IV. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHIÊN TÒA SƠ THẨM
4. Việc rút quyết định truy tố của Viện kiểm sát
Điều 285, Điều 319, Điều 325 và Điều 326 Thời điểm rút/ phạm vi rút/ hướng giải quyết
Quyết định truy tố của VKS chính là căn cứ để Tòa án mở phiên tòa xét xử và xác định giới hạn xét xử của Tòa. Tuy nhiên, trường hợp VKS nhận ra là mình đã sai, họ khắc phục sai đó bằng việc rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố.
*) Thời điểm rút
+) Rút trước khi mở phiên tòa:
- Nếu VKS rút một phần quyết định truy tố (v/d: trước đây truy tố với 2 tội: tội hiếp dâm & tội giết người. Trước khi mở phiên tòa, rút quyết định truy tố tội hiếp dâm) Tòa án sẽ xét xử phần còn lại.
- Nếu VKS rút toàn bộ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Thẩm quyền đình chỉ vụ án thuộc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (Điều 285 BLTTHS & Điều 282 BLTTHS).
+) Rút tại phiên tòa
- Nếu VKS rút một phần quyết định truy tố Tòa án vẫn xét xử toàn bộ vụ án. Khi xét xử toàn bộ vụ án, có thể quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc rút quyết định truy tố. Nếu không chấp nhận vẫn tuyên án bình thường.
- Nếu VKS rút toàn bộ quyết định truy tố Tòa án vẫn xét xử toàn bộ vụ án. Nếu cảm thấy có căn cứ thì tuyên bị cáo không có tội. Nếu trong trường hợp thấy việc rút của VKS mà không có căn cứ, thì ko được tuyên, mà phải tạm đình chỉ vụ án, mà kiến nghị với VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp của VKS đã rút quyết định truy tố. Nếu VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp thống nhất với việc rút quyết định truy tố, thì họ sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Còn nếu không thống nhất với việc rút quyết định truy tố, thì hủy quyết định rút đó, và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án, để Tòa án tiếp tục việc xét xử.
Nhận định:
Khi VKS đã rút toàn bộ quyết định truy tố, thì Tòa án phải đình chỉ vụ án? Sai
Thời điểm rút: Tại phiên tòa thì…
Sai
Rút một phần hay toàn bộ?