7. Bố cục của luận văn
2.3.2. Vị ngữ tính từ biểu thị đặc điể mở bản thân sự vật (nhóm A)
Từ thống kê trên, có thể thấy, tác giả chú trọng sử dụng các TT biểu thị những đặc điểm ở bản thân sự vật và tập trung hơn vào những đặc điểm có tính gợi tả, cụ thể, sinh động, dễ hiểu hơn những đặc điểm có tính khái quát, trừu tượng. Điều này cho thấy xu hướng lựa chọn ngôn ngữ của tác giả (ưa sự gần gũi, giản dị); và cũng là sự lựa chọn phù hợp với kiểu văn bản nghệ thuật (cần sự sinh động, gợi tả), phù hợp với người đọc trẻ tuổi (cần ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu). Khi chọn TT vào vai trò định tố, vị ngữ, Nguyễn Nhật Ánh quan tâm đặc biệt đến các tiểu nhóm TT chỉ đặc điểm ở các phương diện trạng thái thiên nhiên, trạng thái sinh lí, tâm lí; thứ đến là 2 tiểu nhóm TT chỉ đặc điểm ở các phương diện phẩm chất, tính cách, năng lực; phương diện tính chất vật lí. Điều đó cho thấy tác giả MB luôn chú trọng khai thác thế giới tinh thần con nguời và trạng thái của thiên nhiên.
- Tiểu nhóm 1 (VNTT chỉ phương diện chiều kích)
Tiểu nhóm này xuất hiện 19 lần với 15 TT, giúp miêu tả kích thước của sự vật, giúp sự vật được tái hiện trong câu văn thêm cụ thể, chính xác. Trong đó, có một TT
được sử dụng sáng tạo dùng cho hai đối tượng khác biệt. Đó là TT mênh mông. Mênh mông vốn là TT chỉ chiều kích rộng lớn, không có giới hạn, vốn được dùng để
miêu tả sự vật cụ thể, hữu hình. Câu văn dưới đây được sử dụng với ý nghĩa này.: (18) Rừng mênh mông. (tr.76)
Bên cạnh đó, tác giả cũng dùng TT mênh mông để diễn tả một sự vật không có hình dạng cụ thể, đó là trong trường hợp sau:
(19) Nỗi buồn mênh mông như biển. (tr.155)
VNTT mênh mông được sử dụng để biểu thị “chiều kích” của nỗi buồn, đồng thời hình ảnh so sánh càng làm câu văn thêm cảm xúc. Độc giả cảm nhận sâu sắc nỗi buồn rộng lớn vô hạn của nhân vật. VNTT ở đây không chỉ gợi hình ảnh mà còn gợi cảm xúc. Diễn tả nỗi buồn, Nguyễn Nhật Ánh còn sử dụng TT cao để thể hiện khía
cạnh chiều kích của một trạng thái tâm lý: (20) Nỗi buồn cao như núi. (tr.199)
Những TT miêu tả trực tiếp bằng mênh mông, cao đã cho ta những cảm nhận sâu sắc nỗi buồn của nhân vật. “Buồn mênh mông”, “cao” có thể không phải nỗi buồn giằng xé đau thấu tận tim gan trong chốc lát, mà nó là sự dai dẳng, bủa vây, từ từ nhấn chìm con người ta, thời gian trôi qua cũng chẳng thể xóa nhòa dấu vết.
- Tiểu nhóm 2 (VNTT biểu thị tính chất vật lý)
Biểu thị những tính chất vật lý vốn có ở các sự vật được nói tới trong tác phẩm, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng các TT có ý nghĩa miêu tả màu sắc, tính chất. Chúng tôi thống kê được tổng số 20 lượt sử dụng tiểu nhóm 2. Nhờ những VNTT này mà độc giả nắm bắt được đặc điểm thuộc về tính chất vật lý của đối tượng. Trong đó, những TT chỉ mùi vị chiếm đa số với 5 TT: cay, cay xè, mặn chát, thơm. Ví dụ:
(9) Xà phòng trên tóc tôi bao giờ cũng chảy vào mắt, cay xè. (tr.37) (10) Vậy mà mắt cứ cay. (tr.37)
(11) Mùi khoai chín dễ biết, thơm nức mũi”. (tr.140)
Nếu như ở chức năng định tố, những TT chỉ màu sắc được tác giả sử dụng đa dạng thì ở vai trò vị ngữ, những TT màu sắc chiếm số lượng không nhiều, chỉ có 3 TT chỉ màu sắc được sử dụng: đỏ, đỏ tươi, tím. Đó đều là những màu sắc quen thuộc trong MB, dùng để miêu tả màu của hoa phượng và trái trâm:
(12) Trái trâm mọc thành từng chùm, tím như thuốc nhuộm, ăn vào miệng một hồi, miệng tím như ngậm mực. (tr.77)
(13) Hoa phượng cũng đỏ tươi, cũng giống như tim vỡ. (tr.205)
Những TT chỉ màu sắc này tiếp tục tạo màu sắc quen thuộc, gần gũi với lứa tuổi học trò. Đó là những màu sắc đặc trưng cho tác phẩm.
- Tiểu nhóm 3 (VNTT biểu thị đặc trưng phẩm chất, tính cách, năng lực)
Tiểu nhóm này gồm 33 TT, 39 lượt sử dụng giúp cho nhà văn diễn tả trực tiếp tính cách, phẩm chất của nhân vật. Nếu ĐTTT chỉ miêu tả đối tượng một cách gián tiếp qua việc sử dụng danh ngữ thì VNTT trực tiếp thể hiện đặc trưng trong phẩm chất, tính cách của đối tượng được nói đến.
Một tác phẩm văn học không thể thiếu những đoạn văn miêu tả nhân vật. Nhân vật Hà Lan được miêu tả với những VNTT biểu thị tính cách giúp độc giả hình dung cụ thể vẻ đẹp vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ của cô:
(5) Mặc dù đôi lúc hơi bướng bỉnh, Hà Lan bao giờ cũng là một người bạn gái dịu dàng, thậm chí có lúc yếu đuối. (tr.55)
Cá tính của Hà Lan được làm rõ thông qua hai VNTT bướng bỉnh và yếu đuối. Những TT này cho thấy nét tính cách gần như đối lập của Hà Lan, đó cũng chính là điểm thu hút của cô bé đối với Ngạn ngay từ những ngày thơ bé, là duyên cớ cho đôi bạn trở nên gắn bó với nhau hơn.
Tiểu nhóm 3 đảm nhiệm phần lớn nhiệm vụ khắc họa nhân vật, làm nên thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh. Ông thường xuyên dùng nhiều TT để miêu tả thật sinh động tính cách nhân vật. Ví dụ, nhân vật chị Quyên được miêu tả bằng VNTT gan lì (Chị Quyên gan lì hơn tôi nhiều (tr.10)); bản chất nhân vật Dũng được bộc lộ trực tiếp qua VNTT tệ (Ảnh tệ quá! (tr. 166))… Ngạn cũng tự khắc họa tính cách của mình qua các TT: nghịch, yếu đuối, mềm lòng,
bướng bỉnh qua những lời giới thiệu:
(6) Hồi nhỏ, tôi rất nghịch. (tr.6)
(7) Số tôi thế, yếu đuối và dễ mềm lòng. (tr.31) (8) Tôi vẫn bướng bỉnh (tr.63)
- Tiểu nhóm 4 (VNTT chỉ tuổi tác, thể chất)
Tiểu nhóm này ít được tác giả sử dụng do giá trị biểu đạt, miêu tả của chúng không cao, chỉ gồm 6 TT với 19 lượt sử dụng. Khi sử dụng những TT thuộc nhóm
này ở vai trò vị ngữ trong câu, tác giả muốn bổ sung những thông tin cần thiết để làm rõ sự vật được nói đến. Trong đó, VNTT lớn được sử dụng 12 lượt đều bổ sung thêm thông tin về tuổi tác của đối tượng được nói tới. Câu văn dưới đây sử dụng TT lớn bổ sung thông tin về khoảng thời gian, tuổi tác của nhân vật tác động đến nhận thức về thế giới xung quanh:
(21) Khi lớn lên, người ta sẽ thấy mọi thứ dường như bé lại. (tr.138)
Trong MB, tác giả nhiều lần nhắc đến sự thay đổi về thời gian không chỉ khiến con người lớn lên, mà những suy nghĩ, tính cách cũng theo đó mà thay đổi. Khi nhấn mạnh sự thay đổi ấy, giọng văn bao giờ cũng thể hiện sự nuối tiếc.
Nhà văn còn sử dụng hai TT chỉ tuổi tác: nhỏ, già trong một số câu văn để thể hiện sự đối lập về những thay đổi của con người và cảnh vật theo thời gian. Lòng người đã thay đổi ít nhiều nhưng cảnh vật dường như vẫn vậy:
(22) Cây thị vẫn như xưa, nó chẳng chịu già đi dù dưới gốc ngập đầy lá rụng… Hẳn sẽ có những đứa dán vỏ thị lên bàn để tưởng tượng đó là hoa quỳ hoa cúc. Hệt như tôi hồi nhỏ. (tr.139)
Hai cặp TT lớn - nhỏ được sử dụng đối lập nhau thể hiện hai góc nhìn đồng hiện, đối chiều về mặt thời gian quá khứ - hiện tại của nhân vật Ngạn.
- Tiểu nhóm 5 (VNTT chỉ số lượng, tần số)
Những VNTT thuộc tiểu nhóm này cung cấp thêm cho câu những thông tin cần thiết về số lượng sự vật được nói đến. Khác với việc sử dụng số từ để biểu thị số lượng một cách cụ thể, VNTT thuộc tiểu nhóm 5 bên cạnh việc nhấn mạnh những thông tin về số lượng mà còn góp phần gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: (26) Tôi đau vì chảy máu mũi thì ít mà đau vì không đem lại được niềm vui đánh trống
cho Hà Lan thì nhiều. (tr.62)
Cặp TT trái nghĩa ít - nhiều gợi nên cảm xúc hỗn độn của nhân vật. Những TT
dày đặc, chi chít, duy nhất trong câu dưới đây cũng có tác dụng phần lớn để gợi hình
ảnh sự vật được miêu tả:
(27) Vòng tròn người xung quanh mỗi lúc một dày đặc. (tr.19)
- Tiểu nhóm 6 (VNTT chỉ đặc trưng về trạng thái của thiên nhiên, trạng thái tâm sinh lý)
Tiểu nhóm 6 được sử dụng với số lượng nhiều nhất (63 TT, chiếm 33,5% với 65 lượt sử dụng, chiếm 28,5%). Việc sử dụng với tần suất lớn những VNTT này giúp tác giả miêu tả thiên nhiên, con người một cách trực tiếp cũng như góp phần truyền tải được một cách dễ dàng tâm trạng của nhân vật. Nguyễn Nhật Ánh tỏ ra rất có “duyên” khi miêu tả nhân vật và diễn tả những cung bậc cảm xúc đa dạng của lứa tuổi mới lớn. Miêu tả dáng vẻ thay đổi tuổi dậy thì của Ngạn, tác giả viết:
(1) Sau một đêm ngủ dậy, tôi bỗng nhận ra mình lớn vọt hẳn lên, ra dáng một chàng trai hẳn hoi. Tôi vỡ giọng, tiếng nói khàn khàn như vịt đực… Tôi đứng cao hơn cô gần một cái đầu, mặt lại lấm tấm mụn. (tr.83)
Những VNTT khàn khàn, lấm tấm giúp đọc giả hình dung một cách cụ thể sự thay đổi cơ bản của một chàng trai khi bước vào độ tuổi dậy thì, khi kết hợp với các VNTT chỉ tầm vóc lớn, cao càng thêm hoàn thiện bức chân dung của Ngạn. Đồng thời, để nhấn mạnh sự thay đổi không chỉ ở ngoại hình mà còn ở tâm sinh lý nhân vật, nhà văn sử dụng những TT xốn xang, mơ mộng để diễn tả trực tiếp những thay đổi trong tình cảm của Ngạn rất tinh tế và thú vị:
(2) Tự dưng tôi xốn xang quá thể… Tôi mơ mộng. (tr.85)
Nhà văn cũng miêu tả thiên nhiên bằng những VNTT biểu thị đặc trưng về trạng thái giúp việc bộc lộ bức tranh thiên nhiên độc đáo, ấn tượng:
(3) Đằng sau luỹ tre là cánh đồng rập rờn sóng lúa, lúc xanh ngát mạ non lúc trĩu chín bông vàng mùa cày xới nồng nàn mùi phân bò. (tr.51)
Hay bức tranh cánh rừng sim mùa xuân đầy sức sống:
(4) Mùa xuân, cây lá tốt tươi, không khí nhẹ nhàng và trong trẻo… Tôi đi, thơ thẩn và
bồi hồi, đầu óc trong veo. (tr.102)
Đoạn văn sử dụng đến 6 VNTT vừa miêu tả thiên nhiên vừa khắc họa tâm trạng vui sướng của Ngạn khi đi bên cạnh Hà Lan. Những TT được sử dụng khiến bức tranh phong cảnh không chỉ là tả cảnh đơn thuần, đó còn là những bức tranh thiên nhiên hữu tình được nhìn dưới con mắt say đắm của người đang yêu. Các từ thơ thẩn, bồi hồi ở đây có thể coi là TT, chỉ tính chất của tâm trạng nhân vật đi kèm hoạt
- Tiểu nhóm 7 (VNTT chỉ đặc điểm đời sống, sự tồn tại của sự vật)
Tiểu nhóm này gồm 16 TT với 18 lượt sử dụng. Các TT: lẻ loi, ẩn hiện, thấp
thoáng, xa vắng… góp phần nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi của sự vật, kèm theo đó là
tâm trạng buồn của nhân vật. Có đến 3 lần VNTT chỉ đặc điểm sự tồn tại được dùng miêu tả những cảm nhận của Ngạn về người bà đã mất:
(23) Bà gật đầu và nói, giọng xa vắng. (tr.7)
(24) Tôi thấy hình ảnh bà ẩn hiện trong những chùm đèn. (tr.80) (25) Bà mất, tôi bơ vơ. (tr.120)
Những TT ẩn hiện, xa vắng, bơ vơ đã kín đáo thể hiện tâm trạng buồn, nhớ của Ngạn mà không cần phải dùng các động từ buồn, nhớ để diễn đạt trực tiếp. Tiểu nhóm 7 đã tạo nên chất văn nhẹ nhàng, mạn mác buồn cho tác phẩm.
- Tiểu nhóm 8 (VNTT chỉ giá trị chung)
Tiểu nhóm này chỉ được sử dụng 9 lần với 5 TT. Trong số đó, VNTT đẹp được sử dụng đến 7 lần để thể hiện sự đánh giá trực tiếp đặc điểm hình dáng của sự vật được nói đến. Đầu tiên, nhà văn sử dụng VNTT đẹp để nói về đôi mắt của Hà Lan. Bên cạnh ĐTTT biếc trong danh ngữ mắt biếc, tác giả cũng miêu tả đôi mắt chỉ bằng
một TT đẹp đơn giản nhưng khả năng biểu đạt cao. Về phương diện ngữ nghĩa, TT
đẹp không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn thể hiện sự đánh giá và cảm xúc của người
nói. Ở câu văn:
(14) Chỉ có đôi mắt Hà Lan là không thay đổi, vẫn đẹp lạ lùng. (tr.122)
Ngạn nhận ra Hà Lan sau khi lên thành phố thay đổi nhiều từ vẻ bề ngoài đến tính cách, duy chỉ có đôi mắt là không thay đổi. Câu văn không đơn giản là một câu văn miêu tả, đánh giá thông thường, nó còn ẩn chứa sau đó là sự yêu thương xen lẫn nỗi buồn của Ngạn trước sự đổi thay của cô bạn thân yêu.
6 lần xuất hiện còn lại của VNTT đẹp là trong đoạn văn ghi lại cuộc nói chuyện giữa Ngạn và Hà Lan. Lời Hà Lan khoe với Ngạn về vẻ đẹp của thành phố được tác giả dùng liền 3 lần TT đẹp để thể hiện sâu sắc sự say mê và thích thú đặc biệt của nhân vật:
(15) Thành phố đẹp tuyệt vời. Đẹp hơn làng mình nhiều, đẹp gấp nghìn lần phố huyện. (tr.122)
Việc lặp 3 lần TT đẹp đã nhấn mạnh sự ngưỡng mộ của Hà Lan đối với thành phố. Còn với Ngạn thì khác, cậu buồn khi nghe Hà Lan nói vậy và tự nhủ:
(16) Không ở đâu đẹp bằng làng mình…. Làng mình cũng đẹp. Nhưng đẹp kiểu khác. (tr.122)
Sau này, khi đã lên thành phố, Ngạn vẫn giữ nguyên suy nghĩ của mình: (17) Tôi không chắc rằng nó có đẹp hơn làng tôi hay không. (tr.122)
Có thể thấy, tác giả đã linh động trong việc sử dụng VNTT đẹp để thể hiện sự đánh giá của nhân vật về phong cảnh thiên nhiên: với mỗi đối tượng, TT đẹp được sử dụng với ý nghĩa, sắc thái biểu đạt khác nhau. Trong lời nói của Hà Lan, TT đẹp dành để đánh giá những thứ xa hoa, lộng lẫy, giàu sang ở thành phố. Với Ngạn, TT đẹp để chỉ vẻ bình dị, mộc mạc của phong cảnh quê hương. Cùng một TT nhưng trong cách sử dụng của hai nhân vật thể hiện những ý nghĩa khác biệt. Qua lời nói của Hà Lan, ta nhận thấy sự thay đổi của nhân vật. Bởi vậy, Hà Lan sớm bị mê hoặc bởi những nét đẹp của đô thị phồn hoa rực rỡ, thời thượng xa xỉ, nơi chốn mà Ngạn không cách nào thuộc về.
Có thể thấy, những VNTT thuộc nhóm A trong MB được sử dụng khá phong phú về phương diện ngữ nghĩa, mỗi VNTT đều mang đặc điểm ý nghĩa riêng, bổ sung cho câu văn thêm đầy đủ, cụ thể các mặt ý nghĩa.