Giả sửA và B không ký hiệp định thương mại song phương kể trên Tháng 1/2009, cơ quan y tế của quốc gia A phát hiện ra sản phẩm thuốc lá điếu

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi luật thương mại quốc tế 2022 có hướng dẫn (Trang 29 - 30)

C. Quốc gia này tự xin rút ra khỏi WTO.

2. Giả sửA và B không ký hiệp định thương mại song phương kể trên Tháng 1/2009, cơ quan y tế của quốc gia A phát hiện ra sản phẩm thuốc lá điếu

xì gà nhập khẩu của tất cả các doanh nghiệp của B có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn, khi kết hợp với hemoglobine dẫn đến hiện tượng thiếu máu não và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở người hút. Trên cơ sở này, chính phủ quốc gia A quyết định ban hành lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm xì gà của các doanh nghiệp đến từ B. Phản đối quyết định này, chính phủ quốc gia B cho rằng căn cứ vào quy định của WTO, A không được phép hạn chế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO.

Với tư cách là chuyên gia về luật thương mại quốc tế của A, anh/chị hãy tư vấn cho A để bảo vệ quyền lợi của mình.

A được quyền ban hành lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm xì gà của các doanh nghiệp đến từ B nếu chứng minh bằng các bằng chứng khoa học cho thấy sản phẩm có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn, khi kết hợp với hemoglobin dẫn đến hiện tượng thiếu máu não và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở người hút. Ngoài ra, phải chứng minh bất cứ sản phẩm thuốc lá nào từ bất cứ nước nào có chứa có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn đều bị cấm, không gây hạn chế thương mại trá hình.

Nếu chứng minh được các điều trên thì A có thể viện dẫn ngoại lệ quy định tại Điều 20.b Hiệp định GATT 1994

Bài tập 2.

J và B là hai quốc gia thành viên WTO, C đang đàm phán gia nhập WTO. J là một quốc gia xuất khẩu đồ điện tử hàng đầu thế giới. Trong khi đó, B là một nước công nghiệp mới nằm tại châu Á – Thái Bình Dương; cũng là một thị trường tiêu thụ hàng điện tử lớn. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của J tới thị trường của B lên tới 750 triệu USD. Trong những năm gần đây B bắt đầu phát triển quan hệ thương mại mật thiết với C. Năm 2007, C và B bắt đầu đàm phán ký kết hiệp định thương mại tự do song phương (CB - FTA) để xúc tiến thương mại và đầu tư giữa hai nước. Hai doanh nghiệp điện tử lớn của C và B là ASF và Technotronics đã tiến hành đàm phán hợp tác liên doanh sản xuất hàng điện tử. Họ đề nghị chính phủ hai nước C và B thiết lập chế độ ưu đãi thương mại đặc biệt đối với các linh kiện điện tử và đồ điện tử có xuất xứ từ C và B, đồng thời tạo cho họ những lợi thế cạnh tranh hơn sản phẩm của J vốn đã có chỗ đứng tại B trong nhiều thập niên qua. Nếu được ưu đãi từ CB - FTA, ASF và Technotronics cam kết sẽ tăng đầu tư vào ngành sản xuất điện tử để hình thành nên chuỗi sản xuất của khối; dự án này cũng sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động của hai nước. Đoàn đàm phán của C và B đang cân nhắc áp dụng (i) cơ chế hạn ngạch đối với hàng điện tử nhập khẩu, đặc biệt là đối với sản phẩm của J trong 5 năm đầu của CB - FTA, (ii) áp dụng thuế nhập khẩu 0% cho hàng điện tử và linh kiện điện tử có xuất xứ từ các nước thuộc CB-FTA. Chính phủ J kịch liệt phản đối đề án này và chỉ ra rằng nếu áp dụng cơ chế trên B sẽ vi phạm Điều I và XI GATT 1994.

1. B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với Ctrong khuôn khổ CB – FTA khi C chưa phải là thành viên của WTO

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi luật thương mại quốc tế 2022 có hướng dẫn (Trang 29 - 30)