7. Bố cục của luận văn
2.4.4. Nhận xét về chức năng ngữ nghĩa của bổ tố tính từ trong Mắt biếc
- Trong MB, BTTT biểu thị cách thức, cường độ có lượng từ lớn nhất và số lượt sử dụng cao nhất. Tiếp đến là tiểu nhóm BTTT biểu thị trạng thái tâm lý, thái độ đi kèm. Điều này chứng tỏ Nguyễn Nhật Ánh rất quan tâm đến cách thức, cường độ, tâm lý, thái độ của người thực hiện hành động. Bởi với tác phẩm dùng để phản ánh
chuỗi sự kiện thì đó là cách mà người ta vừa thấy được các sự kiện, biến cố, vừa thấy được thế giới tinh thần của những con người liên quan. Có thể thấy, từng nhóm BTTT biểu thị những đặc điểm khác nhau của động từ nhưng đều thực hiện tốt vai trò miêu tả trong câu. Đồng thời, những BTTT được sử dụng làm tăng tính cân đối, nhịp nhàng về cú pháp. Việc sử dụng BTTT trong MB rất phù hợp đặc trưng của kiểu văn bản tự sự. Đồng thời, việc sử dụng đó cũng cho thấy phong cách ngôn ngữ giản dị, gần gũi mà giàu chất thơ của Nguyễn Nhật Ánh.
- Từ kết quả khảo sát về BTTT trong MB, có thể khái quát được một số điểm về nghĩa của BTTT nói chung trong câu tiếng Việt.
+ Các TT có thể đảm nhiệm vai trò bổ tố có ý nghĩa khác hẳn các TT có thể làm định tố, vị ngữ. Như vậy, BTTT rất khác ĐTTT và VNTT về các nhóm và tiểu nhóm TT xét theo phương tiện miêu tả, hạn định.
+ BTTT thuộc nhóm C có lượng tiểu nhóm phong phú hơn hẳn nhóm D cho thấy BTTT cơ bản có nghĩa thuộc nhóm C. Trong nhóm C, các từ biểu thị trạng thái tâm lý, thái độ đi kèm (như hí hửng, âu yếm) nếu đứng độc lập có thể là động từ. Nhưng khi làm thành tố phụ bổ sung ý nghĩa đặc điểm của hoạt động cho động từ như trong: Hà Lan hí hửng cầm lấy cây dùi. [tr.60] thì theo chúng tôi, nó đã chuyển sang có ý nghĩa chỉ tính chất và có bản chất của từ loại TT.
+ Nhóm D có số lượng ít, số lượt sử dụng không cao. Tuy nhiên, đây là nhóm có vai trò rất độc đáo. Các TT này không cần phải đi liền với động từ, TT thành tố chính mới thể hiện được ý nghĩa tính chất. Nếu mất động từ, chúng sẽ thay đổi về chức vụ (trở thành vị ngữ), nhưng không khiến câu thay đổi về ý nghĩa hay trở thành vô nghĩa. Trong trường hợp đó, chúng trực tiếp biểu thị tính chất của chủ thể hoạt động nêu trong câu. Chẳng hạn, bỏ bay, xổ trong:
(29) Chúng tôi ném hăng đến nỗi cát bay xổ mù trời. (tr.9)
(30) Nghĩ đến cảnh mẹ tôi và bà tôi khóc than vật vã, tóc xổ rối tung. (tr.14)
thì mù trời, rối tung sẽ trực tiếp biểu thị đặc trưng của cát, tóc. Chúng tôi cho rằng những TT được sử dụng như vậy vừa có chức năng của bổ tố vừa có vai trò của vị ngữ.
2.5. Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 đã tìm hiểu phương diện ngữ nghĩa của TT trong ba chức vụ ngữ pháp: định tố, vị ngữ và bổ tố.
Luận văn đã khảo sát và chỉ ra rằng, trên bình diện ngữ nghĩa, ĐTTT trong MB được sử dụng với hai chức năng là hạn định và miêu tả. Trên bình diện ngữ nghĩa, VNTT có thể biểu thị đặc điểm ở bản thân sự vật và biểu thị đặc điểm của sự vật được xác định thông qua quan hệ hoặc tác động qua lại giữa sự vật với đối tượng khác. Trên bình diện ngữ nghĩa, BTTT có thể gồm 2 nhóm: nhóm biểu thị đặc điểm của hoạt động, trạng thái, tính chất; và nhóm vừa biểu thị đặc điểm của hoạt động, trạng thái, tính chất vừa chỉ tính chất của chủ thể.
Mỗi chức năng nói trên của ĐTTT, VNTT, BTTT ở bình diện ngữ nghĩa đều được luận văn đề cập về khái niệm và đi sâu miêu tả các tiểu nhóm của chúng. Đồng thời, chương 2 còn đối chiếu, tìm ra điểm thống nhất và khác biệt giữa chức năng ngữ nghĩa của ĐTTT trong MB với chức năng ngữ nghĩa của ĐTTT nói chung, và giữa chức năng ngữ nghĩa của ĐTTT với chức năng ngữ nghĩa của VNTT và BTTT.
Việc tìm hiểu các chức năng ngữ nghĩa là cơ sở cho những phát hiện về chức năng ngữ dụng ở chương 3 của luận văn.
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG CỦA TÍNH TỪ TRONG MẮT BIẾC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
3.1. Đặc điểm ngữ dụng của định tố tính từ trong Mắt biếc
3.1.1. Khái quát về các chức năng ngữ dụng của định tố tính từ trong Mắt biếc
Trên bình diện ngữ dụng, ĐTTT trong MB có thể đảm nhiệm các chức năng: chiếu vật, biểu đạt thông tin, biểu thị hàm ý và trang trí. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được tình hình sử dụng các chức năng của ĐTTT trong MB như sau:
Bảng 3.1: Thống kê tình hình sử dụng các loại định tố tính từ ngữ dụng trong Mắt biếc Chức năng ngữ dụng Tổng số tính từ Lƣợt sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ Định tố tính từ chiếu vật 238 58,3% 310 61,8% Định tố tính từ thông tin 120 29,4% 135 26,9% Định tố tính từ hàm ý 41 10,1% 46 9,1% Định tố tính từ trang trí 9 2,2% 11 2,2% Tổng 408 100,0% 502 100,0%
Từ bảng thống kê trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- ĐTTT được sử dụng nhiều nhất ở chức năng chiếu vật. Trong tổng số 408 TT, có 238 ĐTTT chiếu vật, chiếm 58,3%, lượt sử dụng là 310 lượt chiếm 61,8%.
Điều này cho thấy chức năng chiếu vật là chức năng chính của ĐTTT, trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, chức năng của ĐTTT cũng không phải ngoại lệ.
- Đóng vai trò quan trọng thứ hai trong các ĐTTT ở phương diện ngữ dụng là các ĐTTT thông tin. Nguyễn Nhật Ánh sử dụng 120 ĐTTT với 135 lượt trong chức năng biểu đạt thông tin, chiếm 29,4% trong tổng số các ĐTTT và chiếm 26,9% tổng số lượt sử dụng ĐTTT trong MB.
- Trong MB có 41 ĐTTT hàm ý (chiếm 10,1%) với 46 lượt sử dụng (chiếm 9,1%). Đây là con số và tỷ lệ nhỏ hơn hẳn so với các con số, tỉ lệ danh ngữ có ĐTTT mang các chức năng ngữ dụng chiếu vật và thông tin.
- ĐTTT trang trí rất ít được sử dụng trong MB, chỉ có 9 ĐTTT với 11 lượt sử dụng, chiếm 2,2%. Điều này cho thấy, Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu sử dụng ĐTTT để thể hiện các nội dung cần thiết của tác phẩm. Mỗi ĐTTT đều mang một ý nghĩa nhất định, đóng một vai trò quan trọng giúp cho sự biểu đạt thông tin hay chiếu vật đối tượng được nói tới.
Kết quả khảo sát trên cơ bản thống nhất với các tài liệu nghiên cứu, khảo sát về ĐTTT trước đó. Điều này góp phần khẳng định rõ hơn: chức năng chiếu vật là chức năng chính của ĐTTT ở phương diện ngữ dụng. Tác giả chủ yếu sử dụng danh ngữ có ĐTTT để thực hiện hoặc góp phần thực hiện hành vi chiếu vật trong ngữ cảnh cụ thể của tác phẩm. Tuy nhiên, so với các tài liệu nghiên cứu, khảo sát trước đó, ở tác phẩm MB, ĐTTT ít được sử dụng với chức năng biểu thị hàm ý và trang trí. Đó là điểm khác biệt trong việc sử dụng ĐTTT của Nguyễn Nhật Ánh.
Để góp phần tìm hiểu chiều sâu nội dung tư tưởng của tác phẩm, luận văn sẽ phân tích, đánh giá các ĐTTT ở các chức năng cụ thể trên phương diện ngữ dụng.
3.1.2. Định tố tính từ có chức năng chiếu vật (định tố tính từ chiếu vật)
Trong tiếng Việt, ĐTTT là một thành tố góp phần tạo nên các biểu thức danh ngữ. Mà các biểu thức danh ngữ được người Việt rất ưa sử dụng vào chức năng chiếu vật thay cho đại từ tiếng Việt vừa thiếu và nghiêng về ý nghĩa biểu cảm xấu. Cuốn
Định tố tính từ trong tiếng Việt (tr.140) đã khẳng định như vậy. Chức năng chiếu vật là một chức năng quan trọng của ĐTTT.
Trong tác phẩm của mình, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng sử dụng nhiều danh ngữ có ĐTTT nhằm thực hiện hoặc góp phần thực hiện hành vi chiếu vật. Khi tìm hiểu chức năng chiếu vật của các ĐTTT trong MB, chúng tôi gắn với ngữ cảnh cụ thể trong tác phẩm để hiểu rõ hơn dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Đầu tiên, có thể thấy các ĐTTT có chức năng chiếu vật đều là các ĐTTT hạn định. Hay nói cách khác, chỉ ĐTTT hạn định mới được sử dụng để chiếu vật. Bởi vậy, việc sử dụng các danh ngữ có ĐTTT chiếu vật trong mỗi ngữ cảnh cụ thể đều giúp sự diễn đạt của câu văn thêm rõ ràng, cụ thể hơn. Trong trường hợp sau đây:
(1) Giếng làng nằm trên con đường đất đỏ. (tr.36)
Trong câu văn trên, ĐTTT đỏ được sử dụng làm yếu tố phụ để ghép với danh từ chung con đường đất nhằm thực hiện hành vi chiếu vật. Vì ĐTTT chiếu vật là loại
thường bị ngữ cảnh bắt buộc sử dụng nên chúng đều là các ĐTTT không thể lược bỏ. Nếu lược bỏ đi ĐTTT đỏ, trong ngữ cảnh của tác phẩm, người đọc sẽ không xác định được đối tượng cụ thể mà nhân vật muốn nói tới.
Xét tổng thể các điều kiện, ĐTTT đỏ ở ví dụ trên có chức năng chiếu vật bởi: - Theo tác phẩm, câu văn được sử dụng trong trường hợp để chỉ một con đường đất ở
làng Đo Đo. Danh ngữ con đường đất đỏ biểu thị rõ đối tượng ở đấy là con đường
dẫn đến cái giếng cũ của làng Đo Đo, giúp phân biệt với các con đường khác trong làng.
- Nếu lược bỏ ĐTTT đỏ, câu văn sẽ trở nên mơ hồ về nghĩa, sự vật được nhắc đến trong danh ngữ không được xác định rõ.
Khi không đạt các tiêu chuẩn trên, thường xảy ra trường hợp là ĐTTT hoặc không có mặt trong danh ngữ hoặc có mặt nhưng không được sử dụng để chiếu vật hoặc chiếu vật không thành công.
Về đặc điểm của ĐTTT chiếu vật, ta xét các ĐTTT chiếu vật trong MB trên ba phương diện:
- Về phương tiện biểu đạt: Chỉ các ĐTTTHĐ mới được sử dụng để chiếu vật. Trong ĐTTTHĐ, nhóm ĐTTT phân loại thường được sử dụng để chiếu vật loại, như ĐTTT
trắng, xanh trong ví dụ sau:
(2) Con trai áo trắng quần xanh. (tr.74)
ĐTTT kiểu loại được sử dụng để chiếu vật cá thể. Ví dụ ĐTTT nghịch ngợm
trong câu sau:
(3) Trước mặt tôi là một đám học sinh nghịch ngợm đang chạy giăng hàng
ngang giữa đường [148]; - Về nghĩa:
+ ĐTTT trong danh ngữ có chức năng chiếu vật cần phải nêu được đặc điểm có thể giúp phân biệt sự vật hoặc các sự vật được nói tới với các sự vật khác cùng loại trong một ngữ cảnh nhất định. Chẳng hạn, trong câu sau:
(4) Ông tôi định xây một dãy nhà ngang phía sau. (tr.9)
ĐTTT ngang đã được sử dụng để chiếu vật bởi từ này đã biểu thị đặc điểm có thể giúp phân biệt ngôi nhà được nói tới với những loại nhà khác.
+ Đặc điểm (của sự vật) được biểu thị ở ĐTTT là đặc điểm mà người nghe (đọc) đã biết qua tiếp xúc, qua phần tiền văn bản hay qua vốn sống của mình.
Trong MB, khi nhắc đến cây bàng già trong câu:
(5)Cây bàng già không còn cao ghê gớm như tôi hằng tưởng. (tr.138)
Độc giả đã biết đến cây bàng già nhờ nó đã được nhắc đến trước
đó.
Chủ yếu, các ĐTTT chiếu vật trong MB đều là những ĐTTT biểu thị đặc tính bền vững. Bên cạnh đó, nghĩa của ĐTTT có thể là nghĩa đen hoặc nghĩa bóng. Như trong ví dụ sau:
(6)Giấc mơ huy hoàng biến mất và tôi cay đắng hiểu rằng chẳng làm gì có
chuyện nghịch cát mà không bị đòn. (tr.15)
Từ huy hoàng không chỉ màu sắc, ánh sáng theo nghĩa đen mà được dùng theo phép ẩn dụ để chỉ cảm nhận tốt đẹp của nhân vật về giấc mơ của mình.
- Về cấu tạo:
+ ĐTTT chiếu vật trong MB có thể là từ hoặc cụm từ. Phổ biến nhất vẫn là ĐTTT có cấu tạo là từ. Theo thống kê, trong tổng số 408 ĐTTT chiếu vật, có đến 356 trường hợp ĐTTT có cấu tạo là một từ, chiếm 87,2%.
Bên cạnh đó, có 52 trường hợp ĐTTT có cấu tạo là cụm từ, chủ yếu là các cụm từ đẳng lập như phẳng và vuông vức, mênh mông và vàng rực trong:
(7) Chúng tôi ngồi xuống một tảng đá phẳng và vuông vức dưới gốc bàng bìa
rừng. (tr.102)
(8) Khách đến làng tôi có cảm giác như đi giữa một rừng hoa mênh mông và
vàng rực. (tr.34)
Ngoài ra, còn có một số trường hợp ĐTTT là cụm từ chính phụ như thích thú kì
lạ trong:
(9) Tự dưng lòng tôi dâng lên một cảm giác thích thú kì lạ. (tr.167)
+ ĐTTT chiếu vật có thể nằm trong các danh ngữ xác định, nhưng cũng có trường hợp nằm trong danh ngữ không xác định. Như trong câu văn sau:
(10) Những ngày sau đó hẳn là những ngày rất tuyệt vời đối với tôi. (tr.15)
thì danh ngữ những ngày rất tuyệt vời là danh ngữ không xác định nhưng ĐTTT rất tuyệt vời vẫn cùng định tố biếu thị quan hệ sở hữu (đối với tôi) có chức năng
chiếu vật chỉ ra quãng thời gian vui vẻ, hạnh phúc mà Ngạn đang tưởng tượng rằng mình sẽ được trải qua.
- Về cách sử dụng:
+ Nhiều ĐTTT trong MB có thể độc lập thực hiện chức năng chiếu vật, như các ĐTTT cộc, tròn trong các ví dụ sau:
(11) Chị Quyên bằng tuổi tôi, da đen nhẻm, quanh năm chỉ vận mỗi cái quần
cộc. (tr.8)
(12) Những trứng chim sẻ xinh như những viên cuội tròn. (tr.64)
Bên cạnh đó, một số ĐTTT chiếu vật thường được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng kết hợp cùng các loại định tố khác đi kèm thực hiện chức năng chiếu vật. Trong câu văn dưới đây:
(13) Tôi đọc được sự “tuyệt vời” nó nói trên vẻ mặt thoả mãn của nó. (tr.155)
ĐTTT thỏa mãn đã có chức năng chiếu vật nhưng nó chỉ giúp phân biệt vẻ mặt này với vẻ mặt khác. Để câu văn có nghĩa trọn vẹn, ta cần phải đặt ĐTTT đi kèm với đại từ sở hữu của nó để cùng thực hiện trọn vẹn chức năng chiếu vật.
Các ĐTTT được tác giả sử dụng chỉ có dạng chiếu vật theo hướng hồi chiếu. ĐTTT chiếu vật hồi chiếu là ĐTTT cùng danh ngữ chứa nó làm yếu tố được giải thích nhờ liên kết với yếu tố giải thích ở phần trước của ngôn bản, như trong câu sau:
(14) Kiểu cách sinh hoạt khác thường và những màn biểu diễn vừa quen thuộc vừa kỳ bí của họ bao giờ cũng toát ra một sức lôi cuốn mạnh mẽ”. (tr.19)
Các danh ngữ kiểu cách sinh hoạt khác thường, những màn biểu diễn vừa quen thuộc vừa kỳ bí đều nhờ liên hệ với phần câu chữ trước của ngôn bản mà có chức năng chiếu vật.
- Về khả năng chiếu vật:
+ Dựa vào hướng xác lập quan hệ chiếu vật, có thể cho rằng, ĐTTT có thể chiếu vật nội chỉ hoặc chiếu vật ngoại chỉ. Chiếu vật nội chỉ là việc ĐTTT xác lập quan hệ giữa danh ngữ chứa nó trong phát ngôn với sự vật đã/sẽ được phản ánh trong cùng ngôn bản. Chiếu vật ngoại chỉ là việc ĐTTT xác lập quan hệ giữa danh ngữ chứa nó trong ngôn bản với sự vật cụ thể bên ngoài ngôn bản. Trong MB, ĐTTT chỉ có khả năng chiếu vật nội chỉ. Ví dụ:
(15)Con đường đất đỏ chạy ngang cuối chợ. (tr.76)
+ Dựa vào mối quan hệ với đối tượng chiếu vật, có thể xác định rằng ĐTTT cũng giống như các biểu thức miêu tả chiếu vật khác ở chỗ nó có thể được sử dụng để chiếu vật cá thể, chiếu vật một số, chiếu vật tập hợp hoặc chiếu vật loại. Ví dụ, câu văn sau:
(16) Con gái mặc áo dài trắng. (tr.74).
Ở câu này, trắng được sử dụng để chiếu vật loại trong danh ngữ áo dài trắng.
Còn ĐTTT trắng trong ví dụ dưới đây lại chiếu vật tập hợp trong:
(17) … những tà áo trắng lững lờ trôi ra khỏi cổng trường. (tr.131)
ĐTTT hồng sau đây chiếu vật cá thể trong:
(18)…chiếc váy hồng thấp thoáng trên ngọn đèn lái chớp đỏ phía sau. (tr.151)
Dựa vào khả năng chiếu vật, có thể phân những ĐTTT chiếu vật trong MB thành 3 loại với số lượng và tỉ lệ sử dụng như sau:
Bảng 3.2: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm định tố tính từ chiếu vật trong
Mắt biếc
Phân loại Tổng số tính từ Lƣợt sử dụng
Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ
Định tố tính từ thuần túy chiếu vật 202 84,9% 268 86,4% Định tố tính từ chiếu vật kiêm thông tin 30 12,6% 34 11,0%
Định tố tính từ chiếu vật kiêm hàm ý 6 2,5% 8 2,6%
Tổng 238 100,0% 310 100,0%
- ĐTTT thuần túy chiếu vật:
Với việc sử dụng các ĐTTT chiếu vật, Nguyễn Nhật Ánh đã khiến bức tranh cuộc sống nhiều sắc độ trong tác phẩm không bị mơ hồ mà có tính xác định.
Trong ví dụ sau:
(19) Chị Quyên bằng tuổi tôi, da đen nhẻm, quanh năm chỉ vận mỗi cái quần
cộc (tr.8)
ĐTTT cộc cho thấy rõ kiểu loại quần mà nhân vật Quyên thường hay mặc, khiến cho sự diễn đạt thêm cụ thể, rõ ràng.
Ông đã sử dụng ĐTTT trong khi kể lại những câu chuyện về thuở ấu thơ của