Văn hóa cổ đại phương Tây

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với chuyên đề các quốc gia cổ đại trên thế giới (Trang 57 - 61)

III. Hoạt động dạy và học.

2. Văn hóa cổ đại phương Tây

2.1. Mục tiêu

- HS trình bày những thành tựu văn hóa phương Tây cổ đại về lịch, chữ viết, khoa học.

-Học sinh phân tích và lập được bảng thống kê các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây.

-Những thành tựu đó đã có tác dụng và đóng góp gì cho văn minh nhân loại.

2.2. Phương thức

-Giáo viên cho học sinh những thông tin tư liệu và hình ảnh.

-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn thông tin và quan sát hình ảnh.

+ Thông tin 01- Tư liệu

Người Hi Lạp đã có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời. Nhờ đi biển, họ đã thấy trái đất không phải như cái đĩa mà như hình quả cầu tròn….Về sau, người Rô Ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và ¼ ngày nên họ định các tháng lần lượt có 30, 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay về lịch.

Người Hi Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái a, b, c…ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Người La Mã sáng tạo ra hệ chữ số ngày nay ta thường dùng để đánh các đề mục lớn, gọi là “số La Mã”. Sự ra đời của hệ thống chữ cái là một phát minh to lớn của cư dân cổ đại phương Tây cho nền văn minh nhân loại.

Những hiểu biết khoa học thực ra đã có từ hàng nghìn năm trước, từ thời cổ đại phương Đông. Nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô Ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. Với người Hi Lạp, Toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài toán riêng biệt. Những nhà khoa học mà tên tuổi còn lại đến ngày nay đã để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát hóa cao…

Hi Lạp, sau các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-át và Ô-đi-xê, xuất hiện những nhà văn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại vẫn còn nguyên giá trị độc đáo đến ngày nay. Các nhà văn đó chủ yếu là những nhà biên kịch và tác phẩm của họ là những kịch bản; Bởi vì thời ấy, Kịch được yêu thích nhất…

Về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, người Hi Lạp đã để lại rất nhiều tượng và đền đài đạt đến trình độ tuyệt mĩ. Tiêu biểu là tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ Mi-lô. Người Rô Ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài như đấu trường Rô Ma…oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, nhưng không tinh tế, tươi tắn, mềm mại như những công trình ở Hi Lạp.

5 4 download by : skknchat@gmail.com

+Thông tin 02: Hình ảnh

Đấu trường La Mã

Tượng Lực sĩ ném đĩa Tượng Thần vệ nữ Mi-lô

56 download by : skknchat@gmail.com

Các tác giả, tác phẩm văn học nổi tiếng thời cổ đại

-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận theo cặp, thời gian là 3 phút:

+ Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết về lịch của cư dân cổ đại phương Tây? So sánh với lịch của cư dân cổ đại phương Đông?

+ Nhóm 2: Trình bày những thành tựu về chữ viết của cư dân cổ đại phương Tây? So sánh với chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?

+ Nhóm 3: Tại sao nói, phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô Ma, những hiểu biết về khoa học mới thực sự trở thành khoa học?Vì sao kịch là thể loại được yêu thích nhất?

+ Nhóm 4: Trình bày thành tựu về điêu khắc, kiến trúc của cư dân cổ đại phương Tây? Chỉ ra vẻ đẹp, nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc ở đây?

- HS suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu sau.

-HS: Phân công nhóm trưởng và thư kí có thể mời đại diện nhóm trình bày.

- GV: Gọi bất kỳ học sinh nhóm trả lời, cho nhóm khác bổ sung, nhận xét và có thể cho điểm.

- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.

* Gợi ý sản phẩm

a. Lịch và Chữ viết

- Hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về Lịch: Tính 1 năm có 365 ngày ¼ họ định ra lần lượt 1 tháng có 30, 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng gần với hiểu biết ngày nay.

- Ý nghĩa: Là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

b. Sự ra đời của khoa học

-Chủ yếu lĩnh vực: Toán học, Vật lý, triết học, Y học, Sử học.

- Vì độ chính xác của khoa học, trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và thực hiện bởi những nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học.

c. Văn học

-Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học: Tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch..

- Một số tác phẩm và nhà văn nhà thơ nổi tiếng: Ilíat và Ôđixê, Xôphốclơ, Et xin.

d. Nghệ thuật

Nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực và tính dân tộc.

-Kiến trúc: Đền Páctênông, đấu trường Rôma.

-Điêu khắc: Lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần Atêna, tượng thần Dớt.

-Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi cho cả lớp hoạt động cá nhân:

+Văn minh cổ đại phương Đông hay phương Tây phát triển hơn? Vì sao?

+ Thành tựu văn hóa nào là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nhân loại.

+ Bằng thực tiễn em hãy nêu ngày nay nhân loại còn kế thừa những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại?

-Học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét chốt ý.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với chuyên đề các quốc gia cổ đại trên thế giới (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)