thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng.
Trong mỗi hồ sơ vay vốn trình lên ngân hàng, DN đã nêu rất rõ mục đích sử dụng vốn vay của mình. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng sử dụng vốn vay đúng
Khóa luận tốt nghiệp 76 Học viện Ngân hàng
như những những gì họ đã cam kết, điều này làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Do đó, để đảm bảo chất lượng của khoản tín dụng đã cấp, ngân hàng nói chung mà cán bộ tín dụng nói riêng cần phải tăng cường theo dõi sát sao việc sử dụng vốn của khách hàng. CBTD cần phải kiểm tra thật kỹ lưỡng các báo cáo hàng quý của DN, các hóa đơn nhập - xuất, phiếu thu - chi... có đúng với mục đích sử dụng vốn ban đầu hay không. Đặc biệt, đối với những khách hàng có khả năng xảy ra rủi ro trong tương lai, thì ngân hàng nên đặt khách hàng này dưới sự kiểm soát đặc biệt, đồng thời tư vấn cho khách hàng các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, chuyển hướng sản xuất.
Song song với công tác kiểm tra, kiểm soát món vay, ngân hàng cũng phải không ngừng hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Mỗi cán bộ kiểm tra viên trong chi nhánh cần nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc được giao; độc lập trong kiểm tra, kiểm soát. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh phải thật sự là tai mắt của ban lãnh đạo trong việc đánh giá, phát hiện vi phạm ở các mức độ khác nhau. Cần có những biện pháp tích cực để nâng cao năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ kiểm tra. Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn có cán bộ kiểm tra, có hình thức đánh giá hiệu quả công việc để có chế độ ưu đãi hợp lý. Ngoài ra, ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm thanh lọc những CBTD mất phẩm chất, có những hành vi tiêu cực, gây thất thoát tài sản cho ngân hàng.
3.2.7. Tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chocác cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng; thực hiện tốt công tác thi đua