3.2.2.1. Nâng cao chất lượng và tăng trưởng tín dụng
a. Giải pháp xử lý và hạn chế nợ xấu
• Xử lý nợ xấu
- Ngân hàng cần xử lý nợ xấu, tìm các biện pháp để thanh lý tài sản đảm bảo cho khoản nợ xấu để thu hồi nợ, cùng với đó tăng cường trích lập dự phòng các khoản nợ xấu. Việc tăng trích lập dự phòng sẽ giúp NH nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Tập trung công tác xử lý nợ: Xây dựng phương án xử lý nợ trên cơ sở phân loại nợ theo từng nhóm đặc thù, có các biện pháp cụ thể để nhanh chóng thu hồi nợ xấu. Giao chỉ tiêu kế hoạch xử lý nợ cho từng khu vực, chi nhánh. Mức độ hoàn thành chỉ tiêu xử lý nợ được xem như 1 tiêu chí trong đánh giá năng lực điều hành của cán bộ lãnh đạo tại đơn vị kinh doanh.
- Để công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NH xử lý nợ xấu hiệu quả, cần
xây dựng cơ chế mua bán nợ rõ ràng, minh bạch, có sự tham gia giám sát chặt chẽ của NHNN, để tránh tình trạng nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của NH có thể giảm nhưng chất lượng nợ không thay đổi.
• Hạn chế nợ xấu
Rà soát và giám sát phân loại nợ theo thông lệ quốc tế:
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên số liệu thống kê lịch sử của chính NH cho đối tượng khách hàng để tính toán các thước đo rủi ro đồng thời áp dụng điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến chuyên gia. Có như vậy, việc sắp xếp rủi ro tín dụng mới hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng và là căn cứ định giá theo rủi ro NH.
- Chất lượng của xếp hạng tín dụng phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính NH. Vì thế, hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tuân thủ các nguyên tắc về quản trị doanh nghiệp, đảm bảo phân tách rõ ràng trách nhiệm
giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro; tránh xung đột lợi ích là vấn đề cốt lõi để giảm thiểu nợ xấu nảy sinh trong hoạt động tín dụng.
b. Giải pháp tăng trưởng công tác cho vay
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng thẩm định như: - VPBank cần thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay theo đúng quy định, từ đó phát hiện những rủi ro tiềm ẩn để kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý. Ngoài ra NH cần giám sát hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng để phát hiện ra những rủi ro phát sinh và có biện pháp thu hồi vốn khi cần thiết nhằm hạn chế nguy cơ mất vốn của NH.
- Tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng, cán bộ quản trị tín dụng, cán bộ hậu kiểm về tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, cần có quy trình kiểm tra chéo thường xuyên giữa các bộ phận để đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra suôn sẻ và hạn chế được rủi ro.
- Kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với sự tăng trưởng của nguồn vốn, kiểm soát tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn dựa trên chính sách điều hành của NHNN và tình hình thanh khoản của hệ thống để có chính sách tín dụng phù hợp.
- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, các khoản vay, tài sản đảm bảo và công tác đánh giá khách hàng để hạn chế phát sinh các khoản nợ xấu.
- Quyết liệt xử lý nợ đối với khách hàng thuộc nhóm ngành có rủi ro cao, không có khả năng phục hồi trên cơ sở rà soát toàn bộ danh mục nợ xấu, đánh giá lại TSĐB của khoản vay, khả năng thu hồi.
- Tăng cường giám sát chất lượng tín dụng trong hệ thống trên cơ sở thường xuyên rà soát, đánh giá mức độ khó khăn trong hoạt động của từng khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ, xử lý.
3.2.2.2. Giải pháp về phát triển dịch vụ
• Phát triển dịch vụ thẻ
Mở rộng thêm mạng lưới chấp nhận thẻ đảm bảo có thể thanh toán ở tất cả các trung tâm thương mại, nhà hàng, siêu thị,... bằng cách kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ NH với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng trong xã hội.
- Ôn định hệ thống công nghệ thanh toán
- Phát triển thêm xác tiện ích của thẻ và các loại thẻ mới - Liên kết mạng lưới chấp nhận thẻ với các NH khác
• Phát triển dịch vụ thanh toán
- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và triển khai các dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ: Hoàn thiện định hướng phát triển và chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán và tiện ích của từng sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu thị trường. Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử, đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Đẩy mạnh ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh, tăng cường các biện pháp tăng nguồn ngoại tệ, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
• Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
- Đa dạng kênh phân phối và thực hiện phân phối hiệu quả để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho mọi khách hàng mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều cách.
- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, thường xuyên đổi mới công nghệ, tăng sản phẩm dịch vụ, giá trị gia tăng của dịch vụ.
- Tăng cường công tác Marketing để mọi người biết nhiều hơn về VPBank và tin tưởng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của VPBank.
• Dịch vụ bảo hiểm
Cần tiếp tục mở rộng mạng lưới dịch vụ bảo hiểm, tăng cường nhân sự trong công tác giải quyết khiếu nại bồi thường cả về số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng để có được sự tín nhiệm của KH; đẩy mạnh bán chéo sản phẩm bảo hiểm tới KH như bảo hiểm ô tô, xe máy, nhà tư nhân và tai nạn con người. nhằm tận dụng được nguồn khách
hàng tiềm năng dồi dào, tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, gia tăng sức hút của dịch vụ bảo hiểm.
3.2.2.3. Tăng cường quản lý danh mục chứng khoán đầu tư
- Xây dựng danh mục đầu tư theo hướng tối đa hóa khả năng sinh lời của danh
mục tài sản với mức rủi ro có thể chấp nhận được, hỗ trợ nhu cầu thanh khoản bằng những tài sản có tính lỏng cao, là công cụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - có của NH. Xây dựng danh mục đầu tư có cơ cấu đa dạng, khả năng sinh lời cao, đảm bảo tính linh hoạt và gắn liền với yêu cầu quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - có của NH.
- Cần lựa chọn những đối tác, công ty lớn có uy tín, hoạt động hiệu quả để tham gia liên doanh, liên kết, góp vốn, mua cổ phần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Tăng cường đầu tư vào các giấy tờ có tính an toàn cao như: Tín phiếu kho bạc, TPCP... nhằm đảm bảo thu nhập, mặt khác làm gia tăng nguồn dự trữ thanh khoản cho NH.
3.2.2.4. Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, trao đổi về hoạt động nghiệp vụ. Song song với đó là tổ chức các lớp bồi dưỡng về tư tưởng chính trị - văn hóa nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng đạo đức của nhân viên trong thời đại hiện nay.
- Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân tài để tuyển những ứng viên tốt nhất cho ngân hàng.
- Tạo môi trường làm việc văn minh và chế độ đãi ngộ hợp lý: tạo cho nhân viên một môi trường làm việc tốt, là nơi coi trọng giá trị con người với một chế độ đãi ngộ thích đáng sẽ khiến cho người lao động cống hiến hết mình và có trách nhệm làm việc cao nhất.