Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với DNV&N vay vốn tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long biên khoá luận tốt nghiệp 120 (Trang 95 - 97)

vốn tại ngân hàng.

Thực tiễn đã cho thấy thất bại của ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng gắn chặt với thiếu hiểu biết về khách hàng. Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của NHTM là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗi khách hàng một cách thường xuyên. Do vậy, vấn đề xây dựng

và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được NHNo& PTNT chi nhánh Long Biên quan tâm nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích dự phòng rủi ro. Hiện nay, ngân hàng cũng đang từng bước áp dụng chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng theo quy định của NHNo& PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, do mới bước đầu triển khai nên hệ thống này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các 3 yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro... của ngân hàng. Vì thế việc hoàn thiện XHTD nội bộ cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện mô hình tổ chức và nhân sự.

Chất lượng của XHTD nội bộ phụ thuộc lớn vào mô hình t chức và đội ngũ nhân sự của chính ngân hàng. Ngân hàng cần hoàn thiện mô hình t chức theo hướng tuân thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro và tránh xung đột lợi ích. Mô hình tổ chức phải đặc biệt lưu ý việc phân quyền chức năng (độc lập và kiểm soát chéo) và tách biệt giữa các vòng kiểm soát, đảm bảo t nh độc lập, khách quan của công tác XHTD nội bộ.

Thứ hai, hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng.

Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, để tính toán các thước đo rủi ro xác suất vỡ nợ khách hàng (PD), số tiền ngân hàng bị mất nếu khách hàng vỡ nợ (LGD), số dư nợ của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ (EAD) cho các đối

Khóa luận tốt nghiệp 74 Học viện Ngân hàng

tượng này đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiểu về nghiệp vụ). Có như vậy việc XHTD mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro.

Thứ ba, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ.

Hệ thống XHTD nội bộ theo thông lệ quốc tế đòi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. NHTM cần xây dựng hệ thống thông tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Một điểm lưu ý quan trọng là chất lượng thông tin/dữ liệu phải tốt. Muốn vậy, ngoài việc tăng cường quản lý nhà nước về minh bạch thông tin doanh nghiệp, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan phải được cập nhật và lưu dữ đầy đủ, chuẩn xác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long biên khoá luận tốt nghiệp 120 (Trang 95 - 97)

w