Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Điều 298 BLTTHS)

Một phần của tài liệu Bài giảng luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 29)

IV. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHIÊN TÒA SƠ THẨM

3. Giới hạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Điều 298 BLTTHS)

Cơ sở lý luận: Trong tố tụng hình sự tồn tại 3 chức năng: chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Chức năng xét xử phải dựa trên chức năng buộc tội. Chúng ta không thể biến Tòa án thành một chủ thể thực hiện chức năng buộc tội. Vì vậy, phải đặt ra giới hạn xét xử đ/v Tòa án. Không biến Tòa án vượt quá giới hạn để thực hiện chức năng buộc tội. Vì vậy, giới hạn xét xử là dựa trên chức năng buộc tội của VKS. Tòa án không được xét xử những bị cáo, những hành vi mà VKS chưa truy tố, để đảm bảo quyền bào chữa cho những người bị buộc tội. Nếu như chưa truy tố người ta, thì làm sao người ta biết & có cơ sở đề bào chữa. Do vậy, giới hạn xét xử của Tòa án vừa đảm bảo được chức năng buộc tội, vừa đảm bảo chức năng bào chữa, giúp cho Tòa án chỉ thực hiện chức năng xét xử.

Giới hạn xét xử sơ thẩm

- Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử: Như vậy, đ/v những hành vi và những bị cáo mà VKS chưa truy tố, thì Tòa án không được đưa ra xét xử.

- Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật: khoản khác này có thể là nặng hơn hoặc nhẹ hơn đều được, với điều kiện là khoản đó vẫn nằm trong thẩm quyền xét xử của Tòa án đó (v/d: nếu như đẩy sang khoản khác có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, lại thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh chứ ko còn là cấp huyện nữa). Có ý kiến cho rằng, nếu như cho phép Tòa án xét xử bị cáo theo khoản khác nặng hơn, thì có nghĩa là Tòa án đang thực hiện chức năng buộc tội.

- Tòa án có thể xét xử một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố: để biết được tội khác là bằng hay nhẹ hơn, thì phải căn cứ vào quy định hướng dẫn so sánh các tội danh trong BLHS với nhau. Trong văn bản hướng dẫn, phải so sánh mức cao nhất của khung hình phạt của 2 tội đó, nếu 2 mức cao nhất bằng nhau, thì căn cứ vào mức thấp nhất. v/d: tội giết người thì nặng hơn tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, quy định này cũng có một số vướng mắc trên thực tiễn. Ví

dụ: khoản 2, Điều 93 (tội giết người) với khoản 4, Điều 104 (Tội cố ý gây thương tích), thì khoản 2, Điều 93 lại nhẹ hơn.

- Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh VKS truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để VKS truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu VKS vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó: đây cũng là một vướng mắc trên thực tiễn, trong trường hợp Tòa án nhận định tội danh nặng hơn so với VKS, còn VKS vẫn giữ nguyên tội danh đã truy tố, gây ra tình trạng đẩy hồ sơ qua lại. V/d vụ án: ông A đi xe ô tô, tông vào một người đi qua đường. Thấy người này chưa chết, ông A de xe lại, cán lên người này, nhưng người này vẫn ko chết, mà sống đời sống thực vật, 97% thương tích. VKS truy tố theo tội cố ý gây thương tích, vì chưa chết người. Tòa án nghiên cứu hồ sơ căn cứ vào chứng cứ, hồ sơ vụ án, nhận định là tội giết người. Theo BLTTHS 2003, Tòa án ko được quyết định tội danh nặng hơn, nên đẩy hồ sơ về cho VKS. VKS giữ nguyên quan điểm là cố ý gây thương tích, đẩy lại hồ sơ cho Tòa. Tòa giữ nguyên quan điểm, đẩy lại hồ sơ cho VKS. VKS đẩy lại hồ sơ cho Tòa. Lần này, Tòa không được phép đẩy hồ sơ nữa, Tòa phải xử theo tội cố ý gây thương tích, nhưng ghi nhận định trong bản án (để tránh phát sinh trách nhiệm sau này) rằng do giới hạn xét xử của Tòa án, nên Tòa phải xử theo tội cố ý gây thương tích. Sau đó thông báo cho người có thẩm quyền để thực hiện thủ tục phúc thẩm/ giám đốc thẩm. Theo BLTTHS 2015, đã cho phép Tòa án được xử theo tội nặng hơn, nhưng trước hết phải trả hồ sơ lại cho VKS để làm lại cáo trạng  gỡ được vướng mắc trên thực tiễn. Nhưng sẽ phát sinh bất cập, vì việc đánh giá tội nhẹ hơn, hay nặng hơn là phụ thuộc vào quan điểm. Trong trường hợp này, nếu cho phép Tòa xử theo tội nặng hơn, thì sẽ dẫn đến việc Tòa thực hiện chức năng buộc tội, không trên cáo trạng của VKS, đồng thời gây khó khăn cho người bào chữa/ bị cáo, không những phải chống lại buộc tội của VKS mà còn phải chống lại buộc tội của Tòa án. Do bởi bị cáo không biết mình bị buộc tội theo phướng án nào để chuẩn bị bào chữa. Mặt khác, nếu Tòa xử theo phương án nặng hơn, thì sẽ phát sinh mâu thuẫn, và vi phạm nguyên tắc tranh tụng tại Tòa: Tòa án không thể nào tham gia trong phiên tòa với tư cách là một bên tham gia tranh tụng, mà Tòa án phải đóng vai trò là trọng tài đứng giữ bên buộc tội và bên bị buộc tội. (Điều 26: Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa). Tuy nhiên, quan điểm ủng hộ việc Tòa được xử theo tội nặng hơn, thì lại dựa trên nguyên tắc Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, quan điểm này cũng bị phản bác ở chỗ, nguyên tắc độc lập là để đảm bảo độc lập trong các mối quan hệ thôi, còn vẫn phải ràng buộc Tòa án, không được vượt qua giới hạn, không được lấn sang chức năng buộc tội. Hiện tại, vấn đề vẫn đang là tranh cãi pháp lý (Bộ luật của Nga: được quyền xét xử theo tội khác, nhưng không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo và phải đảm bảo quyền tranh tụng của bị cáo).

Một phần của tài liệu Bài giảng luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w