Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NH TMCP việt nam thịnh vượng thông qua phân tích báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 142 (Trang 86)

TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

3.2.1. về phía Chính ph ủ

a. Nâng cao mục tiêu thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ cần tăng cường công tác theo dõi diễn biến trong và ngoài nước để có biện pháp điều hành phù hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để đảm bảo điều tiết nền kinh tếphát triển ổn định, tránh những hoạt động xấu gâ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.

b. Cải cách thủ tục hành chính

Chính phủ nên đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, từ đó sẽ giảm chi phí hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước.

c. Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng

Việc xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông nhằm góp phần giúp các NHTM phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, ví dụ như dịch vụ NH điện tử, NH tự động...

d. Hoàn thiện thể chế và khuôn khổ pháp lý

Việc hoàn thiện thể chế và khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động tiền tệ NH theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ tạo điều kiện cho hoạt động NH trở nên minh bạch, hiệu quả, tạo niềm tin cho người gửi tiền cũng như cho nhà đầu tư và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.

e. Đẩy mạnh kiểm soát tình hình các doanh nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp có quy mô lớn, đang hoạt động hiệu quả mà không thuộc các lĩnh vực quan trọng. Các quy định nghiêm ngặt trong thành lập và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp.

3.2.2. về phía Ngân hàng nhà nước

a. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về thanh tra, giám sát

NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp lý về thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, NH; quy định rõ về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động NH; quy định về quản lý rủi ro của các TCTD. Ngoài ra, cần bổ sung các quy định liên quan đến huy động và cho vay, đặc biệt là huy động, cho vay trung, dài hạn theo lãi suất thị trường; cần có các giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng khách hàng rút tiền gửi trước kỳ hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao hơn, gây ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh khoản của NH.

b. Xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát

NHNN cần chú trọng trong công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ thanh tra có nghiệp vụ ngân hàng, kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật về thông tin chính sách, pháp luật, thị trường để có thể đưa ra những nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả.

c. Chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo

NHNN cần chỉ đạo hệ thống các TCTD đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng công tác, thanh tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến nợ xấu gia tăng.

d. Triệt để hơn khi thực hiện các đề án tái cấu trúc NH

Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, quyết định bởi những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM trong thời gian qua là rủi ro mang tính hệ thống, là hệ quả của những vấn đề tầm nhìn chiến lược, tới năng lực quản trị điều hành.

NHNN cần xây dựng lộ trình cụ thể cho việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại NHTM yếu kém, trước mắt là tinh giản số lượng, gia tăng chất lượng hoạt động của các NH.

e. Ban hành bộ chuẩn mực kế toán phù hợp

Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn nhiều khác biệt với chuẩn mực kế toán thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đến độ tin cậy của các báo cáo và xếp hạng tín nhiệm của các NHTM. Do đó, muốn minh bạch hóa thông tin, trước hết, NHNN và Bộ tài chính cần nghiên cứu ban hành bộ chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới sát với điều kiện thế giới, đồng thời, phù hợp với bối cảnh của Việt nam.

f. Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

Hoàn thiện các quy định để đảm bảo các thông tin được thu thập, xử lý, cung cấp là đáng tin cậy. Nhằm hỗ trợ các NHTM trong tra cứu thông tin tín dụng giảm thiểu rủi ro.

Kết luận chương 3

Dựa trên những phân tích, đánh giá các kết quả đạt được và một số hạn chế trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng ở chương 2, chương 3 Khóa luận đã đưa ra các giải pháp cùng một số khuyến nghị đối với NHNN và các cơ quan chức năng như Chính phủ, Bộ tài chính nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho VPBank.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, ngành NH đang phải chịu những sức ép và sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt bởi các NH trong và ngoài nước, đặc biệt, các NH nước ngoài thường có trình độ quản lý, công nghệ, quy mô vốn tốt hơn các NH Việt Nam. Bởi vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ngày càng trở nên thiết yếu. Các NH luôn đặt ra câu hỏi làm sao để mở rộng hoạt động, tăng lợi nhuận mà vẫn đảm bảo được an toàn trong hoạt động. Song, giải quyết được vấn đề này không dễ dàng, đòi hỏi sự quan tâm kịp thời, thường xuyên của các cơ quan chức năng và sự nỗ lực không ngừng của chính bản thân NH. Xét thấy xu hướng tất yếu đó, em đã lựa chọn đề tài này. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, khóa luận đã làm sáng tỏ được các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, Khóa luận đã hệ thống được các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động của các NHTM, phân tích BCTC và đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM thông qua BCTC.

Thứ hai, trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận ở Chương 1, Khóa luận tiến hành đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của VPBank thông qua phân tích BCTC, chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của NH và nguyên nhân của nó.

Thứ ba, qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu và được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên, Khóa luận đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VPBank nói riêng và hệ thống NH nói chung.

Hy vọng, việc áp dụng các giải pháp trong khóa luận sẽ phần nào giúp cho NH VPBank phát triển bền vững, ngày càng khẳng định vị thế, nâng cao uy tín trên thị trường Việt Nam và quốc tế.

Cuối cùng, việc nghiên cứu một đề tài rộng lớn như vậy trong một khoảng thời gian hạn hẹp khiến Khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp, quý báu của Quý thầy cô và những người quan tâm đến đề tài này.

76 Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê 2. PGS.TS Tô Kim Ngọc, Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Dân trí

3. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính

4. PGS.TS.Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị NH thương mại

5. Học viện NH, Tài liệu học tập Lập và Phân tích BCTC NHTM, 2014

6. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng năm 2015, 2016, 2017.

7. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam năm 2015, 2016, 2017. 8. Văn bản quy định hiện hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về hoạt

động của các TCTD Việt Nam. 9. Các website - http://www.sbv.gov.vn/ - http://www.vpbank.com.vn/ - http://cafef.vn/ - https://kisvn.vn/ - https://vietnambiz. vn/ 77

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của NH TMCP việt nam thịnh vượng thông qua phân tích báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 142 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w