HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1 Văn hóa cổ đại phương Đông

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với chuyên đề các quốc gia cổ đại trên thế giới (Trang 51 - 57)

III. Hoạt động dạy và học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1 Văn hóa cổ đại phương Đông

1. Văn hóa cổ đại phương Đông

1.1. Mục tiêu

- HS trình bày những thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại về Lịch, Chữ viết, Toán học.

- Vì sao Lịch và Thiên văn là hai nghành ra đời sớm.

- Những thành tựu đó đã có tác dụng và đóng góp gì cho văn minh nhân loại.

1.2. Phương thức

- Giáo viên cho học sinh những thông tin tư liệu và hình ảnh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn thông tin và quan sát hình ảnh.

+ Thông tin 01- Tư liệu

“Sự xuất hiện của xã hội có giai cấp và nhà nước không chỉ dẫn đến áp bức, bóc lột, đấu tranh…mà còn là một biểu hiện của thời đại văn minh, trong đó con người sản xuất được nhiều của cải dồi dào hơn trước và có nhiều sáng tạo trong đời sống văn hóa tinh thần. Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của mặt trời và mặt trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ những tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra Lịch. Vì vậy, Lịch của họ gọi là nông lịch, một năm có 365 ngày chia thành 12 tháng. Đây cũng là cơ sở để tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa; Mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được một ngày có 24 giờ.

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng; Người ta cần ghi chép và lưu trữ những gì đã diễn ra.

4 8 download by : skknchat@gmail.com

Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người. Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Lúc

đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí tự biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo đó gọi là chữ tượng hình. Sau này, người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý.

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng mà toán học ra đời. Người Ai Cập rất giỏi về hình học, họ tính được số Pi bằng 3,16, tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu…Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia. Chư số mà ta dùng ngày nay quen gọi là chữ số A-rập là thành tựu lớn của người Ấn Độ sáng tạo nên. Những hiểu biết về toán học của người xưa để lại nhiều kinh nghiệm quý chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau. Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú. Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim Tự Tháp ở Ai Cập, khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà… Những công trình kiến trúc cổ xưa này là kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.”

Chữ tượng hình khắc trên tường ở Ai Cập

Chữ hình đinh viết trên đất sét của Lưỡng Hà

1 2 3 9 10

 3,16 123 9 10 100

1000

Hình học cổ đại Kí hiệu Toán học ở Ai Cập 5 0 download by : skknchat@gmail.com

Kim tự tháp – Ai Cập

Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận, thời gian là 3 phút:

+ Nhóm 1: Trình bày thành tựu của Lịch pháp và Thiên văn học của các quốc gia cổ đại phương Đông? Vì sao đây là hai nghành khoa học ra đời sớm nhất?

+Nhóm 2: Vì sao Chữ viết xuất hiện sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông? Thời gian xuất hiện, loại chữ, nguyên liệu để viết chữ?

+ Nhóm 3: Trình bày thành tựu về Toán học của các quốc gia cổ đại phương Đông? Vì sao người Ai Cập giỏi về hình học, người Lưỡng Hà giỏi về số học?

+Nhóm 4: Kể tên các công trình kiến trúc tiêu biểu? Công trình kiến trúc nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc trước lớp, giáo viên bổ sung và hoàn thiện.

1.3. Gợi ý sản phẩm

a. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học

- Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

-Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng->Thiên văn->Nông lịch.

-Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.

5 2 download by : skknchat@gmail.com

b. Chữ viết

- Người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.

+Người Ai Cập viết trên giấy Pa pi rút.

+Người Su me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.

+ Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa. c. Toán học

-Ra đời sớm do nhu cầu cuộc sống.

- Ban đầu chữ số là những vạch đơn giản: Người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi = 3,16

-Tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, người Lưỡng Hà giỏi về số học; Chữ số ngày nay ta dùng kể cả số 0 là công của người Ấn Độ.

d. Kiến trúc: Phát triển phong phú

-Kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba bi lon ở Lưỡng Hà ...

-Đây là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người. Giáo viên nhận xét hoạt động làm việc của các nhóm sau đó đưa ra câu hỏi:

+Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hóa mà cư dân phương Đông sáng tạo ra? Thành tựu nào lớn nhất? Vì sao?

+Tại sao cư dân phương Đông cổ đại có thể tạo ra những công trình kiến trúc vĩ đại như vậy?

+Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ sự sáng tạo đó? Những công trình kiến trúc nào hiện nay còn tồn tại.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình, giáo viên nhận xét chốt ý:

+ Thành tựu văn hóa mà cư dân phương Đông sáng tạo ra phong phú, thể hiện sự sáng tạo, có ý nghĩa rất lớn đối với nền văn minh nhân loại, đặc biệt là chữ viết vì đây là phát minh lớn, là biểu hiện đầu tiên của văn minh loài người.

+ Cư dân phương Đông cổ đại có thể tạo ra những công trình kiến trúc vĩ đại như vậy vì: Khả năng sáng tạo, lối sống hài hòa với tự nhiên, tình cảm với con người. Khả năng tìm tòi, hăng say lao động.

+ Bài học cho bản thân: Không ngừng học tập, rèn luyện, sống hòa đồng, tìm tòi, sáng tạo, tham gia các cuộc thi tài năng sáng tạo do các đoàn thể tổ chức.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học với chuyên đề các quốc gia cổ đại trên thế giới (Trang 51 - 57)