Biện pháp pháp lý cụ thể

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi luật thương mại quốc tế 2022 có hướng dẫn (Trang 47 - 48)

C. Quốc gia này tự xin rút ra khỏi WTO.

1. Biện pháp pháp lý cụ thể

Nông sản ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của quốc gia A hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước thì:

1.1 Thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng.

Nếu có cơ sở thể hiện có thể có bán phá giá hoặc trợ cấp, quốc gia A có thể tiến hành điều tra bán phá giá và điều tra trợ cấp trên cơ sở đơn của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước hoặc các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như được qui định tại khoản 2 Điều 5 Hiệp định chống bán phá giá – ADA để biện minh cho hành động bắt đầu điều tra.

Nếu qua điều tra xác định có bán phá giá, có trợ cấp vượt mức cho phép; quốc gia A có thể tiến hành áp thuế chống bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm đó.

Nếu qua điều tra xác định có trợ cấp vượt mức cho phép, quốc gia A có thể áp Thuế đối kháng vào một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết được nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia A ở mức ít hơn hoặc tương ứng với khoản hỗ trợ hay trợ cấp đã xác định.

CSPL: Điều VI GATT 1994. 1.2 Tự vệ thương mại

Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của những nhân nhượng thuế quan của quốc gia A theo GATT 1994, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia A với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, quốc gia A có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam

kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó.

Trước khi quốc gia A áp dụng những biện pháp trên, quốc gia A sẽ thông báo trước bằng văn bản sớm nhất có thể cho Các Bên Ký Kết biết. Quốc gia A sẽ dành cho Các Bên Ký Kết cũng như các bên ký kết khác với tư cách là nước xuất khẩu các sản phẩm nói trên cơ hội cùng xem xét các biện pháp được dự kiến áp dụng. Nếu thông báo về một nhân nhượng liên quan tới một ưu đãi, trong thông báo sẽ nêu rõ tên bên ký kết đã đề nghị áp dụng biện pháp đó. Trong các hoàn cảnh khó khăn mà mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu quả khó có thể khắc phục được, các biện pháp đã dự kiến nêu lúc đầu có thể được tạm thời áp dụng mà không cần tham vấn trước, với điều kiện là tham vấn được tiến hành ngay sau khi các biện pháp được áp dụng.

CSPL: Điều XIX GATT 1994.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi luật thương mại quốc tế 2022 có hướng dẫn (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w