Công ty nên lập sổ danh điểm nguyên vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu
- Việc lập sổ danh điểm nguyên vật liệu
Muốn quản lý vật liệu,cụng cụ dụng cụ chính xác và thuận lợi thì vật liệu phải được phân loại một cách khoa học và hợp lý. Công ty cần hoàn thiện việc phân loại vật liệu và dựa vào vai trò của vật liệu trong quá trình xây dựng. Tất cả vật liệu đều chia thành vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. Trong mỗi loại vật liệu, căn cứ vào tính chất lý hóa của từng thứ vật liệu để xếp thành các nhóm cho phù hợp, đồng thời để phục vụ công tác quản lý tốt hơn, chính xác, thuận lợi hơn và giảm thời gian khi có công tác kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho vi tính hóa công tác kế toán, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng kịp thời phục vụ nhu cầu quản lý và
phục vụ cho công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty theo mẫu sau:
Biểu 3.1 Sổ danh điểm nguyên vật liệu
Đơn vị :……….. Địa chỉ :……….
Ký hiệu
Tên vật tư Đơn vị
tính Đơn giá Ghi chú
Nhóm Danh điểm vật liệu 152.1 NVL chính 152.1.01 Bột giấy Kg … ... 152.2 Vật liệu phụ 152.2.01 Hóa chất Kg 152.2.02 … … 152.3 Nhiên liệu 152.3.01 Dầu Diezen Kg 152.3.02 Xăng Mogas 92 Kg … … Người lập Kế toán
- Việc lập bảng phân bổ nguyên vật liệu
Công ty nên lập bảng phân bổ nguyên vật liệu xuất kho trong tháng, phân bổ giá trị vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng (Ghi có TK152, nợ các tài khoản liên quan) được thể hiện qua biểu 3.2 dưới đây
Đơn vị :………. Địa chỉ :……….
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CCDC
STT Ghi có cácTK Ghi nợ TK TK 152, 153 152.1 152.2 1 TK 154 Người lập Kế toán
* Về việc phân tích tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu:
Cuối mỗi tháng Công ty nên lập bảng báo cáo tình hình sử dụng NVL trong sản xuất.
Biểu 3.3 Tình hình sử dụng khối lượng NVL vào sản xuất
BẢNG SỬ DỤNG KHỐI LƯỢNG NVL Tháng …. năm ……. Loại NVL ĐVT Số lượng sử dụng kế hoạch Số lượng sử dụng thực tế So sánh Số lượng % … … … … … … Người lập Kế toán
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Công ty nên có biện pháp đầu tư đúng hướng, đúng mức vào mua sắm máy thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Máy thiết bị hiện đại sẽ giảm được chi phí nhân công, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, Công ty cũng phải chú ý trong việc kết hợp sử dụng máy của Công ty với máy thuê ngoài (trường hợp máy thuê ngoài rẻ hơn, tiện cho thi công hơn), kết hợp việc sử dụng máy với sử dụng lao động thủ công.
Giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản vật tư bằng việc khuyến khích đội sản xuất tìm hiểu về thị trường nguyên vật liệu tại địa phương thi công, hạn chế việc nhập vật tư vào kho Công ty sau đó mới chuyển đến các công trình thi công, có kế hoạch đào tạo thường xuyên cho đội ngũ thủ kho, công nhân bảo vệ để họ nâng cao khả năng, trách nhiệm trong công việc. Sử dụng vật tư tiết kiệm, thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật không để tình trạng khối lượng công việc hoàn thành không được chấp nhận về kỹ thuật phải phá đi làm lại, đồng thời có chế độ khen thưởng thỏa đáng với cán bộ công nhân viên, tổ sản xuất sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất nguyên vật liệu thay thế rẻ hơn và có hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Một số giải pháp khác
Để đảm bảo và phát huy kết quả trong kinh doanh, Công ty TNHH đầu tư Tiến Dũng đã có nhiều cố gắng để đạt được hiệu quả sử dụng tối đa vật liệu: Từ việc xây dựng định mức sản xuất, tiến hành thu mua nhập kho đến dự trữ và sử dụng. Xong nâng cao hơn nữa hiệu sử dụng vật liệu cần có nhiều giải pháp kết hợp nhằm giảm chi phí và tăng số vòng quay của vật liệu. Cụ thể :
3.2.1.Trong khâu thu mua
Một điều kiện quan trọng để nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, công trình tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là việc cung ứng vật liệu đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về quy cách phẩm chất. Muốn vậy, Công ty cần tổ chức quá trình thu mua hợp lý hơn nhằm tìm được nhà cung cấp mới tốt
xuyên.
Đồng thời cán bộ thu mua của Công ty cần linh hoạt, năng động hơn nữa, có thêm nhiều sáng kiến trong công tác thu mua, nắm bắt được giá cả thị trường hàng ngày, hàng giờ để luôn luôn mua được vật liệu với giá rẻ hoặc dự báo để có được các biện pháp ứng phó kịp thời chánh không để xẩy ra tình trạng vật liệu khan hiếm làm gián đoạn quá trình sản xuất, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty .
Ngoài ra Công ty cần nghiên cứu lựa chọn phương thức thu mua, thanh toán, bảo quản, bốc xếp với chi phí là thấp nhất. Hiện nay, không tính đến sắt thép, những vật liệu có thể mua ở thị trường trong nước thì còn nhiều loại vật liệu đặc chủng đòi hỏi Công ty phải mua ở nước ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng giá mua vật liệu nhập kho. Vì vậy, đối với vật liệu có thể thay thế nguồn nhập nước ngoài bằng nguồn trong nước Công ty cũng nên tìm hiểu bởi điều đó sẽ làm giảm đáng kể chi phí về vật liệu, đồng thời góp phần kích cầu trong nước, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước.
3.2.2. Trong khâu dự trữ và bảo quản
Một yêu cầu quan trọng khác hiên nay là Công ty cần xác định mức dự trữ phù hợp, Công ty phải kiểm soát khối lượng lưu kho để giảm tối đa lượng cần đầu tư vào đây, kèm theo các chi phí bảo quản đồng thời cần phải quan tâm đến việc bảo đảm mức tồn kho cụ thể đối với từng chủng loại vật liệu để đáp ứng nhu cầu chung của Công ty .
Mức dự trữ tối thiểu, tối đa cần thiết và thời điểm đặt hàng, số lượng hàng cần đặt sao cho kinh tế nhất dựa vào sự kết hợp của các yếu tố.
- Thứ nhất: Cần xem xét thời gian cần thiết từ lúc đặt hàng một loại vật liệu cho đến khi nó được giao hàng và sẵn sàng phục vụ sản xuất.
- Thứ hai: Cần quan tâm đến các loại chi phí khác: chi phí lưu kho, lãi suất đầu tư, chi phi do hàng hoá bị hư hỏng...
thấp hơn khi mua với số lượng lớn.
Như vậy, để tiết kiệm được chi phí thu mua, chi phí dự trữ và có thể cung cấp kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi Công ty cần xác định được lượng đặt vật liệu tối ưu và tiến độ nhập vật liệu phù hợp. Tuy nhiên cần chú ý khi xác định lượng đặt vật liệu tối ưu cần lưu ý đến yếu tố biến động của giá cả thị trường, yếu tố rủi ro của nguồn hàng, của quá trình vận chuyển nhất là đối với vật liệu nhập có nguồn gốc từ hàng nhập khẩu.
Về công tác lưu kho, bảo quản vật liệu còn bao gồm sắp xếp các chủng loại vật liệu khác nhau để có thể tìm thấy nhanh chóng và xuất ra cung cấp cho các bộ phận sử dụng khi cần. Do đó Công ty cần sắp xếp các loại vật liệu một cách hợp lý, đảm bảo mức độ an toàn cho từng loại vật liệu. Đối với các vật liệu có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải tuân thủ theo yêu cầu và tuân thủ của nhà sản xuất hoặc tư vấn chuyên môn. Đối với những vật liệu có quy định về thời gian sử dụng phải được theo dõi để loại bỏ khi quá hạn sử dụng hoặc không đảm bảo chất lượng, một phần sẽ tránh được hư hỏng, mặt khác dễ dàng cho việc kiểm soát, kiểm kê vật liệu.
Hiện nay, Công ty đã tổ chức kiểm kê 1 năm một lần để xác định được vật liệu bị dư thừa hư hỏng kém chất lượng. Công tác đối chiếu số liệu giữa kế toán, thủ kho và đơn vị sử dụng được tiến hành thường xuyên. Đây là thành tích của Công ty, tuy nhiên đối với các trường hợp mất mát nguyên vật liệu, Công ty cũng có các biện pháp xử lý chặt chẽ, quy trách nhiêm vật chất cho cá nhân liên quan. Từ đó sẽ tăng cường công tác kiểm soát ở các kho, giảm thiếu hụt nguyên vật liệu ngoài định mức. Đối với các vật liệu ứ đọng trong Công ty cần phải tiến hành thanh lý ngay nhằm thu hồi vốn cố định và giải phóng kho tàng.
3.2.3.Trong khâu sử dụng
Chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, các chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động
vật liệu.
Trong những năm qua Công ty đã bước đầu xây dựng và thực hiên khá hiệu quả hệ thống định mức. Tuy nhiên do tính chất đặc thù chuyên nghành nên việc áp dụng định mức chung của nhà nước còn gặp nhiều khó khăn.
Xác định chính xác mức tiêu hao không chỉ làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích tình hình cung cấp, dự trữ vật liệu mà còn góp phần động viên công nhân viên trong Công ty cố gắng thực hiện được công việc cao hơn so với định mức. Chính vì vậy, Công ty phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra phân tích biến động giữa thực hiện và định mức, từ đó tìm ra nguyên nhân xử lý để không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức, tránh trường hợp biến động do vật liệu mua vào kém chất lượng. Bên cạnh đó, Công ty cần có hình thức khen thưởng, biểu dương kịp thời việc sử dụng tiết kiệm vật liệu và xử lý trường hợp tiêu hao vật liệu vượt định mức cũng như cần tăng cường kỷ luật sản xuất đối với công nhân vi phạm chế độ lao động, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát nguyên vật liệu.
Công ty cần tạo được môi trường sản xuất sáng tạo, tạo điều kiện cho các công nhân sản xuất luôn hăng say tìm kiếm những biện pháp mới, cải tiến quá trình sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Muốn vậy cần tạo ra sự khích lệ phù hợp với mỗi công nhân đồng thời tạo sự phối hợp, trao đổi qua lại giữa các công nhân trong bộ phận sản xuất phát huy được sức mạnh chung.
Bên cạnh đó Công ty cần chú trọng hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, công nhân lành nghề tạo cho họ cơ hội, điều kiện tham gia học tập, nghiên cứu, tiếp cận với tri thức khoa học, tiến bộ mới để phát huy hết khả năng, tri thức tiềm tàng của họ. Đối với các lượng lao động trẻ hàng năm Công ty tuyển dụng thêm, Công ty nên tổ chức những lớp đào tạo, bồi dưỡng thêm tại Công ty do nhưng cán bộ, công nhân thợ bậc cao có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đứng ra giảng dạy.
Muốn đào tạo cán bộ, công nhân, đổi mới thiết bị công nghệ, mỗi Công ty đều phải có một khả năng nhất định về tài chính. Đó chính là nỗi lo không
Nam khác. Là một Công ty tư nhân nên nguồn vốn cố định của Công ty hoàn toàn độc lập vì thế nó rất hạn chế so với vốn cố định thực tế mà Công ty cần để sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Công ty thường xuyên phải huy động vốn cố định từ các nguồn khác. Để giải quyết vấn đề này, một mặt Công ty nên nỗ lực sử dụng tiết kiệm vốn cố định, mặt khác Công ty còn có thể huy động vốn cố định từ các con đường khác.
Kế toán nguyên vật liệu chiếm một vị trí rất quan trọng trong công tác kế toán ở các đơn vị xây dựng. Hơn nữa, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh, thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy quản lí tốt nguyên vật liệu sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho DN.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH đầu tư Tiến Dũng em đã nhận được công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cả về lí luận và thực tiễn giúp em củng cố thêm kiến thức được trang bị tại nhà trường. Đi sâu vào tìm hiểu em thấy rằng cùng với sự đổi mới và cải tiến hệ thống công tác tổ chức kế toán nói chung của nước ta hiện nay và tổ chức kế toán nguyên vật liệu nói riêng đang từng bước được củng cố hoàn thiện, với mục đích đó em mạnh dạn tìm hiểu nghiên cứu để thấy mặt mạnh cần phát huy và những điểm còn hạn chế cần khắc phục nhằm góp phần nhỏ trong việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
Tuy nhiên do thời gian thực tập và trình độ có hạn nên em mới chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa kinh tế - kỹ thuật để báo cáo thực tập của em ngày càng hoàn thiện hơn về mặt lí luận và thiết thực với thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH đầu tư Tiến Dũng và các cô trong khoa kinh tế - kỹ thuật đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày …. tháng năm 2021
Sinh viên
1. Giáo trình kế toán tài chính trong các Công ty, GS.TS.Đặng Thị Loan, Nhà xuất bản Kinh Tế Quốc Dân.
2. Chế độ kế toán Công ty (quyển 1, 2), Nhà xuất bản Tài Chính. 3. Luật kế toán – Hệ thống chuẩn mực kế toán, NXB Tài Chính. 4. Thông tư số: 113/2016/TT-BTC.
5. Luận văn tốt nghiệp khóa trước.
6. Tài liệu, sổ sách kế toán Công ty TNHH đầu tư Tiến Dũng.