Lớp: NHTMM - K12

Khóa luận tốt nghiệp 21 Học viện Ngân hàng

tố ảnh hưởng đến nó để từ đó các biện pháp hợp lý khai thác hợp lý các nhân tố tích cực và hạn chế các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của khoản tín dụng.

1.3.3.1. Các nhân tố khách quan. a) Môi trường kinh tế.

Sự thay đổ i của môi trường kinh tế, mà thể hiện ở các biến số vĩ mô, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động tín dụng ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Nen kinh tế ổn định, lạm phát thấp, không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành tốt có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, doanh nghiệp hoàn trả được vốn vay ngân hàng cả gốc và lãi, nên hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lượng.

b) Môi trường chính trị - pháp luật.

Hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật nhất là pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Các doanh nghiệp ra đời và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng chịu sự chi phối và điều tiết của pháp luật. Một hệ thống pháp luật ổn định, nhất quán, đồng bộ sẽ giúp cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng có một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, nền chính trị của quốc gia càng ổn định, các tổ chức, cá nhân càng có điều kiện tập trung đầu tư, xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, có định hướng phù hợp với thị trường.

c) Môi trường tự nhiên.

Những biến động bất ngờ của tự nhiên (hạn hán, lũ lụt, động đất...) là rất khó dự báo và phòng tránh từ trước, nhưng hậu quả mà nó gây ra là vô cùng nặng nề, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long biên khoá luận tốt nghiệp 120 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w