Định tố tính từ có chức năng hạn định (định tố tính từ hạn định) trong Mắt biếc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 37 - 50)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2. Định tố tính từ có chức năng hạn định (định tố tính từ hạn định) trong Mắt biếc

Khảo sát trên cho thấy, số lượng và số lượt sử dụng của ĐTTT ở chức năng hạn định đều cao hơn hẳn ĐTTT ở chức năng miêu tả. Do được biểu đạt bằng thành tố phụ về mặt ngữ pháp mà các thông tin miêu tả bằng ĐTTT nhìn chung được coi là có tính chất thứ yếu, không chính danh, ví dụ:

(1) Tôi lại đi tụt đằng sau nó suốt một chặng đường dài. (tr.136)

Trong danh ngữ một chặng đường dài, ĐTTT dài chỉ có giá trị bổ sung thông tin cho DTTrT chặng đường giúp người đọc xác định được sự vật nêu ở DTTrT, đồng thời biết về đặc điểm của sự vật ấy một cách không trực tiếp. Vì vậy, việc lược bỏ ĐTTT có thể ảnh hưởng rõ rệt hoặc ít ảnh hưởng đến tính hoàn chỉnh về ngữ pháp, trọn vẹn về ngữ nghĩa của câu tùy từng trường hợp sử dụng.

Trong đại đa số trường hợp, các ĐTTTHĐ nếu bị bỏ đi sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến tính hoàn chỉnh của câu. Trước hết, nó sẽ khiến sự vật nói đến trong câu không đảm bảo tính xác định, tức chưa trọn vẹn về ngữ nghĩa. Trong ví dụ (1) hay trường hợp sau đây, ĐTTT không thể bị lược bỏ do chức năng hạn định của nó ở trong câu:

(2) Hà Lan tảng lờ không nhắc gì chuyện cũ. (tr.29)

Nếu câu bỏ đi ĐTTT cũ thì ta sẽ không xác định được chuyện mà nhân vật nhắc đến ở đây là gì? Chuyện cũ hay mới hay cụ thể câu chuyện nào? Câu văn sẽ trở nên thiếu thông tin xác định.

Theo khảo sát của chúng tôi, xét đặc điểm phương tiện hạn định thì ĐTTT trong MB gồm nhiều tiểu loại khác nhau, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm, tiểu nhóm định tố tính từ hạn định trong Mắt biếc Nhóm Tiểu nhóm chỉ đặc điểm ở phƣơng diện Lƣợt sử dụng Ví dụ A. Nhóm tính từ biểu thị đặc điểm ở bản thân sự vật 1. Chiều kích 45 (11,2%)

Suốt một chặng đường dài, Hà Lan đạp xe lững thững phía trước. (tr.133)

2. Tính chất vật lí 74

(18,4%)

Mỏi mắt tìm Hà Lan trong dòng sông áo

trắng. (tr.162) 3. Phẩm chất, tính cách,

năng lực

50 (12,4%)

Hà Lan là một cô bé dễ thương đặc biệt duyên dáng. (tr.30)

4. Tuổi tác, thể chất 16

(4,0%)

Cây bàng già không còn cao ghê gớm như tôi hằng tưởng. (tr.138)

5. Số lượng 10

(2,5%)

Tôi nghĩ cô là người duy nhất mà tôi có thể tâm sự. (tr.119)

6. Trạng thái thiên nhiên, trạng thái sinh lí, tâm lí

93 (23,2%)

Xa hơn nữa là những cánh đồng rập rờn

sóng lúa. (tr.137) 7. Đời sống, sự tồn tại của

sự vật

12 (3,0%)

Tôi vừa xoa cặp mông bỏng rát vừa cảm thấy mình là đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời. (tr.13)

8. Giá trị chung 22

(5,5%)

Đống cát đó là sân chơi lý tưởng của bốn cô cháu tôi. (tr.9)

9. Tầm vóc, mức độ 15

(3,7%)

Chồng cô là thương gia cỡ lớn. (tr.219) B. Nhóm tính từ biểu thị đặc điểm được xác định thông qua quan hệ hoặc tác

1. Quan hệ với thời gian, không gian vật xuất hiện, tồn tại

27 (6,7%)

Tối, ba tôi dò lại và dạy thêm chữ mới. (tr.22)

2. Tác động của sự vật tới cảm giác, tình cảm, nhận thức, thể chất, sức khỏe, lợi ích, vẻ đẹp, ... của đối tượng khác

23 (5,7%)

Vâng, từ giã lớp vỡ lòng thơ ấu đầy những kỷ niệm đắng cay ngọt ngào

(tr.44); Và ngày ..., hai đứa tôi lập tức chạy vù về nhà, ..., thỉnh thoảng té những đau điếng. (tr.48)

Nhóm Tiểu nhóm chỉ đặc điểm ở phƣơng diện Lƣợt sử dụng Ví dụ động qua lại giữa sự vật với đối tượng khác

ngày nào một người thiếu nữ xinh đẹp

lạ lẫm (tr.81) 4. Quan hệ so sánh hơn

kém

6 (1,5%) Bà sẽ khổ tâm vì trót đi dạo trong một buổi tối quan trọng như vậy. (tr.14) 5. Quan hệ giá trị 1 (0,2%) ...những vết bầm đáng giá, luôn hoài

vọng bàn tay chăm sóc năm nào. (tr.74) 6. Quan hệ sở hữu, sở

thuộc

1 (0,2%) Nó thường tụ tập với những đứa nhà

giàu khác thành một băng. (tr.126)

Tổng số 402 (100%)

Từ bảng thống kê, ta có thể nhận thấy:

- Các ĐTTTHĐ được sử dụng trong MB chủ yếu là những ĐTTT thuộc nhóm A (TT biểu thị đặc điểm ở bản thân sự vật (337 lượt sử dụng, chiếm 83,9%). Điều này cho thấy, Nguyễn Nhật Ánh rất chú trọng vào việc thể hiện các đặc điểm của sự vật để hạn định sự vật ấy, đồng thời gián tiếp miêu tả chúng. Trong đó:

+ Tiểu nhóm 1 (ĐTTTHĐ biểu thị đặc điểm ở phương diện chiều kích) gồm các TT: dài, ngang, cao, sâu, xa cách, mênh mông dùng để hạn định khoảng thời gian hoặc kích thước của sự vật. Chẳng hạn, ĐTTT dài trong ví dụ (1) hay ĐTTT xa cách trong câu văn sau:

(11)Những ngày xa cách, lòng tôi trầm lại. (tr.209)

Chúng được dùng để thu hẹp ngoại diên của chặng đường, ngày, phân biệt chúng với các chặng đường, ngày khác, đồng thời cũng có tác dụng miêu tả.

Các ĐTTT thênh thang, cao vút lại giúp tái hiện phong cảnh thành phố xa hoa, lộng lẫy:

(12) Tôi tò mò ngắm nghía những đại lộ thênh thang, những tòa nhà cao vút.

(tr.123)

Những ĐTTTHĐ chiều kích khiến cho không gian nghệ thuật trong tác phẩm được mở rộng, đa chiều.

Tiểu nhóm ĐTTT này được tác giả sử dụng với tần suất khá cao (74 lượt, chiếm 18,4%) giúp thể hiện những đặc điểm có tác dụng làm phong phú thêm nội hàm của các sự vật, sự việc về phương diện tính chất vật lý. Trong số đó, các TT chỉ màu sắc được sử dụng nhiều nhất với 9 TT. Các TT này được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng giúp cho sự diễn đạt trở nên chân thực, giàu sức tạo hình. Có thể thấy rõ điều đó qua những câu văn sau:

(7) Tôi vẫn không thể nào quên hình ảnh thơ mộng của những tà áo trắng lững lờ trôi ra

khỏi cổng trường. (tr.131)

(8) Tìm Hà Lan giữa một biển áo trắng mênh mông chẳng khác nào tìm một hạt cát giữa đại dương. (tr.133)

Ở các câu văn trên, nhà văn sử dụng ĐTTT trắng không chỉ để hạn định màu sắc của những tà áo dài. Việc nhấn mạnh vào màu trắng giúp người đọc cảm nhận sâu sắc chất lãng mạn, thơ mộng, nhẹ nhàng vốn rất đặc trưng trong ngôn ngữ văn chương Nguyễn Nhật Ánh.

ĐTTT đỏ được sử dụng 2 lần để cụ thể hình ảnh con đường đất quen thuộc: (9) Giếng làng nằm trên con đường đất đỏ. (tr.36)

(10) Con đường đất đỏ chạy ngang cuối chợ. (tr.76)

Nghiên cứu đặc điểm sử dụng ĐTTTHĐ thuộc tiểu nhóm 2, ta thấy được tài năng quan sát, cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên tinh tế và độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh.

+ Tiểu nhóm 3 (ĐTTTHĐ chỉ phẩm chất, tính cách, năng lực):

Chiếm số lượt sử dụng nhiều thứ hai chính là các ĐTTTHĐ tiểu nhóm 3 bởi tính cụ thể, sinh động, biểu cảm mà những ĐTTT này đem đến cho sự diễn đạt. Đồng thời, ĐTTTHĐ vừa có tác dụng hạn chế ngoại diên đối tượng vừa miêu tả đối tượng sẽ giúp cung cấp thêm thông tin về sự vật, sự việc được nói tới trong tác phầm đầy đủ, cụ thể hơn. Như trong đoạn văn nói về nhân vật Hà Lan:

(5) Hà Lan là một cô bé dễ thương và đặc biệt duyên dáng… Tôi luôn luôn tò mò và

thích thú quan sát tác những động tác “dễ ghét” của nó. Hà Lan thường đưa tay

vén tóc một cách đặc biệt […]. Dù vậy, Hà Lan không phải là cô bé hoàn toàn dịu dàng. (tr.30-31)

Các ĐTTTHĐ như: dễ thương, duyên dáng, dịu dàng, dễ ghét… giúp cho sự diễn đạt thêm cụ thể, mang tính phân loại cao giúp người đọc hình dung được những

nét tính cách của nhân vật Hà Lan. Chính những TT ấy, thậm chí có những cặp TT mang nghĩa gần đối lập nhau (dễ thương - dễ ghét) khiến hình ảnh nhân vật Hà Lan hiện lên sinh động, chân thực hơn với những vẻ đáng yêu riêng có. Đặc biệt, khi Ngạn so sánh Hà Lan với chị Quyên thì những ĐTTTHĐ gan góc, rắn rỏi giúp người đọc phân biệt rõ những nét tính cách trái ngược của hai cô bé:

(6) Chị Quyên là đứa con gan góc của làng tôi… Chị luôn luôn là chị, tôi luôn luôn là

em. Với những nắm đấm rắn rỏi của chị, điều đó khó thay đổi được. (tr.54-55)

+ Tiểu nhóm 4 (ĐTTTHĐ chỉ tuổi tác, thể chất):

Những ĐTTTHĐ thuộc tiểu nhóm 4 được dùng để nói về ngôi làng Đo Đo. Tác giả sử dụng TT già bổ sung cho hình ảnh cây bàng được nhắc đến trong tác phẩm: (17) Ban ngày chợ vắng ngắt, chỉ còn trơ lại cây bàng già giữa chợ và những căn lều trống

trải. (tr.13)

(18) Cây bàng già không còn cao ghê gớm như tôi hằng tưởng. (tr.138)

ĐTTTHĐ già giữ vai trò hạn chế ngoại diên, xác định đối tượng được nói đến một cách rõ ràng. Nếu không sử dụng ĐTTT già kết hợp với danh từ cây bàng, người đọc sẽ khó mà xác định được liệu cây bàng ấy có phải là cây bàng đã được nhắc đến trước đó hay không. ĐTTT già còn mang ý nghĩa miêu tả về đặc điểm của cây bàng.

+ Tiểu nhóm 5 (ĐTTTHĐ chỉ số lượng):

Chỉ có 4 ĐTTTHĐ thuộc tiểu nhóm này, đó là các TT: đầy, cạn, thiếu vắng, duy nhất. Những ĐTTTHĐ chỉ số ít có trong:

(20) Những ngày thiếu vắng Hà Lan là những ngày buồn tẻ. (tr.118) (21) Tôi nghĩ cô là người duy nhất mà tôi có thể tâm sự. (tr.119)

Hai trường hợp sử dụng trên đều góp phần nhấn mạnh sự cô đơn, trống vắng của Ngạn trong mối tình đơn phương dành cho cô bạn Hà Lan.

+ ĐTTTHĐ thuộc tiểu nhóm 6 (ĐTTT chỉ đặc điểm ở phương diện trạng thái thiên nhiên, trạng thái sinh lí, tâm lí) được sử dụng nhiều nhất, với 93 lượt (23,2%). Với một tác phẩm có nội dung thể hiện một câu chuyện tình buồn nhưng trong sáng như MB cần sử dụng nhiều TT làm định tố để làm rõ vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống tình cảm, tâm tư của con người. Những câu văn miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên làng quê thanh bình xuất hiện nhiều trong tác phẩm, như:

(3) Những cây keo tây nơi trú ẩn của những con cánh quýt tuyệt đẹp, những cây sầu đông xơ xác… Xa hơn nữa là những cánh đồng rập rờn sóng lúa. (tr.137)

Những TT tuyệt đẹp, xơ xác, rập rờn được sử dụng làm định tố bổ sung ngữ nghĩa cho các danh từ, danh ngữ cánh quýt, cây sầu đông, cánh đồng giúp hạn định các sự vật được nói tới này, đồng thời miêu tả cảnh thiên nhiên, góp phần giúp độc giả hình dung rõ nét cảnh đẹp thiên nhiên đầy sức sống.

Những ĐTTTHĐ nêu đặc điểm ở phương diện trạng thái, tâm lý của sự vật cũng được sử dụng nhiều trong các câu văn tự sự, giúp người đọc nhận ra tâm tư, tình cảm kín đáo của nhân vật bộc lộ trong những lời kể ấy. Chẳng hạn, hình ảnh đôi mắt được hạn định bởi TT thăm thẳm giúp gợi tả một tâm trạng buồn sâu sắc, khó nói nên lời của nhân vật trong câu văn sau:

(4)Ánh mắt thăm thẳm của nó gợi nhớ biết bao điều. (tr.207)

Nếu không sử dụng ĐTTT thăm thẳm, chắc hẳn câu văn trên chỉ có tác dụng trần thuật đơn thuần, chưa gợi lên được tâm trạng nhân vật. Trong MB, dễ nhận thấy ở những trường hợp muốn khắc họa tâm trạng nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh thường lựa chọn cách sử dụng ĐTTT để bộc lộ một cách gián tiếp, rất ít khi ông miêu tả những tâm trạng ấy một cách trực tiếp bằng VNTT. Điều này càng thể hiện rõ sự tế nhị, tinh tế trong phong cách miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn.

+ Tiểu nhóm 7 (ĐTTTHĐ chỉ đặc điểm tồn tại của sự vật trong không gian, thời gian): Các ĐTTT thuộc tiểu nhóm này không xuất hiện nhiều trong MB (chỉ với 12 lượt sử dụng, chiếm 3%), bao gồm các TT: mới, cũ…

ĐTTT cũ giúp bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian sự vật xuất hiện, bổ sung ý nghĩa về sự thân thuộc, mộc mạc nơi làng quê trong cảm nhận của Ngạn:

(19) Cứ khoảng vài tháng, họ lại đến vùng tôi một lần. Vẫn dựng lều dưới tán bàng già giữa chợ, vẫn những con người cũ với những tiết mục cũ. (tr.19)

Có thể thấy, khi nhắc đến con người và cảnh vật ở làng Đo Đo, tác giả thường sử dụng nhiều ĐTTT chỉ đặc điểm về mặt thời gian: xưa, cũ như để nhấn mạnh vẻ đẹp cổ kính, quen thuộc.

+ Tiểu nhóm 8 (ĐTTTHĐ chỉ giá trị chung):

Tiểu nhóm này chiếm 22 lượt sử dụng (chiếm5,5%) được nhà văn chủ yếu sử dụng ở phương diện giá trị tích cực, để hạn định đặc điểm của những sự vật gắn với tuổi thơ của Ngạn, như ĐTTT đẹp đẽ, tươi đẹp trong hai ví dụ sau:

(13) Chúng tôi bê về nhà những con vật đẹp đẽ và lòng đầy hân hoan. (tr.57)

(14) Tôi sẽ đi tìm mùa hè tươi đẹp của tôi. (tr.193)

Nếu lược bỏ đi những ĐTTT đẹp đẽ, tươi đẹp thì về cơ bản, câu văn vẫn đầy đủ ý nghĩa truyền đạt thông tin, nhưng chắc chắn sẽ thiếu hẳn sắc thái biểu cảm, sự trân trọng trong lời kể của nhân vật. Điều này cho thấy ĐTTT thuộc tiểu nhóm 8 có vai trò lớn trong việc thể hiện sự đánh giá, nhìn nhận của nhân vật đối với các sự vật được nói tới trong tác phẩm.

+ Tiểu nhóm 9 (ĐTTTHĐ biểu thị đặc điểm tầm vóc, mức độ):

Tiểu nhóm ĐTTT này được nhà văn sử dụng ở một số trường hợp sau:

(15) Hà Lan mừng lắm, nó đón ly nước trên tay tôi như đón một niềm hạnh phúc

lớn lao, mắt sáng ngời. (tr.49)

(16)Một niềm vui rộng lớn không thể chia sẻ cùng ai. (tr.83)

Hai TT lớn lao, rộng lớn cho độc giả những hình ảnh miêu tả gián tiếp về tầm vóc, mức độ của sự vật, hiện tượng.

- Nhóm B (ĐTTTHĐ biểu thị đặc điểm được xác định thông qua quan hệ hoặc tác động qua lại giữa sự vật với đối tượng khác)

Nhóm ĐTTT này được sử dụng ít hơn hẳn so với nhóm A, chỉ gồm 128 lượt, chiếm 16,1%. Nhóm này xuất hiện trong MB gồm 6 tiểu loại sau:

+ Tiểu nhóm 1 (ĐTTTHĐ biểu thị những đặc điểm trong quan hệ của sự vật với thời gian, không gian vật xuất hiện, tồn tại)

Ví dụ sau:

(22) Tối, ba tôi dò lại và dạy thêm chữ mới. (tr.22)

ĐTTT mới có tác dụng hạn định danh từ chữ xét về phương diện quan hệ của

chữ đó với thời gian, cho ta sự phân biệt rõ chữ mới là những chữ mà Ngạn trước đó

chưa hề được biết, được học. Hay trong câu văn sau:

(23) Do đó, bà cứ kể đi kể lại mãi những câu chuyện cũ. (tr.8)

ĐTTT cũ ở đây lại cho biết sự xuất hiện của những câu chuyện trong quan hệ với thời gian là từ rất lâu. ĐTTT cũ cho ta biết rõ tính chất, đặc điểm của những câu chuyện bà kể, đó đều là những câu chuyện Ngạn đã nghe bà kể nhiều lần rồi. Ở những trường hợp trên, ĐTTT nếu bị lược bỏ câu văn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến

tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa. Nó sẽ khiến sự vật nói đến trong câu không đảm bảo tính xác định, tức chưa trọn vẹn về ngữ nghĩa. Chữ, câu chuyện trong 2 câu: “Tối, ba tôi dò lại và dạy thêm chữ”; “Do đó, bà cứ kể đi kể lại mãi những câu chuyện” ở tình trạng như vậy.

+ Tiểu nhóm 2 (ĐTTTHĐ biểu thị tác động của sự vật tới cảm giác, tình cảm, nhận thức, thể chất, sức khỏe, lợi ích, vẻ đẹp, ... của đối tượng khác)

Tiểu nhóm này được dùng để bổ sung thông tin, giúp người đọc xác định được mối quan hệ về sự tác động của sự vật tới cảm giác, tình cảm, nhận thức … của người nói, đồng thời cho ta biết về tình cảm, nhận thức... của người nói với sự vật ấy một cách không trực tiếp. Trong câu văn sau:

(24) Từ giã lớp vỡ lòng thơ ấu đầy những kỷ niệm đắng cay ngọt ngào.

(tr.44)

Những TT đắng cay, ngọt ngào đi kèm làm định tố cho danh từ kỷ niệm giúp người đọc biết thêm về sự tác động của những kỷ niệm ở lớp vỡ lòng tác động đến tình cảm, nhận thức của Ngạn, cả những đánh giá của cậu với những kỉ niệm thời ấu thơ.

+ Tiểu nhóm 3 (ĐTTTHĐ biểu thị quan hệ thân sơ)

Có 7 lượt sử dụng (chiếm 1,8%) ĐTTT biểu thị quan hệ thân sơ. Trong đó, ĐTTT thân thuộc được sử dụng đến 6 lần, chỉ có duy nhất 1 lần ĐTTT lạ lẫm được

sử dụng trong trường hợp sau:

(25) Sáng ra tôi chợt nhìn thấy ở cô bạn nhỏ ngày nào một người thiếu nữ xinh đẹp và lạ lẫm. (tr.81)

+ Tiểu nhóm 4 (ĐTTTHĐ biểu thị quan hệ so sánh hơn kém)

Có 6 lượt sử dụng (chiếm 1,5%) ĐTTT thuộc tiểu nhóm 4. Những ĐTTT này giúp bổ sung thông tin về việc so sánh đặc điểm của các sự vật được nhắc đến trong câu văn. Ví dụ:

(26) Bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt. (tr.8)

(27) Bà sẽ vô cùng khổ tâm vì đã trót đi dạo trong một buổi tối quan trọng như

vậy. (tr.14)

ĐTTT đặc biệt, quan trọng cho thấy vị trí, sự đánh giá của người nói với danh từ tình cảm, buổi tối.

+ Tiểu nhóm 5 (ĐTTTHĐ biểu thị quan hệ giá trị)

Tiểu nhóm này chỉ có 1 TT được sử dụng với duy nhất 1 lượt, đó là TT đáng

giá trong câu văn sau:

(28) Những trận đánh nhau ngày càng hiếm hoi nhưng không thiếu những vết

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w