Theo quy định của WTO, SBA không nên yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại (hạn ngạch) để bảo vệ quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi luật thương mại quốc tế 2022 có hướng dẫn (Trang 54 - 56)

C. Quốc gia này tự xin rút ra khỏi WTO.

2. Theo quy định của WTO, SBA không nên yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ thương mại (hạn ngạch) để bảo vệ quyền lợi của mình.

tự vệ thương mại (hạn ngạch) để bảo vệ quyền lợi của mình.

SBA chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:

- Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;

Ở đây có sự tăng về số lượng nhưng không thể hiện sự đột biến.

- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó bị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại nói trên.

Sự gia tăng thị phần sản phẩm của A trên thị trường B gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản của B.

Không nên áp dụng biện pháp tự vệ thương mại vì biện pháp tự vệ thương mại dùng để đối phó hành vi thương mại hoàn toàn bình thường ( không có vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh) nên nó không miễn phí. Khi áp dụng phải bồi thường thương mại cho những thiệt hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài. Ở đây, hành vi thương mại của quốc gia A có dấu hiệu vi phạm pháp luật WTO – Trợ cấp xuất khẩu nên SBA không nên áp dụng biện pháp tự vệ thương mại mà nên điều tra trợ cấp và áp thuế đối kháng.

* Thủ tục và yêu cầu áp dụng thuế đối kháng theo quy định của WTO. 1. Có trợ cấp xuất khẩu dưới dạng :

- Các chương trình có thưởng khuyến khích xuất khẩu.

- Miễn một phần các khoản thuế trực thu mà doanh nghiệp sản xuất phải thanh toán, chỉ áp dụng riêng với xuất khẩu.

- Ngân hàng thuộc Chính phủ cấp các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp hơn mức mà họ thực tế phải trả để có được tiền thực hiện việc này.

CSPL: Điều 1, phụ lục I SCM. 2. Có thiệt hại xảy ra

Sản phẩm thủy sản nhập khẩu của A đã nhanh chóng chiếm được tới 35% thị phần tại thị trường B trong thời gian ngắn từ năm 2009-2013. Sự gia

tăng thị phần sản phẩm của A trên thị trường B gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản của B.

CSPL: Điều 15 SCM

3. Có mối quan hệ nhân quả. CSPL: Điều 11.2, Điều 15.5 SCM.

4. Thủ tục

Bước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban đầu);

Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra);

Bước 3 : Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);

Bước 4 : Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ...);

Bước 5 : Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu);

Bước 6 : Kết luận cuối cùng;

Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại) ;

Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế)

Bước 9 : Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).

BÀI TẬP 6

Với tư cách là chuyên gia Luật thương mại quốc tế, anh/chị hãy đưa ra hướng giải quyết phù hợp để giúp đỡ các doanh nghiệp Trung Quốc bảo vệ quyền lợi của họ.

Cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ đã kết luận sản phẩm X được bán theo điều kiện thương mại thông thường thì giá thông thường phải xác định

theo Điều 2.1 Hiệp định chống bán phá giá – ADA chứ không áp dụng khoản 2 là giá xuất khẩu sang một nước thứ 3.

BÀI TẬP 7

Năm 2009, A gia nhập WTO. Trong giai đoạn này, dựa trên các cam kết mở thị trường tài WTO, A đã tiến hành mở của thị trường mạnh mẽ. Tuy nhiên, cùng thời gian này sản phẩm dầu ăn nhập khẩu đã chiếm lĩnh thị trường nội địa của A. Năm 2013, ngành công nghiệp dầu ăn trong nước yêu cầu chính phủ A áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm dầu ăn có xuất xứ từ các thành viên khác của WTO từ 15% lên 25%.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi luật thương mại quốc tế 2022 có hướng dẫn (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w