Nội dung mô hình CAMELS

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua mô hình camels giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 099 (Trang 30 - 38)

a. Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn)

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay, đầu tư của mình thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Vốn tự có luôn cần được duy trì ở một mức nhất định, thường theo chính sách của các cơ quan quản lý để giảm thiểu rủi ro cho mỗi ngân hàng cũng như toàn hệ thống.

Một số các chỉ số đánh giá mức độ an toàn vốn: CAR =

ττ~ A 1 A , ∙ Λ 1 r 1 τzτ ʌ⅛ n ợph iả trả Hệ sô đòn bây tài chính L (Leverage) = .. . . .—

■ j σVSn Cftu s h uơ ữ

Đòn bây tài chính phản ánh môi quan hệ giữa nguôn vôn vay và vôn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng. Hệ sô này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vôn đến ROE. Về thực chất, hệ sô đòn bây tài chính thể hiện sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vôn chủ trước sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Thông thường, một ngân hàng có hệ sô đòn bây tài chính trung bình ở mức 12,5.

,,A 1 , ,.1 ~ . .A ,,. , ʌ VSncftuswhfru

Vôn chủ sở hữu trên tổng tài sản = —---

Fonj tài sân

Tỷ sô này cho thấy mức độ cân đôi trong cơ cấu nguôn vôn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trên tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ sô này có ngưỡng tiêu chuân trong khoảng từ 4%-6%, nếu đạt ngưỡng quá cao thì rất có thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang gặp vấn đề cần xem xét khi mà tài sản lại dựa chủ yếu vào vôn chủ sở hữu để sinh lời, nó cho thấy một dấu hiệu không tôt cho ngân hàng.

rτ., 1~ ^A 1 , , ., ~ , .ɪɪ , ,. . , Vonc⅛ 1

Tỷ lệ Vôn chủ sở hữu/ Nợ phải trả = -—T- - ---—7---T

JV^uon von Auy t Denừ

Chỉ sô này cho ta thấy tỷ lệ giữa vôn cổ phần và vôn huy động từ bên ngoài. Tỷ lệ này cho thấy xu hướng của ngân hàng trong việc sử dụng vôn từ các nguôn khác nhau cũng như sự vững chắc trong cơ cấu vôn. Tỷ lệ này càng cao thì cơ cấu vôn càng an toàn.

rτ,,1^τ. A ,,,A G í ấtr ịW x uấ Tỷ lệ Nợ xấu / Vôn = TT---:----—

■ ■ Tông nguân vôn

Chỉ sô này thể hiện khả năng của vôn chủ sở hữu trong việc đảm bảo cho những thiệt hại từ các khoản nợ xấu. Tỉ lệ này càng thấp đông nghĩa với việc những rủi ro từ các khoản nợ xấu càng thấp.

b. Asset Quality (Chất lượng tài sản)

Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay. Việc chất lượng tài sản thấp có thể gây ra các rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất do những biến động bất lợi ảnh hưởng đến khả năng của người vay, người phát

hành hay đối tác trong việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính của mình theo kế hoạch. . Chất lượng tài sản giảm sút có thể do hệ quả của việc giảm sút chất lượng của các khoản tín dụng khách hàng hay thua lỗ trong đầu tư, sẽ khiến dòng tiền bị ảnh hưởng, ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản, giảm sút uy tín và hệ lụy đổ vỡ.

Một số các tỷ số đánh giá chất lượng tài sản có:

Nọơuáh nạ

Tỷ lệ nợ quá hạn = Z———— x 100%

■Fonj dunọ

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết mức độ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ. Hay nói cách khác, nó cho biết chất lượng nợ của ngân hàng có tốt không, quản lý cho vay khách hàng có chặt chẽ không và mức tiêu chuẩn với tỷ số này ở Việt Nam hiện nay là =< 3%

, - GiatrinaxaiI

Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ = —— x 100% O- Tang d nư ợ

Tỷ số phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi. Để đánh giá thì tỷ số này cần được so sánh với mức trung bình ngành hoặc nhóm ngân hàng cùng quy mô và n ếu có xu hướng tăng lên cho thấy ngân hàng có khả năng gặp khó khăn trong việc quản lý các khoản cho vay trên tỷ lệ cấp tín dụng. Còn nếu tỷ lệ này thấp hơn so với các năm trước có thể là do ngân hàng áp dụng chính sách xóa sổ các khoản tín dụng xấu hay thay đổi tiêu chí phân loại các khoản cho vay khó đòi. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.

_... Cfti Bfti d Dftono ự rúĩ ro (theo fcv^)

Tỷ lệ chi phí trích lập DPRR =---i— ... ---

Tỷ số này nếu có xu hướng giảm có thể là do mức dự phòng không được lập đủ theo các chuẩn mực về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hoặc các khoản dự phòng không được bổ sung cho các khoản tín dụng mới. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có thể cho thấy sự tin tưởng của nhà quản lý vào chất lượng tăng của các khoản tín dụng mới.

được dự trữ đề phòng tổn thất.

rτ,, 1 ʌ, Giitr ịcác khoăn chovay được xóa n r rònfl (th i ạ ờ kỳ)

Tỷ lệ xóa nợ =--- ----———: ;--- ---

■ ■ D n ư ợí)ình quân

Con số này thể hiện tỷ lệ các khoản vay mà ngân hàng đã loại đi trong sổ sách của mình. Việc xóa nợ là một giao dịch kế toán để tránh việc phản ánh không đúng chất lượng dư nợ. Nó ảnh hưởng đến tổng dư nợ cho vay và tổng các khoản dự phòng cho vay

., -.Tong ìã.ĩăã. thu .

Tỷ lệ thu lãi = Z——— x 100%

Tonfl ỉã.i phái thu

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt. Ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng. Chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai.

Tỷ trọng dư nợ theo lĩnh vực kinh tế =---——---•—

Tonfl d ưnợ

Chỉ số thể hiện dư nợ của ngân hàng theo các ngành nghề, thể hiện cơ cấu dư nợ tập trung vào những ngành nghề kinh tế nào cũng như định hướng tín dụng của ngân hàng đối với thị trường.

Tỷ lệ Chứng khoán chính phủ/ Tổng đầu tư =---Z—-ỹ——7—■---

Chỉ số này thể hiện ngân hàng dành bao nhiêu tỷ trọng trong nguồn vốn dùng cho đầu tư cho các loại chứng khoán do chính phủ phát hành có tính an toàn cao. Tỉ lệ này càng lớn càng cho thấy xu hướng an toàn trong các khoản mục đầu tư.

c. Management (Trình độ Ban quản lý)

Ngân hàng là một định chế tài chính vô cùng phức tạp, cũng vì lý do đó mà hệ thống quản trị là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, cả ở các khía cạnh tạo lợi nhuận, tăng trưởng hay quản trị để đảm bảo ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố: chất lượng tài sản, mức độ tăng trưởng, chất lượng chính sách và khả năng ứng phó với thay đổi của thị trường.

Sử dụng phương pháp thẻ điểm để đánh giá chất lượng quản trị ngân hàng: Các thẻ điểm tập hợp một bộ các tiêu chí, được phân trọng số tuỳ theo mức độ quan trọng và được chấm điểm (ví dụ thang điểm từ 1 đến 7), tính tổng cộng để ra mức điểm cuối cùng, sau đó so sánh với các thang đo để đánh giá yếu tố định tính. Thang điểm đánh giá các yếu tố rủi ro (từ 1 đến 7):

7 - Nổi bật, 6 - Rất cao, 5 - Cao, 4 - Trung bình, 3 - Dưới chuẩn, 2 - Thấp hơn nhiều so với trung bình, 1 - Rất thấp.

. ^ ^ ^ L i nhu n sau thuợ ế

Lợi nhuận/ Nhân công = —---:----:—

■ ■ So lượng nhàn công

Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả của ngân hàng trong việc tối đa hóa lợi nhuận được tạo ra từ một nhân công. Ngoài những hiệu quả trong đánh giá quản lý, phát triển nguồn nhân lực, khả năng quản lý còn được thể hiện ở cấu trúc bộ máy quản lý cũng như chất lượng của các chính sách quản lý.

d. Earnings (Lợi nhuận)

Thu nhập chính của ngân hàng thương mại đến từ các nguồn: (1) Thu nhập từ lãi (hoạt động tín dụng), (2) Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng (hoạt động dịch vụ), (3) Thu nhập từ đầu tư kinh doanh chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), (4) Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, vàng. Sau khi trừ đi các loại chi phí như lãi suất huy động vốn, giá vốn chứng khoán, chi phí quản lý, dự phòng rủi ro... sẽ hình thành nên lợi nhuận của ngân hàng. Đây là nguồn tiền để duy trì và tăng cường hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Thit nh p lãi rònậ g

Tcmg tài sàn c sinh i hình Quânổ ỉữ

Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động, công tác quản lý. Đây là nguồn tiền để duy trì và tăng cường hoạt động kinh doanh trong tương lai.Tuy vậy, lợi nhuận có thể bị diễn giải sai do các thủ thuật kế toán và không phản ánh đúng bản chất rủi ro trong hoạt động của từng ngân hàng.

Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

.... 1 ^ 1~. ,1 A , rτ,x , rhuTih p ãi-CAĩ phílãiậ ỉ

Thu nhập lãi thuan/ Tong tài sản =---TT---:---

rõn g tài sàn

Chỉ số này miêu tả từ một đồng tài sản ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Chỉ số này càng lớn càng thể hiện hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý chi phí, hiệu quả sử dụng đầu vào của ngân hàng.

. < ,, r^. < ^ Chiphí

Tỷ lệ Chi phí/ Thu nhập = —---——;—

T ng thu nh pồ

Chỉ số này thề hiện tương quan giữa thu nhập mà ngân hàng tạo ra so với chi phí đầu vào. Chỉ số này càng thấp càng thể hiện sự tối ưu trong chi phí để tạo ra nhiều lợi nhuận nhất có thể.

ROA =

Tiona tài sân bình Quân

ROA đo lường tính hiệu quả của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản của nó để tạo ra lợi nhuận, cho thấy sự hiệu quả trong quản lý. Hay nói cách khác, tỷ số này cho biết ngân hàng tạo được bao nhiêu lợi nhuận trên một đồng tài sản. Đây là tỷ số tong hợp, bao quát tình hình hoạt động của đơn vị ngân hàng và khả năng sinh lời, nếu nó có xu hướng giảm sút tức là các hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang suy giảm và chỉ tốt khi ROA > 2%.

ROE = v n chú s h bình QUânL i ợ nhu n s lí Ehneậ α ố ớ ừ

ROE là tỷ số về khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nó cho biết lợi nhuận việc quyết định đầu tư vào ngân hàng hay không? Nhà đầu tư muốn biết, họ sẽ thu được bao nhiêu tiền khi đầu tư vào ngân hàng?

Thit nh p Íâi-Chi phííãíậ

Tonj tà: sàn cósinhi : bình Quânữ

NIM phản ánh hiệu quả trong việc tạo vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Nếu tạo được càng nhiều nguồn vốn giá rẻ, sử dụng vốn đầu tư vào các tài sản có tỷ suất sinh lời cao thì NIM càng lớn, chứng tỏ ngân hàng kinh doanh càng hiệu quả trên một đồng tài sản. Sở dĩ công thức lựa chọn Tổng tài sản có sinh lời bình quân bởi vì thu nhập lãi ròng phải được so sánh với chính những tài sản tạo ra thu nhập lãi chứ không so sánh với tổng tài sản nói chung.

e. Liquidity (Rủi ro thanh khoản)

Thanh khoản là một yếu tố vô cùng quan trọng xuyên suốt trong mọi hoạt động của ngân hàng, để có thể đáp ứng yêu cầu vay mới mà không ảnh hưởng đến những khoản vay đã cấp hay các khoản đầu tư khác. Đồng thời thanh khoản cũng cần được duy trì để có thể đáp ứng kịp thời những nhu cầu về rút hay gửi tiền hàng ngày. Thanh khoản nếu không được quản lý tốt sẽ tạo ra rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến lợi nhuận, nguồn vốn khi mà ngân hàng không đủ khả năng trả các khoản nghĩa vụ đến hạn và chịu tổn thất ngoài mong muốn, mà lý do biểu hiện phổ biến hiện nay là chênh lệch về thời hạn giữa thanh khoản và cho vay.

Một số các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản: _ „ __________' , _ 2 . . „ Tien và t tmgυ CIKme t ènỉ

Tỷ lệ Tiền/ Tổng tài sản = —:—T7—---:—:——

Tong t i, s nả ả

Ngoài ra khả năng thanh khoản còn có thể được xét theo các tỷ lệ trên những tài sản có khả năng thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, xét theo sự chênh lệch về thời hạn giữa tài sản và các nghĩa vụ phải trả của ngân hàng.

f. Sensitivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường)

Phân tích độ nhạy cảm nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích độ nhạy cảm quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung nhằm kiểm soát rủi ro thị trường. Các quyết định cũng như chính sách đứng đắn sẽ giúp hoạt động ngân hàng ổn định và luôn duy trì những rủi ro có thể xảy ra trong mức độ cho phép.

Một số các chỉ số đánh giá mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường:

Trạng thái ngoại tệ ròng = Tài sản ngoại tệ ròng - Nợ phải trả ngoại tệ ròng

Trạng thái ngoại tệ ròng là chênh lệch giữa doanh số phát sinh trạng thái dương và trạng thái âm đối với một loại ngoại tệ nào đó trong một thời kì nhất định. Tỉ lệ này càng được giữ ở tỷ lệ cân bằng thì khả năng chống chịu của ngân hàng trước các rủi ro tỷ giá càng tốt.

Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản có nhạy cảm lãi suất - Tài sản nợ nhạy cảm lãi suất

Khe hở nhạy cảm lãi suất được hình thành do chênh lệch tài sản và nguồn

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua mô hình camels giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 099 (Trang 30 - 38)

w