6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần phân lân Ninh
Bình
2.4.1. Thành công
Thứ nhất, về năng lực sản xuất & cung ứng sản phẩm/dịch vụ: Năng suất lao động, công suất nhà xưởng, máy móc thiết bị và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của NFC đã tăng lên theo thời gian. NFC đã xây dựng được thương hiệu khá tốt, với lời hứa về thương hiệu: Mang đến cho khách hàng sự hài lòng bởi đẳng cấp chất lượng của sản phẩm, mang đến cho khách hàng sự thân thiện và chia sẻ bởi “Giá trị của sự tận tâm" ở mỗi nhân viên, xứng đáng là người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng và đối tác.
Thứ hai, về năng lực đổi mới công nghệ: Công ty đã không ngừng đầu tư, đổi
mới công nghệ, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến trong sản xuất để nâng cao mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Mới đây nhất, Công ty đã đầu tư thêm lò đốt lò cao, đốt triệt để khí thải nhằm đảm bảo môi trường, giảm tiêu hao điện than, tăng thời gian lò chạy dài ngày. Đây là thành công lớn trong việc cải tiến sản phẩm để cạnh tranh với thị trường. Ngoài ra, việc vận hành và duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn vẫn luôn được NFC chú trọng và điều này đã giúp cho NFC đảm bảo được chất lượng sản phẩm theo đúng mong muốn của khách hàng.
Thứ ba, về năng lực quản lý điều hành: Việc thay đổi lãnh đạo chủ chốt thời gian gần đây đã cho thấy được tầm nhìn xa trông rộng của Tổng Công ty. Chính sự thay đổi này đã tạo ra được những thành công đáng kể cho phía NFC.
Thứ tư, về năng lực marketing: Trong những năm qua, năng lực Marketing của
công ty phần nào được phát huy. Từ khi ra mắt nhận diện thương hiệu mới, NFC đã chú trọng hơn trong các hoạt động marketing của DN.
Thứ năm, về năng lực tạo lập quan hệ: NFC luôn duy trì, tạo dựng và gây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với Bộ Công thương, Tổng công ty, các đối tác cũng như khách hàng. Và đặc biệt là Tổng Giám đốc mới với mối quan hệ cá nhân sẵn có của mình đã giúp cho công ty càng thêm phần phát triển vững mạnh. Đó chính là thành công lớn giúp em có được sự tồn tại và phát triển mạnh như ngày hôm nay
Thứ sáu, chất lượng sản phẩm tốt: Chất lượng sản phẩm của Công ty ổn định và có
uy tín trên thị trường. Các sản phẩm phân lân nung chảy và phân NPK của Công ty đều là các loại phân bón dạng chậm tan với những ưu điểm nổi bật như:
- Các chất dinh dưỡng trong phân được giải phòng từ từ, đảm bảo cây trồng có đủ dinh dưỡng cần thiết ở mọi giai đoạn.
42
- Giảm thiểu công lao động
- Giảm chi phí đầu tư cho người sản xuất
- Cây trồng ít bị sâu bệnh, giảm số lần phun thuốc trừ sâu. - Đảm bảo môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ bảy, đáp ứng sự thay đổi thị hiếu tiêu thụ: Tại Việt Nam, trong những năm
gần đây, xu thế sử dụng phân bón có nhiều thay đổi. Thị hiếu tiêu thụ chuyển từ phân đơn sang phân bón đa lượng và chuyển từ phân tan nhanh sang phân tan chậm. Vì vậy các loại phân bón đa lượng như phân lân nung chảy, phân NPK, phân DAP đang có lợi thế tiêu thụ hơn so với phân Urê và supe phốt phát lân. Các tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển hạ tầng làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm và chất lượng đất trồng ngày càng cằn cỗi. Để đảm bảo sản lượng nông sản, người nông dân phải bón những loại phân bón có chất lượng tốt và không có hại cho đất trồng. Sản phẩm phân lân nung chảy của Công ty được đánh giá là một trong những sản phẩm phân bón có tính bền vững, thân thiện với môi trường và có tác dụng cải tạo đất. Do vậy, sản phẩm phân lân nung chảy sẽ là một trong những lựa chọn đúng đắn của bà con nông dân.
Thứ tám, đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề: Yếu tố quan trọng tạo
nên sự thành công của Công ty trong những năm qua và tiếp tục phát triển trong tương lai chính là khả năng tự chế tạo, bảo dưỡng máy móc trang thiết bị và đội ngũ nhân viên lành nghề. Bên cạnh đó Công ty cũng thực hiện các chính sách đầu tư, phát triển thương hiệu trên thị trường nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng và không ngừng mở rộng phát triển thị trường mới.
2.4.2. Khó khăn
Thứ nhất, năng lực sản xuất & cung ứng sản phẩm: Máy móc, thiết bị chưa được tối ưu hóa, điều này làm cho diện tích thu hẹp lại thêm vào đó năng suất lao động của mỗi công nhân cũng chưa đồng đều. Do đó thời gian tới quản lý phân xưởng, giám đốc nên cần chú ý về việc sắp xếp, bố trí cũng như công năng sử dụng, đồng thời kiến nghị với lãnh đạo công ty sớm đưa ra phương án triệt để cho các thiết bị này, tránh tình trạng để quá lâu sẽ hao mòn hết tài sản.
Thứ hai, năng lực đổi mới công nghệ: Việc đổi mới công nghệ cần tiến hành đồng bộ trong toàn bộ khẩu sản xuất, nhưng NFC mới chỉ dừng lại ở việc đầu tư đổi mới công nghệ ở những khâu quan trọng. Điều này vẫn dẫn tới tình trạng thời gian sản xuất dài,
43
chất lượng sản phẩm chưa đạt tới điều khách hàng mong muốn nhất, và có thể thêm vào đó là chi phí cho các khâu, các công đoạn tốn kém hơn.
Thứ ba, năng lực quản lý điều hành: Hiện nay đội ngũ CBCNV của NFC tương
đối nhiều, đôi khi còn tình trạng người lao động không có việc để làm, ngồi chơi, điều này gây lãng phí thời gian, hiệu quả công việc và kết quả kinh doanh. Việc tuyển dụng lao động nhiều khi vẫn còn theo cơ chế cũ (con cháu quen biết) nên gây ra tình trạng chất lượng nguồn nhân lực không cao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn kém.
Thứ tư, về năng lực marketing: Doanh nghiệp chưa chủ động xây dựng kế hoạch
dài hạn về khai thác và nghiên cứu thị trường, chưa khai thác, tận dụng hết được tiềm năng của thị trường. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng chưa cao, hệ thống kênh phân phối của công ty còn mỏng cả về số lượng lẫn chất lượng. Hệ thống này chưa thấy được sự năng động khi có sự đòi hỏi của thị trường, do đó Công ty cần phải có biện pháp bổ sung hoặc thiết lập lại hệ thống này để có thể tạo ra sự hợp lý khi cần thiết. Ngoài ra cần có các chương trình xúc tiến thương mại cụ thể, hiệu quả hơn nữa để khách hàng biết đến thương hiệu NFC nhiều hơn.
Thứ năm, về năng lực tạo lập quan hệ: NFC chưa chủ động cao trong việc thiết
lập quan hệ với các đối thủ và vẫn còn phải phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Tổng công ty. Mặc dù công ty luôn coi Văn hóa DN làm nên cốt cách con người và con người làm nên sức mạnh của NFC nhưng không phải phòng ban nào, bộ phận nào cũng giữ được mối quan hệ hữu hảo với đồng nghiệp và những người giúp đỡ mình trong côngviệc. Do đó vẫn luôn có những cuộc ẩu đả không đáng có diễn ra trong công ty và Ban lãnh đạo cần phải có những biện pháp tốt hơn để đẩy lùi những trường hợp này
Thứ sáu. khả năng xuất khẩu sản phẩm thấp: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên,
trong những năm qua Công ty vẫn còn một số khó khăn nhất định. Khả năng xuất khẩu sản phẩm phân bón ra nước ngoài không cao do ở các nước phát triển hiện nay lượng phân bón hóa học sử dụng có xu hướng giảm xuống và sự thâm nhập sản phẩm công ty chưa được nhiều tại các nước trong khu vực và thế giới.
Thứ bảy, gia tăng cạnh tranh trong ngành: Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
khác trong ngành cũng làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Các nhà máy sản xuất phân bón Việt Nam hiện nay có khả năng sản xuất hơn hai triệu tấn phân Urê, khoảng 1,2 triệu tấn super lân, 700.000 tấn lân nung chảy, xấp xỉ 4 triệu tấn NPK. Ngoài các công ty sản xuất phân bón trong nước, trên thị trường còn có các Công ty tham gia nhập khẩu phân bón của Trung Quốc. Hiện nay, thị trường trong nước có tới hàng trăm doanh nhập khẩu phân bón, tiêu biểu như: Vinacam, Công ty Cổ phần vật tư
44
Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ, Công ty Cổ phần vật tư nông sản, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hà Anh, Công ty Cổ phần Mai Khôi, Công ty Cổ phần Huỳnh Sáng và Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An... Việc này tạo áp lực cạnh tranh lớn đến các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước nói chung và Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình nói riêng.
45
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN LÂN NINH BÌNH. 3.1. Định hướng mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần Phân Lân Ninh Bình.
3.1.1. Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2021 – 2025
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đã thực sự hội nhập vào thị trường thế giới, kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt ở mức cao. Các tác động do sự chuyển đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với các DN sẽ mạnh mẽ và quyết liệt hơn, yếu tố cạnh tranh sẽ là động lực để nâng cao chất lượng và sự tồn tại của các DN kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị điện. Chính vì vậy, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để có thể tồn tại và đứng vững, phát triển trên thị trường thì NFC đã đề ra một số phương hướng trong thời gian tới như sau:
- Tiếp tục phát huy và hướng đến các mục tiêu phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh để hướng tới trở thành DN hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất phân bón, đầy mạnh tiêu thụ sản phẩm phân bón tại các vùng kinh tế phía Nam.
- Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Bên cạnh đó, mở rộng hoạt động của Công ty sang lĩnh vực đầu tư cho sản xuất để tạo sự cân bằng trong mọi hoạt động kinh doanh chung của Công ty, tức là đầu tư cho cả hoạt động sản xuất và hoạt động kinh doanh.
- Công ty là tiếp tục duy trì sản xuất ổn định, phát triển bền vững. Theo đó, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu, khai thác tốt tiềm năng, nội lực của Công ty nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng suất thiết bị công nghệ, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa, thực hành tiết kiệm để giảm các chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh với sản phẩm phân bón cùng loại trên thị trường trong và ngoài nước.
- Xu thế chung của thế giới hiện nay là sử dụng phân bón hữu cơ chất lượng cao, hạn chế phân bón hóa học. Do đó, Công ty tiếp tục tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Các sản phẩm mới với những ứng dụng mới sẽ được nghiên cứu và mở rộng phát triển thêm. Các sản phẩm ngày càng được đa dạng hóa để thích hợp với từng loại đất và từng loại cây trồng và từng thời điểm sử dụng khác nhau.
- Phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí đầu vào, hạn chế tối đa chất thải khí thải sẽ tiếp tục được Công ty phát huy sâu rộng. Phong trào này đã đem lại hiệu quả lớn cho Công ty không chỉ tiết kiệm chi phí làm tăng lợi nhuận mà còn cải thiện môi trường sản xuất.
46
- Bên cạnh đó, Công ty cũng tăng cường công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm, luôn tiếp cận với người sử dụng cuối cùng, duy trì thị trường đã có, khai thác mở rộng thị trường mới, có chính sách linh hoạt, đa phương thức để nâng cao hơn về năng lực tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
- Ngoài ra, nhân sự cũng được Công ty hết sức quan tâm. Công ty sẽ tiếp tục có những chính sách tạo điều kiện tốt nhất để các nhân viên phát huy năng lực và nâng cao trình độ.
3.1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty
- Nâng cao năng lực cạnh tranh để mở rộng doanh thu, đặt mục tiêu từ 2020 đến 2021 tăng 150% doanh thu và giai đoạn từ 2020 – 2025 tăng 300% doanh thu về các mặt hàng phân lân của Công ty.
- Tiếp tục phát huy, mở rộng thị trường và nâng cao uy tín của Công ty
- Chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: chuyên nghiệp và năng động, Công ty đang khẳng định vị trí quan trọng trên thị trường sản xuất phân bón.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ trách nhiệm, ban hành cơ chế điều hành, cơ chế phân phối lợi ích và hoạt động của Công ty để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích người lao động và cổ đông đóng góp, góp phần xây dựng công ty ngày càng phát triển bền vững.
- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty.
- Thực hiện các chính sách ưu đãi tốt nhằm thu hút nhân tài.
- Nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường, hướng tới mở rộng xuất khẩu ra nước ngoài.
3.1.3. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Nhận thức đúng đắn về năng lực cạnh tranh của công ty, khả năng và thực lực của công ty. Có sự đầu tư và kiểm soát hoạt động kinh doanh cũng như đối đầu với các doanh nghiệp cạnh tranh một cách nghiêm túc.
Gắn liền với việc phát triển bền vững, từng bước mở rộng thị phần và thâu tóm một phần thị trường phụ tùng linh kiện Hyundai trên thị trường
Quán triệt nhân sự, nâng cao chất lượng nhân sự. Đáp ứng nhu cầu, thay đổi ngày càng nhiều trên thị trường, thỏa mãn nhu cầu và chăm sóc tốt khách hàng của công ty. Chú trọng vào con người,
Quan tâm, kiểm soát sản phẩm bán ra phải đạt chất lượng, dịch vụ hậu mãi sau bán hàng cũng cần được chú trọng.
47
Phát huy những thế mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, ứng dụng các phương thức kinh doanh mới, hiện đại hơn.
3.2. Các đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình Bình
3.2.1. Nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm/dịch vụ
Như đã phân tích ở chương 2, để năng suất lao động được tăng lên, đòi hỏi các giám đốc phân xưởng, ban lãnh đạo công ty phải có biện pháp kịp thời trong việc thanh lý các tài sản, thiết bị máy móc lạc hậu hiện đang nằm tại các xưởng. Điều này vô cùng quan trọng trong việc mở rộng diện tích các phân xưởng trong quá trình sản xuất các sản phẩm thiết bị điện. Bộ phận Vật tư thuộc phòng Kinh doanh cần kết hợp với phòng Kế toán, nhanh chóng liệt kê các hạng mục thanh lý, mức giá thanh lý và chào mời các bên tham gia mua thanh lý. Bên cạnh đó, cần có sự điều chỉnh nhân sự, phân bổ công nhân lao động tại các phân xưởng, tránh tình trạng người làm người chơi. Để làm được điều này, ngay từ khâu tuyển dụng, công ty cần sàng lọc, tuyển chọn công nhân có tay nghề, có nhiều kinh nghiệm. Việc làm này sẽ giúp công nhân vừa có thêm thu nhập, vừa nâng cao năng suất lao động cho chính bản thân họ và cả công ty.
Hàng năm Phòng Hành chính nhân sự căn cứ năng lực chuyên môn và trình độ