Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP ngoại thương việt nam trong bối cảnh việt nam gia nhập cộng đồng kinh tế asean khoá luận tốt nghiệp 173 (Trang 77 - 82)

NHNN với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Chính phủ, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ. Để có thể tạo

điều kiện cho các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng trong hoạt động kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nhu hiện nay, NHNN cần có những biện pháp và chính sách nhu sau:

Một là xây dựng hệ thống tài chính lành mạnh, công bằng, minh bạch thông tin. Tiếp tục CSTT linh hoạt, mềm dẻo, phối kết hợp CSTT kéo nền kinh tế khỏi đáy khủng hoảng qua đó tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh cũng nhu năng lực cạnh tranh của các NHTM.

Hai là NHNN cần thành lập tổ chức hỗ trợ tu vẫn cho các NHTM về nhà cung cấp và cách thức chuyển giao công nghệ ngân hàng, tránh nhập khẩu bải thải công nghệ kém chất luợng.

Ba là đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị truờng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thuơng mại. NHNN và Bộ tài chính cần sớm xây dựng các cơ chế và chính sach về minh bạch hóa và công khai các thông tin của các tổ chức tín dụng

theo huớng tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia vào thị truờng chứng khoán, mặt khác các ngân hàng đuợc niêm yết hoạt động minh bạch và có hiệu quả hơn.

Năm là NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD theo huớng giảm bớt sự chồng chéo giữa các văn bản luật, và giảm tối thiểu sự khác biệt với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của NHTM.

Sáu là NHNN tăng cuờng vai trò thanh tra giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở quản trị rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD nhằm đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng không lành mạnh giữa các ngân hàng.

Bảy là NHNN với cần thúc đẩy hơn nữa và thể chế hóa việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng (CAMELS, Basel) vào trong thực tiễn quản trị và hoạt động của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam. NHNN cần hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại nhu hoán đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những phân tích về năng lực của VCB, tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, đồng thời với việc đua ra những nguyên nhân của những điểm yếu đó kết hợp với định huớng phát triển của VCB trong những năm tới. Trong bối cảnh AEC đi vào hoạt động, bài viết đã chỉ ra nhóm giải pháp cơ bản đối với VCB nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng khi mà môi truờng cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự gia nhập của các ngân hàng nuớc ngoài. Cùng với đó là nêu ra những kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN Việt Nam nhằm giúp cho các NHTM Việt Nam nói chung và VCB nói riêng có những thuận lợi trong việc cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Toàn cầu hóa - hội nhập đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của các tổ chức kinh tế trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Đổi mới để hòa nhập và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế vẫn là vấn đề của các nuớc đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, một nuớc đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức đi vào hoạt động sẽ mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Nhung bên cạnh đó, thách thức đặt ra cũng rất lớn. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng nhu ngành ngân hàng, đặc biệt là VCB nói riêng cần phải nỗ lực đổi mới, hoàn thiện để cạnh tranh và đứng vững trong xu thế phát triển chung của thế giới. Đối mặt với những thách thức, tận dụng các cơ hội đó là yêu cầu đối với VCB nói riêng và ngân hàng Việt Nam nói chung. Đặc biệt là khi các Ngân hàng nuớc ngoài tham gia vào thị truờng trong nuớc, khi đó VCB cũng nhu các NHTM Việt Nam sẽ phải gặp những đối thủ mạnh về thuơng hiệu, công nghệ, vốn, nhân lực, kinh nghiệm,... ngay trên “sân nhà” Việt Nam.

Vietinbank, VP bank, BIDV, DBS, OCBC, Maybank, Bangkokbank. 2. Báo cáo ngân hàng do VCB phát hành năm 2015.

3. Các Mác. (2008). Mác - Ăng Ghen toàn tập. Hà Nội: NXB Sự Thật.

4. Đặng Hữu mẫn. (2010). Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Hà Nội: Tạp chí công nghệ.

5. Hồ Diệu. (2002). Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê.

6. Luật các tổ chức tín dụng. (2010). Hà Nội: Ngân hàng nhà nước.

7. Micheal Porter. (1996). Chiến lược cạnh tranh. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật. 8. TS. Nguyễn Trọng Tài. (2008). Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhìn từ

góc độ lý luận và thực tiễn tại Việt Nam. Hà Nội: Tạp chí Ngân hàng, số 4/2008.

9. TS. Nguyễn Vĩnh Thanh. (2005). Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội.

10. TS. Phí Trọng Hiển. (2007). Hệ thống NHTM Việt Nam - Hội nhập và phát triển

bền vững. Hà Nội: Tạp chí Ngân hàng.

Các trang web tham khảo 1. http://www.trungtamwto.vn 2. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang 3. http://nhipcaudautu.vn/tai-chinh/tien-te-ngan-hang 4. http://bizlive.vn 5. http://luanvan.co 6. http://www.vietcombank.com.vn 7. http://enternews. vn 8. http://kinhdoanh.vnexpress.net 9. http://www.dbs.com 10. http://www.maybank. com 11. http://www. sbv. gov.vn 12. http://www.bangkokbank.com 13. http://www.ocbc.com

15. http://bidv.com.vn

16. http://www.vpbank.com.vn 17. https://vi.wikipedia.org

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP ngoại thương việt nam trong bối cảnh việt nam gia nhập cộng đồng kinh tế asean khoá luận tốt nghiệp 173 (Trang 77 - 82)