Giới thiệu về Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN PHÂN lân NINH BÌNH (Trang 31)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.1. Khái quát về Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình

2.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình

a, Giới thiệu khái quát về công ty

Tên giao dịch: Công ty Cổ Phần Phân Lân Ninh Bình (NFC)

Tên quốc tế: NINH BINH PHOSPHATE FERTILIZER JOINT STOCK COMPANY Đại diện pháp luật: DƯƠNG NHƯ ĐỨC

Địa chỉ: Xã Ninh An, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình Số điện thoại: (0229) 3610024

Mã số thuế: 2700224471 Ngày hoạt động: 31/12/2004

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất phân bón và các loại hóa chất nông nghiệp.

b, Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình tiền thân là Nhà máy Phân lân Ninh Bình được thành lập từ ngày 01 tháng 8 năm 1977, trực thuộc Tổng cục Hoá chất Việt Nam trước đây, nay là Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.

Trong thời kỳ từ năm 1977 đến năm 1984, Công ty tập trung vào nhiệm vụ chính là thực hiện công tác xây dựng cơ bản, đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ, tiếp nhận bàn giao đưa các dây chuyền thiết bị công nghệ vào sản xuất sản phẩm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Apatít nghiền và một số loại sản phẩm hoá chất khác.

Năm 1984 Công ty chính thức nhận bàn giao dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân nung chảy với thiết kế 2 lò cao có công suất 100.000 tấn/năm/ 2 lò được đưa vào vận hành có tải để sản xuất sản phẩm phân lân nung chảy phục vụ phân bón cho sản xuất nông nghiệp trên thị trường

Ngày 15 tháng 2 năm 1985, Tổng cục Hoá chất có quyết định số 99/HC-TCCBĐT về việc thành lập xí nghiệp Secpentin Thanh Hoá. Trong thời gian từ năm 1985 đến năm 1990 lãnh đạo Công ty đã cùng tập thể CNVC lao động thực hiện sắp xếp tổ chức sản xuất, tiếp nhận bàn giao chính thức dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân nung chảy

25

với 2 lò cao có công suất thiết kế là 100.000 tấn/ năm để chính thức đưa vào sản xuất theo kế hoạch của nhà nước giao cho Công ty.

Ngày 13 tháng 8 năm 1990, Bộ Công nghiệp có quyết định số 287/CNNg-TC về việc giải thể xí nghiệp phân lân nung chảy số I. Nhà máy phân lân nung chảy Ninh Bình được tách ra (sau đó được đổi tên thành Công ty phân lân Ninh Bình) là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, và có tài khoản tại ngân hàng.

Từ tháng 8/1990 đến tháng 12/2004, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam chuyên sản xuất kinh doanh phân lân nung chảy và các loại sản phẩm phân bón khác, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng… lò cao hiện có và nâng năng lực sản xuất phân lân nung chảy của Công ty tăng lên gấp 3 lần so với thiết kế ban đầu.

Ngày 29/7/2004, Bộ Công nghiệp có quyết định số 66/2004/QĐ-BCN về việc chuyển đổi Công ty Phân lân Ninh Bình thành Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình.

c, Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình hoạt động trong lĩnh vựa chính là sản xuất Lân nung chảy và phân NPK. Ngoài ra Công ty còn hoạt động trên lĩnh vực buôn bán vật liệu, lắp đặt thiết bị trong xây dựng, sản xuất máy chuyên dụng, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác, bán buôn chuyên doanh khác.

Là một trong các doanh nghiệp sản xuất phân lân lớn nhất Việt Nam, nhiều năm liền luôn hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh, không chỉ tạo ra các sản phẩm chất lượng được thị trường ưa chuộng mà còn tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động của Công ty. Nhiệm vụ của công ty:

- Tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài. - Thực hiện chế độ Báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các Báo cáo tài chính.

- Công ty không ngừng nghiên cứu đưa ra các chủng loại sản phẩm mới phù hợp với từng loại đất, cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây nhằm mục đích giúp bà con nông dân có thêm sự lựa chọn chủng loại phân bón cho phù hợp và tăng thị phần phát triển sản phẩm của Công ty.

26

Tổ chức bộ máy của công ty được hình thành và xây dựng dựa trên những nhiệm vụ và chức năng liên quan tới yêu cầu ngành nghề. Vì thế mô hình cơ cấu của công ty luôn thể hiện rõ sự linh hoạt cũng như đổi mới phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp cũng như Tổng công ty.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây

Những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đều có những biểu hiện tốt. Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ và doanh thu hàng năm đều hoàn thành kế hoạch được giao và có sự tăng trưởng khá. Tuy nhiên năm 2020 thị trường phân bón diễn ra cạnh tranh khá phức tạp, do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, cung lớn hơn cầu, tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến thị trường, thị phần của công ty. Công ty luôn phải tìm cách nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm để giữ vững và gia tăng thị phần. Trên cơ sở đó Ban lãnh đạo công ty đã tập trung nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp, tăng cường công tác quản lý, bám sát các mục tiêu kế hoạch đã đề ra; đồng thời xây dựng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và mang tính thiết thực.

27

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Giai đoạn 2018 – 2020, các chỉ tiêu về doanh thu, giá vốn và lợi nhuận của Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình có xu hướng giảm, cụ thể:

Năm 2018, công ty có doanh thu là 573,839 tỷ đồng đến năm 2019 doanh thu của công ty là 478,385 tỷ đồng, giảm 95,454 tỷ đồng so với năm ngoái và tương ứng giảm 16,63%. Năm 2020 doanh thu của công ty đạt 423,742 tỷ đồng, giảm hơn 45,616 tỷ đồng và tương ứng giảm 9,54%. Nhìn chung tổng doanh thu có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân như giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh đặc biệt là giá Than và quặng Apatit trong khi đó giá bán phân lân giữ giá và không tăng kịp và năm 2020 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19 nên hoạt động sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng...

Về giá vốn hàng bán của Công ty giảm qua các năm, cụ thể: Năm 2019 mức giá vốn giảm xuống 406,418 tỷ đồng trong khi đó năm 2017 mức giá vốn hàng bán của công

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2018 2019 2020 2018/2019 2019/2020 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 573,839 478,385 432,742 - 95,454 -16,63 - 45,616 - 9,54 Giá vốn bán hàng 479,641 406,418 372,775 - 73,223 -15,27 - 33,643 - 8,28 Chi phí tài chính 1,512 1,867 0,841 0,355 23,49 -1,026 - 54,9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22,505 18,425 19,565 -4,08 -18,13 1,14 6,18 Lợi nhuận sau

thuế 20,291 9,295 9,166

-

10,996 -54,19 -0,129 - 1,39

28

ty là 479,641 tỷ đồng giảm 73,223 tỷ đồng, tương ứng với giảm 15,27%. Năm 2020 giá vốn hàng bán là 372,775 tỷ đồng, giảm 33,643 tỷ đồng tương ứng giảm 8,28%. Nguyên nhân giảm giá vốn hàng bán là do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh đặc biệt là giá Than và quặng Apatit trong khi đó giá bán phân lân giữ giá và không tăng kịp...

Về lợi nhuận, năm 2018, lợi nhuận sau thuế của công ty là 20,291 tỷ đồng. Năm 2019, lợi nhuận sau thuế của công ty là 9,295 tỷ đồng, giảm gần 11 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng giảm 54,19%, lợi nhuận ở giai đoạn này tăng không nhiều do chi phí tăng, chi phí tăng một phần do nguồn nguyên liệu đầu vào có giá thành cao, và chi phí đào tạo, đầu tư cho nhân lực và các trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất,.... Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của công ty là 9,166 đồng, giảm gần 129 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng 1,39%.

Chi phí tài chính của công ty giai đoạn này có giá trị khá nhỏ so với tổng chi phí của công ty. Dựa vào bảng số liệu ta thấy năm 2018, chi phí tài chính của công ty là 1,512 tỷ đồng. Năm 2019, chi phí tài chính của công ty là 1,867 tỷ đồng, tăng 23,49% so với năm 2018. Năm 2020, chi phí tài chính là 841,073 triệu đồng, giảm 54,9% so với năm 2019.

Ở giai đoạn này, chi phí quản lý kinh doanh của công ty có xu hướng giảm, do sự tụt giảm của chi phí vận chuyển, chi phí nhân viên, chi phí hao mòn và một số chi phí khác, bởi công ty có kế hoạch, phương pháp, công cụ áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, để tối thiểu hóa chi phí như dịch vụ vận chuyển hiện đại, khoa học; tài sản chất lượng giảm hao mòn,...

Nửa đầu năm 2021, tình hình sản xuất ở công ty tiếp tục gặp những khó khăn thách thức mới, tình hình dịch bệnh covid – 19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp, sự cạnh tranh tiêu thụ phân bón ngày càng gay gắt, giá nông sản thấp, vận tải gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên liệu biến động đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm phân bón của công ty và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 6 tháng đầu năm 2020 và 2021

( Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2020

6 tháng đầu năm 2021

Chênh lệch

29 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 268,806 307,914 39,108 14,54 Giá vốn bán hàng 235,304 267,398 32,094 13,64 Chi phí tài chính 0,41 0,92 0,51 124,4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 9,516 11,539 2.023 21,26

Lợi nhuận sau thuế 6,06 7,968 1,908 31,4

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Theo số liệu thống kê, hoạt động kinh doanh của Công ty 6 tháng đầu năm 2021 có cải thiện hơn khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 39,108 tỷ, tăng 14,54% so với nửa đầu năm 2020. Giá vốn bán hàng tăng từ 235,304 tỷ đồng lên 267,398 tỷ đồng, tương đương với tăng 13,64%. Chi phí tài chính cũng chênh lệch đáng kể nửa đầu năm 2020 là 0,41 tỷ đồng sang nửa đầu năm 2021 tăng lên 0,92 tỷ đồng( tăng 124,4%). Chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế cũng tăng lần lượt là 21,26% và 31,4% so với cùng kỳ năm 2020. So với kế hoạch đặt ra thì kết quả được thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 cũng đã có dấu hiệu khả quan, tuy nhiên Ban Giám Đốc cần có những biện pháp để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Bảng 2.4: Tổng doanh thu, chi phí và tỷ suất chi phí

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2018/2019 2019/2020 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh thu thần bán hàng 573,713 478,084 432,545 - 95,629 -16,67% - 45,539 - 10,5 % Tổng chi phí 550,100 465,735 422,122 - 84,365 -15,33% - 43,613 - 9,36 % Giá vốn bán hàng 479,641 406,418 372,775 Chi phí bán hàng 47,954 41,162 29,782

30 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22,505 18,425 19,565 Tỷ suất chi phí (%) 95,88% 97,42% 97,60% 1,54% - 0,18% - Mức tăng, giảm tỷ suất (%) - - - 1,54% - 5.18% - Mức tiết kiệm, mức lãng phí - - - 7,36 - 0,78 -

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Qua bảng 2.3 trên ta thấy mặc dù doanh thu bán hàng 2020 có giảm so với năm 2019 nhưng tỷ suất chi phí không giảm đi. So với năm 2018 công ty đã lãng phí 7,36 tỷ đồng, với tốc độ giảm xuống 0,18% thì Công ty đã giảm được xuống 0,78 tỷ đồng. Điều này có thể cho thấy rằng năm 2020 tuy có sự ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nhưng DN đã quản lý và sử dụng chi phí tốt. Cùng với mục tiêu phải luôn luôn hướng tới giảm tỷ suất chi phí, tăng nhanh tốc độ giảm phí, đó là cơ sở cho việc tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty.

Bảng 2.5: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh thu thuần bán hàng 573,713 478,084 432,545 - 95,629 -16,67% -45,539 -10,5% LNTT 25,076 11,652 12,124 - 13,424 -53,53% -0,472 -4,05% LNST 20,291 9,295 9,166 -10,99 -54,45% -0,129 -1,39% Tỷ suất LNTT/DT 4,37% 2,43% 2,8% -1,94% - 0,37% - Tỷ suất LNST/DT 3,53% 1,94% 2,11% -1,59% - 0,17% -

31

Có thể khẳng định được rằng hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng đi xuống. Về tỷ suất lợi nhuận năm 2019, LNST/DT đạt 1,94% giảm 1,59% so với năm 2018. Năm 2020 đạt 2,11% tang 0,17% so với năm 2019. Nguyên nhân chính có sự biến động về lợi nhuận là do:

Thứ nhất, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt là giá Than và quặng Apatit trong khi đó giá bán phân lân vẫn giữ giá và không tăng kịp.

Thứ hai, do thời tiết càng ngày diễn biến phức tạp khó lường, dịch bệnh phát sinh nhiều làm cho nhu cầu phân bón giảm dần, xuất hiện thêm nhiều nhà máy sản xuất làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Thứ ba, do diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19 nên hoạt động sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng, đặc biệt trong thời gian cách ly xã hội, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Biểu đồ 2.6: So sánh thị phần của Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình với các đối thủ cạnh tranh

NFC là một công ty với kinh nghiệm cũng như tiềm lực vững mạnh, khả năng chiếm lĩnh thị trường trong việc sản xuất phân lân. Cụ thể qua biểu đồ 2.6 dưới đây, sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về thị phần của NFC so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành qua năm 2020.

NFC là một công ty với bề dày kinh nghiệm và chỗ đứng vững chắc trên thị trường, là một trong những công ty nằm trong TOP những công ty chủ lực của ngành,

44%

17% 17%

22% Công ty cổ phần phân lân

Ninh Bình

Công ty cổ phần phân bón Bình Điền

Công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí miền Trung Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển

32

thị phần của NFC có thể thấy rằng đang dần thay đổi theo chiều hướng đi lên. Bên cạnh đó ta có thể thấy thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính của công ty cũng không có nhiều thay đổi lớn. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy ít có sự dịch chuyển thứ hạng của các công ty trong ngành, điều này phản ảnh cũng ít xảy ra chiến tranh dành vị thế trên thị trường mới gia nhập thị trường.

Qua những số liệu phân tích ở trên, ta thấy Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình không những giữ vững được thị phần mà còn dần dần mở rộng được thị trường, nâng cao NLCT trên thị trường. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho triển vọng phát triển của Công ty trong thời gian tới.

2.2. Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình lân Ninh Bình

2.2.1. Thực trạng năng lực sản xuất & cung ứng sản phẩm/dịch vụ

a, Công suất nhà máy, máy móc thiết bị cho sản xuất

Để phục vụ sản xuất kinh doanh, NFC đã đầu tư máy móc thiết bị công nghệ nhằm phát triển các mặt hàng.

Nhà máy bao gồm 4 xưởng chính là: Phân xưởng Lò Cao, Phân xưởng Sấy

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN PHÂN lân NINH BÌNH (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)