7. Bố cục của luận văn
3.3.3. Bổ tố tính từ biểu thị thông tin miêu tả (bổ tố tính từ miêu tả)
BTTT biểu thị thông tin miêu tả là những BTTT dùng để bổ sung thông tin cho những hành động, trạng thái của đối tượng được nói đến trong câu văn. Việc lược bỏ chúng cơ bản không ảnh hưởng tới tính trọn vẹn về ngữ nghĩa của câu.
Đây là nhóm được sử dụng nhiều nhất trong MB, với 200 tính từ (chiếm 85,1 %), số lượt sử dụng là 227 (chiếm 86,6%). Ví dụ:
(6) Lòng tôi đang rũ sạch bụi trần. (tr.187)
(7) Tiếng trống vang lên suôn sẻ và đều đặn. (tr.61)
Các BTTT sạch, suôn sẻ, đều đặn giữ chức năng bổ sung thông tin miêu tả cho hành động rũ, vang lên. Nếu lược bỏ, các câu văn vẫn sẽ có nghĩa: “Lòng tôi đang rũ bụi trần”, “Tiếng trống vang lên”. Khi lược bỏ BTTT, câu chỉ đơn thuần là một câu kể chứ không có thông tin miêu tả. Nên ý nghĩa của câu sẽ không được phong phú, đặc điểm của hành động không được biểu lộ rõ ràng, giá trị biểu đạt của tác phẩm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Thông thường, khi biểu thị thông tin miêu tả của câu, các nhà văn thường hay sử dụng từ ngữ ở chức vụ vị ngữ. Tuy nhiên, trong MB, chúng tôi nhận thấy thông tin miêu tả cũng được Nguyễn Nhật Ánh thể hiện phổ biến trong chức vụ bổ tố. Bởi những thông tin liên quan đến các hành động, trạng thái của sự vật vô cùng đa dạng. Những BTTT này giúp biểu thị đặc điểm, cách thức của hành động, trạng thái của đối tượng được nói tới, người đọc do đó dễ dàng nắm bắt thêm nhiều thông tin, góp phần khám phá sâu sắc hơn câu chuyện. Chẳng hạn, các BTTT biểu thị thông tin miêu tả trong những trường hợp sau:
(8) Các lớp học đóng cửa im ỉm. (tr.114)
(9) Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. (tr.7) (10) Tôi vội vàng chạy qua nhà bà tôi. (tr.6)
(11) Tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. (tr.7)
Im ỉm, thản nhiên, vội vàng, khuất, sát là những BTTT biểu thị mức độ, cách
thức, vị trí ... của hoạt động của sự vật được nói tới trong câu. Nó cung cấp thông tin cho người đọc về những đặc điểm đi kèm hành động, trạng thái của nhân vật, bổ sung những thông tin cần thiết giúp ta hiểu thêm tính cách nhân vật.
- Đặc điểm của BTTT biểu đạt thông tin miêu tả + Về phương tiện biểu đạt
Xét về đặc điểm nghĩa, nội dung mà BTTT biểu đạt thường là những đặc điểm mà người đọc đã biết hoặc dễ biết ở đối tượng được nói tới.
Xét về cấu tạo, BTTT biểu thị thông tin miêu tả được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong tác phẩm của mình phần lớn đều là từ, chỉ có một số ít trường hợp BTTT là cụm từ đẳng lập như:
(12) Tôi lúng túng và rụt rè trả lời những câu hỏi của thầy. (tr.25) (13) Tôi nằm im như khúc gỗ, u sầu và giận dỗi. (tr.181)
- Về khả năng thông báo
+ Dựa vào nội dung thông báo: Có thể thấy, qua những miêu tả về hành động, trạng thái của nhân vật mà độc giả có thêm những thông tin bên ngoài ngôn bản về tính cách, suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ:
(14) Bà mỉm cười hiền lành. (tr.80)
BTTT hiền lành giúp miêu tả cụ thể về sắc thái nụ cười của bà, đồng thời qua đó cho thấy hình ảnh bà luôn dành sự ân cần, hiền từ cho Ngạn, đồng thời người đọc cảm nhận được tình cảm yêu thương của Ngạn mỗi khi nhắc đến bà của mình.
+ Dựa vào vai trò của thông tin
Từ phía tác giả, những BTTT nhóm này không cung cấp những thông tin chính cho câu văn, nhưng nó lại chứa những thông tin bổ sung cần thiết về nhiều mặt đặc điểm của hàng động, trạng thái. Chẳng hạn câu văn (13) trả lời cho câu hỏi: “Tôi làm gì?” hay “Tôi nằm như nào?”. Thông tin chính nằm ở động từ nằm. BTTT im được người viết bổ sung vào nhằm giúp người đọc biết thêm về trạng thái của nhân vật khi đó mà thôi, chúng chỉ biểu đạt những thông tin phụ.