1. Đối tượng chứng minh
a. Khái niệm
Đối tượng chứng minh là tổng thể các vấn đề cần phải được xác định và làm sáng tỏ để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Chứng cứ chính là phương tiện, đối tượng chứng minh chính là mục đích. Chúng ta sử dụng phương tiện để đạt được mục đích của mình
Nhóm 1: Những vấn đề chứng minh thuộc về bản chất của vụ án: Các yếu tố cấu thành tội phạm - Mặt khách quan - Chủ thể: - Khách thể - Mặt chủ quan
Nhóm 2: Những vấn đề chứng minh liên quan đến trách nhiệm hình sự và hình phạt - Những tình tiết tăng nặng TNHS
- Những tình tiết giảm nhẹ TNHS
- Những tình tiết loại trừ TNHS, miễn TNHS, miễn hình phạt - Những đặc điểm thuộc về nhân thân của bị can, bị cáo
Nhóm 3: Những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án
V/d: việc xác định mối quan hệ giữa người làm chứng với người bị hại, người làm chứng với bị can, bị cáo.
V/d: đ/v những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, thì phải xác định tuổi, mức độ phát triển về thể chất, tinh thần, có hay không có người xúi giục…
2. Chủ thể chứng minh
*) Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh Các cơ quan, người có thẩm quyền THTT (Slide)
Trong quá trình phát triển lịch sử TTHS, có 4 mô hình tố tụng hình sự: Tố tụng tố cáo (không có nguyên cáo thì không có quan tòa) Tố tụng thẩm vấn
Tố tụng tranh tụng
Tố tụng hỗn hợp (Việt Nam), thiên về tố tụng thẩm vấn.
*) Chủ thể có quyền chứng minh
Người bị buộc tội; Người bào chữa; Người tham gia tố tụng khác