Thựchiện công tác thu nợ có hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long biên khoá luận tốt nghiệp 120 (Trang 97 - 98)

khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

Với một khoản tín dụng được cấp ra thì để đảm bảo ngân hàng có thể thu được đầy đủ cả vốn gốc và lãi thì công tác thu nợ phải được tiến hành thật tốt. Tùy theo việc thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về thời gian trả nợ gốc và nợ lãi mà tiến hành thu nợ ở các thời điểm khác nhau. Khi khoản nợ sắp đến hạn, ngân hàng cần nhắc nhở khách hàng dưới nhiều hình thức như gửi thư điện tử, gửi tin nhắn, gọi điện thoại.. .kèm theo số tiền và ngày cần phải trả. Trong những thông báo này, lời lẽ phải chau truốt, nhưng cương quyết mà vẫn không tạo sự khó chịu cho khách hàng. Bên cạnh đó, trong thời gian cho vay, bản thân cán bộ tín dụng cần theo dõi sát sao khoản vay để biết được những khoản vay có vấn đề, từ đó có những giúp đỡ trong hoạt động kinh doanh và cố gắng thu hồi được khoản nợ, tránh tình trạng dây dưa kéo dài dễ dẫn đến mất vốn.

Với những khách hàng có năng lực tài chính tốt, có hoạt động kinh doanh hiệu quả và nhất là có thiện chí trả nợ thì việc ngân hàng thu hồi được vốn của mình là điều dễ dàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro buộc ngân hàng phải chuẩn bị cho mình những giải pháp cần thiết trong trường hợp phát

sinh những khoản nợ có vấn đề. Và chính thời điểm này, công tác thu nợ càng phải được tiến hành một cách khéo léo và hiệu quả nhất. Trước vấn đề không trả được nợ của DN, ngân hàng có thể có những lựa chọn khác nhau như thanh lý tài sản bảo đảm, gia hạn tín dụng hoặc chiết khấu các khoản nợ và thoái vốn. Tuy nhiên, việc mở ra một cơ hội cho những DN có thiện chí trả nợ nhưng vì những lý do khác nhau, mà không thể hoàn thành đầy đủ những nghĩa vụ của mình với ngân hàng là điều rất có ý nghĩa và nên xem xét trước tiên. Cán bộ tín dụng nên đánh giá tổng thể hoạt động của DN để biết rằng liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn có cơ hội cứu vãn và phục hồi hay không. Thêm vào đó, ngân hàng cũng nên đánh giá năng lực của ban lãnh đạo trong việc đưa DN thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn này. Nếu có những dấu hiệu khả quan, có thể phục hồi được thì ngân hàng nên gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng. Điều này có thể giúp DN có thêm cơ hội và thời gian để điều chỉnh lại hoạt động của mình, tìm kiếm nguồn trả nợ. Đây là hành động không những cứu được DN mà còn cứu được khoản tín dụng đã cấp cho chính DN này. Còn nếu DN không còn khả năng khôi phục lại hoạt động của mình, thì ngân hàng nên chuẩn bị các thủ tục cần thiết để phát mại tài sản bảo đảm hoặc thanh lý các khoản nợ này để thu hồi vốn về cho ngân hàng.

Ngân hàng cũng nên lập danh sách theo dõi các khoản nợ xấu và định kỳ đánh giá lại trạng thái các khoản vay. Danh sách này sẽ giúp ngân hàng giám sát các kế hoạch trả nợ và sự tiến bộ trong danh mục các khoản vay có vấn đề. Bên cạnh đó, phân định trách nhiệm liên quan đến xử lý nợ xấu cũng rất quan trọng. Ngân hàng có thể gắn các khoản vay có vấn đề trực tiếp tới cán bộ tín dụng khởi tạo khoản vay đó hoặc có thể giao những khoản vay này cho những cá nhân có khả năng xử lý thành công cao nhất hoặc cho phòng xử lý nợ chuyên biệt của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long biên khoá luận tốt nghiệp 120 (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w