1. Giữ người trong TH khẩn cấp
Điều 110 BLTTHS
Trước đây, trong BLTTHS 2003 không có biện pháp này, chỉ có biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp. BLTTHS 2015 bổ sung biện pháp này là để phù hợp với Hiến pháp.
*) Khái niệm: slide
(Slide)
Đ/v trường hợp có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thì chú ý có sự thay đổi trong BLHS: BLHS 1999 quy định đ/v người chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phải chịu TNHS. Tuy nhiên, BLHS 2015 lại liệt kê những tội phạm mà người phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị thì chịu TNHS. Do vậy, đã có sự vênh nhau giữa BLTTHS 2015 & BLHS 2015.
Nếu nghi ngờ trên xe có tàng trữ ma túy, trên thực tế có thể sử dụng những biện pháp linh hoạt, v/d: giả vờ va quẹt xe tạo tai nạn giao thông, đưa về đồn giao thông, khám xét xe sau.
*) Thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp (khoản 2, Điều 110 BLTTHS)
Nhà làm luật lại bỏ “Kiểm lâm” ra khỏi trường hợp người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp (không hiểu lí do).
*) Thủ tục giữ người khẩn cấp
Khoản 2, Điều 113 BLTTHS
2. Bắt người
Bắt người thì sẽ nghiêm khắc hơn so với giữ người. Khi giữ người, về nguyên tắc ko được còng tay người đó, bắt thì được phép còng tay.
*) Khái niệm (Slide)
*) Các trường hợp bắt người (slide)
a. Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (khoản 4, 5, 6, Điều 110 BLTTHS) b. Bắt người phạm tội quả tang (Đ.111 BLTTHS)
Hiện nay, có trường hợp giết người do vượt quá yêu cầu của việc giữ người, bắt người. Đặc biệt là những trường hợp trộm chó…, do tức quá giết họ luôn.
Chú ý: trong lí luận, để đảm bảo tính chất quả tang, thì thời gian phải liên tiếp nhau. Chứ nếu như người ta thực hiện hành vi phạm tội, mấy ngày sau mới thấy người đó, thì ko còn là trường hợp bắt người phạm tội quả tang nữa.
c. Bắt người đang bị truy nã (Điều 112 BLTTHS) d. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113 BLTTHS)
Biện pháp tạm giam (Điều 119 BLTTHS). Thực tiễn chỉ ra một lệnh bắt & tạm giam, chứ không ban hành 2 lệnh: lệnh bắt & lệnh tạm giam.
Đối tượng bị áp dụng phải là bị can hoặc bị cáo, tức là người đã bị khởi tố về hình sự rồi. Thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam (K1, Điều 113 BLTTHS) Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam (K2, Điều 113 BLTTHS)
Bài tập về nhà: So sánh biện pháp tạm giam với hình phạt tù có thời hạn 3. Tạm giữ (Điều 117 BLTTHS)
V/d: tối đi học về, thấy một người giật ví bỏ chạy. Bắt được người đó, giải người đó đến cơ quan công an gần nhất. Cơ quan công an cần có thời hạn để xác minh một số thông tin, ví dụ, tuổi của người phạm tội… Khi đó sẽ ra lệnh tạm giữ. Đưa người tạm giữ vào nhà tạm giữ. (công an cấp huyện là có nhà tạm giữ rồi. Còn Người bị tạm giam thì đưa vào trại tạm giam).
4. Tạm giam (Điều 119 BLTTHS)
Mặc dù Bộ chính trị định hướng hạn chế áp dụng biện pháp tạm giam, tuy nhiên, những quy định về các trường hợp có thể bị tam giam trong BLTTHS thì lại nhiều.
Đối tượng áp dụng
- Đối tượng đặc biệt không bị tạm giam: khoản 4, Điều 119 BLTTHS: Bị can, bị
cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng.
Trong TTHS, chưa có văn bản hướng dẫn về người già yếu, người bị bệnh nặng. - Trường hợp loại trừ
Nếu rơi vào những trường hợp loại trừ, thì dù thuộc đối tượng đặc biệt không bị tạm giam nêu trên, thì vẫn bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Các trường hợp loại trừ tại khoản 4, Điều 119 BLTTHS
5. Bảo lĩnh (Điều 121 BLTTHS)
Đây là biện pháp thay thế biện pháp tạm giam. Tức là trong TH này, bị can, bị cáo có đủ điều kiện để tạm giam, nhưng có đủ điều kiện (…), nên có thể áp dụng biện pháp này để thay thế biện pháp tạm giam.
Có 2 trường hợp bảo lĩnh: cá nhân hoặc cơ quan.
- Cá nhân: ít nhất 02 người, phải là người thân thích. Tại sao nhà làm luật lại quy định như vậy? Nếu như ko phải là người thân thích, khó có khả năng giám sát người này. Có 02 người là để nếu người kia có bận, thì còn có 01 người còn lại. Trước đây, BLTTHS 2003 không quy định cụ thể về chế tài áp dụng đ/v cá nhân
bảo lĩnh. Luật mới quy định cụ thể về chế tài áp dụng: phạt tiền theo quy định pháp luật. Do vậy, tính ràng buộc cao hơn.
- Cơ quan tổ chức:
6. Đặt tiền để bảo đảm (Điều 122 BLTTHS; TTLT 17/2013)
Dùng để thay thế cho biện pháp tạm giam. Nhưng nó khác so với bảo lĩnh, ở chỗ có thêm căn cứ vào tình trạng tài sản của bị can, bị cáo.
7. Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123 BLTTHS)8. Tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124 BLTTHS) 8. Tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124 BLTTHS)
Mới được bổ sung vào BLTTHS 2015.
Lưu ý: Áp dụng BPNC đ/v một số đối tượng đặc biệt: - Người dưới 18 tuổi Điều 419 BLTTHS
- Người bị yêu cầu dẫn độ Điều 502 đến Điều 506 BLTTHS - Đại biểu Quốc hội Điều 37 Luật tổ chức Quốc hội 2014
- Đại biểu Hội đồng nhân dân Điều 100 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015