2.2.1. Kết quả đạt được
Trong khi bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có tốc đột tăng trưởng chậm thì ngược lại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trải qua một năm kinh doanh thành công và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành. VPBank đã đạt được kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong thời gian qua với nhiều chỉ số đạt mức tốt nhất từ trước đến nay, phản ánh rõ hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ cũng như tốc độ phát triển bền vững.
- Về nguồn vốn: Nguồn vốn VPBank tăng trưởng mạnh thể hiện ở cả nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu. Vốn tự có của VPBank tăng trưởng mạnh và ở mức khá an toàn, tăng mức tự chủ về tài chính, có thể hạn chế được rủi ro. Tổng huy động vốn trong năm 2017 đạt 236.781 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với năm 2016, cơ cấu huy động tiếp tục ghi nhận sự chuyển dịch lớn theo hướng đa dạng và bền vững hơn, huy động từ tiền gửi truyền thống dịch chuyển sang huy động thông qua phát hành GTCG, giúp quy mô GTCG đạt 66.105 tỷ đồng, tăng 36% so với 2016, giúp tăng tỷ trọng đóng góp lến 28% cuối năm 2017 (tỷ trọng 2016 là 24%), từ đó nguồn huy động dài hạn được củng cố, hỗ trợ tăng trưởng tài sản dài hạn cũng như các tỷ lệ an toàn trong cơ cấu cho vay - huy động.Tháng 8/2017, sau khi niêm yết chứng khoán HOSE và phát hành gần 165 triệu cổ phiếu phổ thông làm tăng vốn tự có thêm 6.400 tỷ đồng; đến cuối 2017 tổng vốn chủ sở hữu là 29.696 tỷ đồng tăng 73% so với 2016. Chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm từ 13,32 năm 2016 xuống 9,35 năm 2017, thấp hơn nhiều so với trung bình ngành và tiệm cận các thông lệ tốt của các ngân hàng trong khu vực.
- về tài sản: Kết thúc năm 2017, tổng tài sản của VPBank đạt 277.752 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cuối năm 2016. Tài sản tiếp tục tăng trưởng với cấu trúc bền vững, hiệu quả với sự đóng góp đáng kể của các hoạt động cốt lõi, cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh nhất với mức 26,3% đóng góp 66% tổng tài sản. Dư nợ cấp tín dụng (gồm Cho vay khách hàng và Trái phiếu doanh nghiệp) năm 2017 tăng ròng gần 38.000 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng gần 24% so với cuối năm 2016, cao hơn đáng kể so với trung bình ngành. Dư nợ tín dụng đối với Khối KHCN tăng 25%; Khối SME tăng 20%; Khối Tín dụng Tiểu thương tăng 77% so với năm 2016; đặc biệt mảng tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng 40% so với năm 2016.
- Về năng lực quản lý: Cơ cấu tổ chức quản trị như hiện nay của ngân hàng đã phù hợp với thông lệ quốc tế theo hướng phân định rõ chức năng, quyền hạn của từng cấp, từng bộ phận trong bộ máy quản trị. Các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng luôn giữ được văn hóa kiểm soát, luôn xây dựng và phát triển phong cách lãnh đạo phù hợp với tổ chức và đưa ra những quyết định rõ ràng, hợp lý, linh hoạt.
- Về lợi nhuận: Năm 2017, bên cạnh tăng trưởng về quy mô, VPBank tập trung vào nâng cao chất lượng tăng trưởng. Nhờ đó, tổng thu nhập hoạt động của VPBank đạt 25.026 tỷ đồng, tăng 48% so với 2016, ghi nhận là mức thu nhập cao nhất từ trước đến nay của ngân hàng. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 20.614 tỷ đồng tăng 5.447 tỷ đồng (+36%) so với năm 2016; mảng tín dụng Tiêu dùng với thương hiệu FE Credit tăng trưởng ấn tượng cả về quy mô và hiệu quả hoạt động đã tạo ra 12.957 tỷ đồng TOI năm 2017, tăng 52% so với năm trước. Tổng chi phí hoạt động tăng 34% so với năm 2016 và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng của thu nhập (48%) nên tỷ lệ chi phí hoạt động trong thu nhập hoạt động thuần năm 2017 giảm xuống 35,5%. Nhờ vậy, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank đạt 8.130 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng ấn tượng với 65%, cao nhất từ trước đến nay, vượt kế hoạch được phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông 20% và đưa tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của giai đoạn 2012-2017 lên mức 54%. Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) tăng ấn tượng lên 2,54% tăng 0,68% so với mức 1,86% của
năm 2016; hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 27,5%; lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ bình quân đạt 52%; đứng top đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần về các chỉ số sinh lời.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Tuy trong năm vừa qua, VPBank đã đạt được những kết quả kinh doanh khá ấn tượng nhưng trong điều hành hoạt động của mình, VPBank vẫn còn tồn tại một số hạn chế có thể gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình.
• Về nguồn vốn:
Huy động vốn: giai đoạn 2015-2016 huy động vốn bằng tiền gửi của khách hàng có xu hướng giảm mạnh gần 5%. Nhu cầu về vốn của NHTM là rất lớn và việc tạo lập vốn cho ngân hàng là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. VPBank đã có nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng cũng như phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, tuy nhiên hoạt động huy động vốn của NH không mang lại hiệu quả như kỳ vọng của ngân hàng.
• Về tài sản:
- Chất lượng tín dụng: Các tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên với tỷ lệ cao, cho thấy VPBank có khả năng gặp khó khăn trong việc quản lý các khoản cho vay/ cấp tín dụng. Năm 2017, nợ quá hạn tăng lên 12.302 tỷ đồng, tương đương với 8,41% tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu cũng tăng lên từ 2,69% năm 2015 lên 2,91% năm 2017, là một trong các NH có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong ngành. Việc NH có tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ở mức cao và có dấu hiệu tăng lên sẽ làm cho NH có khả năng mất vốn cũng như làm cho uy tín, tiềm lực tài chính của NH suy giảm dẫn đến giảm khả năng huy động vốn cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro thanh khoản của NH. Vì vậy, tình trạng nợ xấu của NH là một trong những tồn tại hàng đầu mà NH cần phải ưu tiên xử lý để giúp hiệu quả hoạt động của NH tăng cao.
- Hoạt động mua bán chứng khoán:Trong khi chứng khoán đầu tư đạt được những kết quả kinh doanh nhất định góp gần 339 tỷ đồng vào thu nhập hoạt động
thuần năm 2017 thì chứng khoán kinh doanh lại có mức thu nhập âm, lỗ hơn 159 tỷ đồng. Chứng khoán kinh doanh của NH cần duy trì danh mục có cơ cấu đa dạng và khả năng sinh lời cao. Với mức sinh lời như hiện nay, có thể thấy cơ cấu chứng khoán kinh doanh của ngân hàng đang không mang lại hiệu quả sinh lời cũng như không phát huy được tác dụng quản lý rủi ro. Nhà quản lý cần chú trọng đầu tư cho khoản mục chứng khoán kinh doanh hơn để vừa mang lại lợi ích lại đáp ứng được khả năng thanh khoản tốt cho NH.
- Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Trong khi các NH khác mang lại thu nhập cao từ hoạt động kinh doanh ngoại hối thì VPBank liên tục lỗ trong giai đoạn 2015- 2017. Năm 2016 ghi nhận mức lỗ cao 319 tỷ đồng mức thiệt hại nhiều nhất trong kinh doanh ngoại hối, năm 2017 tuy có cải thiện nhưng vẫn lỗ 160 tỷ đồng. Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ giảm mạnh từ 5.914 tỷ đồng năm 2015 xuống 861 tỷ đồng năm 2017. Kinh doanh ngoại hối và vàng là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại cho VPBank.
- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là hơn 8 nghìn tỷ đồng, tương đương 49,6% thu nhập trước dự phòng năm 2017. Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác, tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu/ tổng nợ xấu của VPBank còn thấp, chỉ đạt 48% (trung bình các ngân hàng niêm yết là 79,9%), trong khi đó, phân khúc tín dụng tiêu dùng có mức độ rủi ro cao và hầu hết không có tài sản đảm bảo. Cho thấy hoạt động kinh doanh của NH vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
• Về khả năng sinh lời:
Công tác quản lý chi phí: Tổng chi phí hoạt động của VPBank có xu hướng tăng mạnh từ 5.692 tỷ đồng năm 2015 lên 8.895 năm 2017 tăng gần 1,6 lần tương đương 3.203 tỷ đồng. Trong đó, chi phí nhân viên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 56% tổng chi phí hoạt động do đặc thù của hoạt động tín dụng tiêu dùng. Chi phí dự phòng tăng do chất lượng tài sản kém và nợ xấu ở mức cao. Chi phí tăng cao có thể thấy công tác quản lý chi phí ở một số khoản mục của ngân hàng chưa tốt.
• Rủi ro thanh khoản:
Như ta thấy, VPBank huy động được lượng vốn lớn; tuy nhiên, NH cũng đẩy mạnh cả hoạt động tín dụng. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tín dụng đang vượt quá nhanh so với tốc độ huy động vốn, gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và sự an toàn của NH, khi mà hiện nay VPBank đang sử dụng tỷ lệ khá lớn nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.
Dư nợ trung hạn chiếm gần 50%; dư nợ dài hạn ở mức 24,27% vào năm 2017. Lý do chính là lợi nhuận từ cho vay dài hạn rất lớn, tuy nhiên những khoản vay này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chưa kể nếu không có công tác quản trị chi phí hoạt động, chi phí quản lý hợp lý, NH sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Do vậy, VPBank cần cơ cấu lại tài sản cũng như khoản nợ phải trả để gia tăng khả năng thanh khoản cho NH.
• Rủi ro ngoại hối
VPBank giữ trạng thái ngoại hối đoản là -630.535 triệu đồng. Ở trạng thái đoản, khi tỷ giá tăng ngân hàng sẽ bị rủi ro. Từ năm 2015-2017, lợi nhuận của kinh doanh ngoại hối luôn âm. Năm 2017, hoạt động kinh doanh ngoại hối làm lợi nhuận của ngân hàng giảm 159 tỷ đồng. Có thể thấy chính sách kinh doanh ngoại hối của VPBank còn chưa hợp lý, NH đã không chú trọng vào hoạt dộng kinh doanh ngoại hối làm cho lợi nhuận của NH giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NH.
b. Nguyên nhân
❖ Nguyên nhân khách quan
Giai đoạn 2015-2017, ngành NH nói chung đã chứng kiến những sự thay đổi về mặt pháp lý khi một số lượng lớn các quy định thông tư của NHNN đã ra đời, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống NH. Đầu tiên, đó là sự ra đời của thông tư 06/2016/TT-NHNN được ban hành vào cuối tháng 5 với các điều khoản thắt chặt các tỷ lệ cho vay và nâng hệ số rủi ro đối với khoản vay kinh doanh bất động sản.Đồng thời, cuối tháng 9, NHNN ban hành công văn số 7076/NHNN-TD yêu cầu tăng cường kiểm soát tín dụng kinh doanh bất động sản ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng tín dụng và hoạt động huy động vốn của NH.
Các kênh đầu tư trong nền kinh tế chưa thực sự hấp dẫn, tính minh bạch trong thông tin doanh nghiệp cũng chưa cao, do đó chưa thực sự thu hút dòng tiền từ phía đầu tư. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chưa có sự đa dạng trong các sản phẩm đầu tư, trong khi thị trường vàng và ngoại tệ lại tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.
Về tỷ giá, NHNN thực hiện điều hành theo tỷ giá cơ chế trung tâm, linh hoạt, bám sát các diễn biến của thị trường ngoại tệ của thị trường trong nước cũng như diễn biến của thị trường quốc tế. Ngân hàng Nhà nước bổ sung thêm nghiệp vụ bán phái sinh ngoại tệ cho NHTM. Định hướng của NHNN là chuyển dần huy động - cho vay ngoại tệ sang mua - bán ngoại tệ. Chính vì thế, đối tượng được vay ngoại tệ có xu hướng thu hẹp dần, làm giảm thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Chi phí DPRR tín dụng tăng do thay đổi quy định phân loại nợ theo thông tư 09/2014. Các ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo cơ chế chặt chẽ hơn, đồng thời phải trích lập dự phòng chi cả trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu của VAMC. Việc này làm cho chi phí DPRR tín dụng tăng lên đáng kể.
❖ Nguyên nhân chủ quan • Về nguồn vốn:
- Huy động vốn: NH chưa có chiến lược kinh doanh riêng biệt, phù hợp trong phát triển nguồn vốn huy động. Chưa tập trung chú trọng, tạo ra những điểm mới, điểm nổi bật so với các NH khác để phát triển quy mô và chất lượng nguồn vốn.
- Về vốn chủ sở hữu: Phương thức tăng vốn điều lệ của NH chủ yếu do phát hành thêm cổ phiếu, phát hành cho cổ đông hiện hữu. NH chưa dùng đến các phương thức khác như tăng vốn bằng cách bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài hay tăng cường phát hành giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi trên thị trường.
• Về tài sản:
Chất lượng tín dụng: VPBank đã tham gia vào một số phân khúc cho vay có độ rủi ro cao như tín dụng tiêu dùng, cho vay tín chấp hay cho vay một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc tham gia vào các phân khúc này có thể làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, tuy nhiên đây chính là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ nợ xấu của
NH tăng nhanh. Trong tình hình nợ xấu tăng cao, kéo theo chi phí DPRR tín cụng của NH cũng tăng lên đáng kể đã làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
• Khả năng sinh lời
Chi phí DPRR của NH tăng lên rất nhanh là do tỷ lệ nợ xấu của NH tăng cao. Nợ xấu của NH tăng cao là nguyên nhân làm chi phí tăng, cùng với đó là công tác quản lý chi phí ở một số khoản mục của NH cần được quản lý và giám sát nhằm giảm thiểu chi phí tối đa cho ngân hàng.
• Ve rủi ro thanh khoản
VPBank đã tập trung tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn, việc tăng quá nhiều này chính là nguyên nhân khiến rủi ro thanh khoản của NH xảy ra. Bởi những khoản vay trung và dài hạn thường có thời gian dài, sẽ xuất phát rủi ro chênh lệch giữa kỳ hạn tiền gửi và cho vay.
• Mức độ nhạy cảm với thị trường
VPBank còn chưa chú trọng vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường đặc biệt là thị trường vàng và ngoại hối, dẫn đến kết quả liên tục thua lỗ. Đặc biệt chưa xây dựng được cơ cấu ngoại hối hợp lý cùng với chính sách kinh doanh ngoại hối chưa phù hợp với những biến động của thị trường.
Ket luận chương 2
Chương 2 của khóa luận giới thiệu khái quát những thông tin cơ bản về NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng như quá trình hình thành và phát triển. Ngoài ra, chương 2 đã đánh giá được toàn diện các mặt hoạt động của VPBank giai đoạn 2015-2017 bao gồm tình hình tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của NH thông qua các phân tích các chỉ số, để từ đó, đưa ra cái nhìn bao quát về thực trạng hiệu quả hoạt động của VPBank. Đồng thời, thấy được những tồn tại mà NH đang gặp phải để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của VPBank trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong thời gian tới
VPBank bước sang giai đoạn chiến lược tiếp theo 2018-2022. Trong 5 năm tới với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ 4.0, những xu hướng chủ đạo sẽ định hình thị trường Việt Nam như: dân số ngày càng giàu có, kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao, môi trường pháp lý thuận lợi, bước tiến về dữ liệu và công nghệ và sự nổi lên của các Fintech và hệ sinh thái. Trong bối cảnh đó, với khát vọng trở thành 1 trong 3 NH “có giá trị nhất” tại Việt Nam vào năm 2022 và trở thành NH bán lẻ thân thiện nhất thông qua công nghệ thông tin, VPBank đã xác định:
Thực hiện thay đổi vượt bậc trong năng suất bán và mạng lưới để thúc đẩy giá trị từ các mảng kinh doanh hiện tại bao gồm khách hàng các nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương và doanh nghiệp lớn.
Thực hiện tái thiết kế và số hóa từ đầu đến cuối những hành trình dịch vụ ngân