Thực trạng năng lực sản xuất & cung ứng sản phẩm/dịch vụ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN PHÂN lân NINH BÌNH (Trang 39 - 41)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2. Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần

2.2.1. Thực trạng năng lực sản xuất & cung ứng sản phẩm/dịch vụ

a, Công suất nhà máy, máy móc thiết bị cho sản xuất

Để phục vụ sản xuất kinh doanh, NFC đã đầu tư máy móc thiết bị công nghệ nhằm phát triển các mặt hàng.

Nhà máy bao gồm 4 xưởng chính là: Phân xưởng Lò Cao, Phân xưởng Sấy Nghiền, Phân xưởng Nguyên Liệu, Phân xưởng Cơ điện. Nhà máy thường xuyên được bảo dưỡng và nâng cấp. Hệ thống máy móc của Công ty được chính Công ty chế tạo và bảo dưỡng. Công ty có Phân xưởng Cơ điện riêng, chuyên chế tạo máy móc thiết bị chuyên dụng để phục vụ sản xuất các sản phẩm của Công ty.

Công ty có hai dây chuyền sản xuất NPK, tự động hóa khâu cấp lân, đạm, kaly và đưa vào sản xuất ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, năm 2009 Công ty chuyển đổi sang công nghệ chạy lò cao sản xuất bán thành phẩm lân có cỡ hạt đồng đều, phục vụ cho sản xuất sản phẩm NPK. Sản phẩm NPK khi đưa ra thị trường lưu thông tiêu thụ được khách hàng rất tin tưởng.

Công ty đã đầu tư thêm 2 lò đốt lò cao số 1 và số 2, đốt triệt để khí thải nhằm đảm bảo môi trường, giảm tiêu hao điện than, tăng thời gian lò chạy dài ngày. Công ty cũng tiến hành tập trung thu hồi triệt để các chất thải rắn để bổ sung nguồn nguyên liệu tái chế sản xuất, thực hành tiết kiệm vật tư, nguyên nhiên liệu, năng lượng trong chi phí sản xuất.

33

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua, năng suất lao động giảm đi đáng kể, điều này thể hiện rõ qua sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Bảng 2.7: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: tấn)

Tên sản phẩm Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Phân lân nung chảy

178.000 130.000 118.000

Phân NPK dinh dưỡng

30.000 20.000 23.000

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Khi đầu tư đổi mới công nghệ, điều này sẽ dẫn tới năng suất lao động được tăng lên, sức lao động của công nhân cũng được giảm đi. Vậy thì, để năng suất lao động tăng lên, đòi hỏi CBCNV cũng như công nhân - những người làm việc trực tiếp phải được đào tạo kiến thức lý thuyết, kỹ thuật vận hành bài bản và đúng quy trình công nghệ mới nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất đạt chất lượng.

Để đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm, NFC luôn quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các nhóm đối tượng cụ thể, bổ sung kiến thức lý thuyết phục vụ sản xuất kịp thời. Đối với người lao động đã qua đào tạo nhưng do đặc thù ngành nghề được tuyển dụng khác với nghề đã được đào tạo tại các trường, NFC tổ chức đào tạo lý thuyết, an toàn lao động và cử giáo viên là các kỹ sư có chuyên môn cùng công nhân lành nghề kèm cặp trực tiếp trước khi làm độc lập. Công ty thường xuyên mời các chuyên gia về đào tạo kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý cũng như các chuyên viên kinh doanh, kỹ sư, kỹ thuật viên của đơn vị, nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong toàn đơn vị.

Bên cạnh yếu tố con người, cùng với thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, môi trường làm việc tại NFC cũng vô cùng chuyên nghiệp và thoải mái. Sự thoải mái tại nơi làm việc, sự chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần đã khiến cho công nhân tại NFC cảm thấy hứng thú, thích thú và sáng tạo trong công việc. Điều này góp phần tăng sản lượng, năng suất lao động cho các sản phẩm của NFC.

34

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN PHÂN lân NINH BÌNH (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)