HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1 Mục tiêu

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với chuyên đề các quốc gia cổ đại trên thế giới (Trang 30 - 32)

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Điều kiện hình thành và các hoạt động kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

2. Phương thức

GV giao nhiệm vụ cho HS: Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi tự luận. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Câu 1: Tại sao cư dân trên lưu vực các sống lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?

Câu 2: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở những vùng nào

và từ bao giờ?

Câu 3: Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đã tác động đến

hoạt động kinh tế của cư dân các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rôma như thế nào?

3. Gợi ý sản phẩm

Câu 1: Tại sao ... nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?

a) Cư dân trên lưu vực các sống lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước, vì:

-Trên lưu vực các dòng sống lớn, điều kiện thiên nhiên hết sức thuận lợi cho đời sống con người. Đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn, thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực.

-Khoảng 3500 – 2000 năm TCN, cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc. Đầu tiên là cư dân cổ ở Tây Á và Ai Cập, rồi đến lượt cư dân trên các lưu vực sống còn lại. Họ biết sử dụng đồng thau cùng với những công cụ bằng đá, tre, gỗ.

-Cư dân trên lưu vực những dòng sống lớn ở châu Á và châu Phi sống chủ yếu bằng nghề nông. Họ đã biết trồng mỗí năm 2 vụ lúa.

- Công việc trị thủy và làm thủy lợi khiến mọi người gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã.

- Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu người nghèotrên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước đã ra đời. Khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN, các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời.

b) Đặc điểm kinh tế

-Nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải chăm lo đến công tác thủy lợi. Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn lũ,… nhờ thế con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm.

-Ngoài nghề nông, những cư dân phương Đông cổ đại còn làm đồ gốm, dệt vải, làm nghề luyện kim,… đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình. Họ còn tiến hành trao đổi sản phẩm do mình làm ra giữa vùng này với vùng khác.

- Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nghề nông. Một số vùng đồi ven chân núi, những đàn gia súc lớn được chăn nuối đã đem lại nguồn thực phẩm và sức kéo đáng kể.

Câu 2: Các quốc gia cổ đại phương Đông ... vùng nào và từ bao giờ?

-Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ rất sớm.

- Ở Ai Cập cổ đại, các liên minh công xã (được gọi là các “Nôm”) đã được hình thành từ giữa thiên niên kỉ IV TCN. Khoảng 3200 năm TCN, một quý tộc có thế lực tên là Mê-nét đã chinh phục được tát cả các “Nôm” ở vùng hạ lưu sông Nin, dựng nên nhà nước Ai Cập thống nhất.

- Ở lưu vực Lưỡng Hà, khoảng thiên niên kỉ IV TCN, hàng chục nước nhỏ của người Su-me đã được hình thành.

- Ở Ấn Độ, khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN, hình thành những quốc gia cổ đại đầu tiên trên lưu vực sông Ấn. Đến khoảng thiên niên kỉ II TCN, khi người A-ri-an xâm nhập vào miền Bắc Ấn Độ thì họ lại xây dựng những quốc gia đầu tiên của mình ở lưu vực sống Hằng.

- Ở lưu vực Hoàng Hà, chế độ công xã nguyên thủy Trung Quốc tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN và quốc gia đầu tiên của người Trung Quốc ra đời.

- Như thế, các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV- III TCN.

Câu 3: Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đã tác động đến

hoạt động kinh tế của cư dân các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rôma như thế nào?

3 0 download by : skknchat@gmail.com

-Hy Lạp, Rôma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự lựa chọn các ngành nghề kinh tế đặc thù và phù hợp:

+ Thuận lợi: Có biển, hải cảng, khí hậu ấm áp, nên giao thông thuận lợi, có điều kiện sớm phát triển nghề hàng hải, thương nghiệp đường biển rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải và các nước phương Đông. Sản phẩm mua về chủ yếu là lúa mì, súc vật lông thú, tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ phương Đông. Đồng thời đem bán các sản phẩm như rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm... Bên cạnh đó, nô lệ là thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất. Sự phát đạt của hoạt động này đã biến Đê lốt, Pi rê trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại... Thương mại phát đạt, thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ, các thị quốc đều có đồng tiền riêng của mình.

+ Khó khăn: Đất ít và khô cằn, chỉ thích hợp trồng cây lưu niên như nho, ô liu, cam chanh, lương thực thiếu, phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á. Đất canh tác không thuận lợi làm cho công cụ lao động bằng đồng không có tác dụng cao, thúc đẩy cư dân Địa Trung Hải sớm biết chế tạo công cụ bằng sắt vào khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, cho phép khai hoang trên diện tích rộng hơn đồng thời thúc đẩy thủ công nhiệp rất phát đạt, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, qui mô lớn.

Như vậy, do sự tác động của các yếu tố có những thích ứng để phát triển những ngành làm thủ công và trồng trọt.

tự nhiên, cư dân Địa Trung Hải đã kinh tế phù hợp: Buôn bán, đi biển,

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với chuyên đề các quốc gia cổ đại trên thế giới (Trang 30 - 32)