Theo WTO, có thể loại trừ một số sản phẩm ra khỏi việc áp dụng biện pháp tự vệ căn cứ vào xuất xứ hàng hóa (FTA).

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi luật thương mại quốc tế 2022 có hướng dẫn (Trang 43 - 47)

C. Quốc gia này tự xin rút ra khỏi WTO.

25. Theo WTO, có thể loại trừ một số sản phẩm ra khỏi việc áp dụng biện pháp tự vệ căn cứ vào xuất xứ hàng hóa (FTA).

biện pháp tự vệ căn cứ vào xuất xứ hàng hóa (FTA).

Nhận định SAI.

Không thể loại trừ một số sản phẩm ra khỏi việc áp dụng biện pháp tự vệ căn cứ vào xuất xứ hàng hóa (FTA) vì vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với các biện pháp tự vệ thương mại quy định tại khoản 2 Điều 2 Hiệp

định SA (khi không chứng minh được các nước ngoài FTA gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước). Các biện pháp tự vệ chỉ không được áp dụng để chống lại hàng hóa có xuất xứ từ một Thành viên đang phát triển đáp ứng điều kiện quy định trong Hiệp định SA mà thôi.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài tập 1

Năm 1998, Hàn Quốc tiến hành phân tích mức độ thiệt hại vật chất của hành vi phá giá dựa trên cơ sở mức thiệt hại của 17 doanh nghiệp “tiêu biểu” trong 35 doanh nghiệp của Hàn Quốc sản xuất sản phẩm X. Các doanh nghiệp này đại diện cho 61.6% tổng sản lượng hàng hoá tương tự thể hiện quan điểm đối với hành vi phá giá của sản phẩm X nhập khẩu từ Trung Quốc.

Để xác định “giá thông thường” của sản phẩm X, Hàn Quốc đã chọn một doanh nghiệp xuất khẩu C của Trung Quốc làm đối tượng xem xét. Thực tế có 05 doanh nghiệp xuất khẩu khác cũng có sản phẩm được bán trên thị trường Trung Quốc đồng thời xuất khẩu vào Hàn Quốc, tuy nhiên Hàn Quốc không chọn điều tra các doanh nghiệp này vì cho rằng các sản phẩm của họ được bán không đúng với điều kiện thương mại thông thường.

Giả sử sau đó trong quá trình điều tra Hàn Quốc thay đổi quan điểm cho rằng tất cả các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X của Trung Quốc đều bán hàng trong nước theo điều kiện thương mại thông thường nhưng Hàn Quốc vẫn xác định như sau:

“Giá thông thường” của sản phẩm X được xác định thông qua giá trị thông thường tự tính toán của sản phẩm X (phương thức cấu thành giá) được cơ quan điều tra xác định dựa vào dữ liệu thực tế do các doanh nghiệp của Trung Quốc đang bị điều tra cung cấp phản ánh những khoản chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm X. “Giá xuất khẩu” được xác định trên cơ sở giá bán sản phẩm X được ghi trên hợp đồng mua bán giữa các Doanh nghiệp của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Các nội dung pháp lý thể hiện trong vụ việc trên:

- Ngành sản xuất trong nước

+ Tình tiết: Hàn Quốc tiến hành phân tích mức độ thiệt hại vật chất của hành vi phá giá dựa trên cơ sở mức độ thiệt hại của 17 doanh nghiệp “tiêu biểu” trong 35 doanh nghiệp của Hàn Quốc sản xuất sản phẩm X. Các doanh nghiệp đại diện này đại diện cho 61.6% tổng sản lượng hàng hóa tương tự thể hiện quan điểm đối với hành vi phá giá của sản phẩm X nhập khẩu từ Trung Quốc.

+ Phân tích: đã có đơn yêu cầu bằng văn bản của người nhân danh cho

ngành sản xuất trong nước.

Theo Điều 5 Hiệp định chống bán phá giá – ADA:

Điều 5: Bắt đầu và Quá trình Điều tra Tiếp theo

5.1 Trừ phi có qui định khác tại khoản 6 dưới đây, một cuộc điều tra để quyết định xem thực sự có tồn tại việc bán phá giá không cũng như quyết định mức độ và ảnh hưởng của trường hợp đang bị nghi ngờ là bán phá giá sẽ được bắt đầu khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước.

5.4 Một cuộc điều tra sẽ không được bắt đầu căn cứ theo khoản 1 trừ phi các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở đánh giá mức độ ủng hộ hoặc phản đối với đơn yêu cầu của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước, đã quyết định được rằng đơn đúng là được ngành sản xuất trong nước yêu cầu hoặc được yêu cầu thay mặt cho ngành sản xuất trong nước. Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.

Ở đây có đơn yêu cầu được coi là được yêu cầu bởi đại diện cho ngành sản xuất trong nước vì như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm 61,6% (>50%) tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý: điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.

Như vậy, cần xác định 61,6% đã nêu có ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra không. Nếu ít hơn, điều tra sẽ không được bắt đầu.

- Doanh nghiệp bị điều tra

+ Tình tiết: Hàn Quốc không chọn điều tra các doanh nghiệp này vì cho rằng các sản phẩm của họ được bán không đúng với điều kiện thương mại thông thường.

+ Phân tích: Phải điều tra tất cả các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng

hóa đó ở Trung Quốc có nhập khẩu sản phẩm bị điều tra vào Trung Quốc

CSPL: Điều 5.2.(ii) Hiệp định chống bán phá giá – ADA

(ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi ngờ là bán phá giá, tên nước xuất xứ của hàng hóa đó, tên của các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đó ở nước ngoài và những nhà nhập khẩu hàng hóa đó.

- Giá thông thường

+ Tình tiết: “Giá thông thường” của sản phẩm X được xác định thông qua giá trị thông thường tự tính toán của sản phẩm X (phương thức cấu thành giá) được cơ quan điều tra xác định dựa vào dữ liệu thực tế do các doanh nghiệp của Trung Quốc đang bị điều tra cung cấp phản ánh những khoản chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm X.

+ Phân tích: Tuy TQ có nền kinh tế phi thị trường nhưng Hàn Quốc đã

xác định 5 doanh nghiệp trên có sản phẩm được bán đúng với điều kiện thương mại thông thường phải áp dụng theo Điều 1 chứ không áp dụng Điều 2 Hiệp định chống bán phá giá – ADA.

Giá thông thường là giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu (Trung Quốc) theo các điều kiện thương mại thông thường.

- Giá xuất khẩu:

+ Tình tiết: “Giá xuất khẩu” được xác định trên cơ sở giá bán sản phẩm X được ghi trên hợp đồng mua bán giữa các Doanh nghiệp của Trung Quốc và Hàn Quốc.

+ Phân tích:

Theo Điều 2.3 Hiệp định chống bán phá giá – ADA, giá xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên) không phải giữa các doanh nghiệp của TQ &

HQ nếu họ không phải nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

Bài tập 2.

Quốc gia A gia nhập WTO từ 2006 với cam kết thuế nhập khẩu nông sản trung bình từ 25-30%. Sau nửa năm gia nhập, tại quốc gia này xảy ra tình trạng nông sản ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa. Trong đó, một số mặt hàng nông sản từ quốc gia B chiếm đa số.

1. Dựa vào những kiến thức đã được cung cấp, Anh/Chị hãy tư vấn cho quốc gia A những biện pháp pháp lý cụ thể để xử lý tình huống nêu trên phù hợp với quy định của WTO.

2. Từ nội dung trên hãy bình luận quan điểm cho rằng: “sự phấn khích với hội nhập làm cho nhiều chính sách bảo hộ bị quên đi.”

Trả lời

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi luật thương mại quốc tế 2022 có hướng dẫn (Trang 43 - 47)