Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua mô hình camels giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 099 (Trang 63 - 66)

- Trong giai đoạn 2015-2017, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Thông qua sự phân tích tình hình hoạt động dựa trên mô hình CAMELS, ta thấy trong suốt quá trình theo đuổi mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, BIDV đã và đang đạt được những thành tựu nhất định.

- Kết thúc năm 2017, BIDV đã về đích thành công với các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng tài sản đạt 1.176.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16,7% so với 2016; Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.106.517 tỷ đồng, tăng trưởng 17,9% so với 2016; Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.136.778 tỷ đồng, tăng 18% so với 2016; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn hệ thống đạt 8.800 tỷ đồng, hoàn thành 113,5% kế hoạch được ĐHĐCĐ thông qua. Các chỉ số ROA, ROE đều hoàn thành kế hoạch. BIDV nộp Ngân sách Nhà nước hơn 5.500 tỷ đồng, tiếp tục đứng trong top đầu các doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước.

- Song song với quá trình mở rộng nền khách hàng, BIDV không ngừng quan tâm đến hiệu quả, chất lượng thông qua gia tăng tăng tỷ lệ sử dụng sản phẩm dịch vụ/ khách hàng. Dịch vụ Ngân hàng điện tử có sự đột phá khi số lượng giao dịch

tăng gấp đôi so với năm 2016. Tổng cộng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2017 tăng 37% so với năm 2016.

Kết quả về mức độ an toàn vốn

Nguồn vốn của BIDV đang ở mức độ khá an toàn, tăng trưởng tín dụng tốt, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng khá so với cùng kỳ nguyên nhân là do thu từ hoạt động dịch vụ và thu nợ ngoại bảng tốt đã góp phần vào tăng trưởng kết quả kinh doanh chung của ngân hàng. Cho thấy BIDV có một tiềm lực tài chính ổn định, là điểm mạnh thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đến với Ngân hàng.

- Năm 2017, quy mô tín dụng bán lẻ của BIDV tăng trưởng 33%; Huy động vốn dân cư tăng trưởng hơn 20% và thu nhập thuần bán lẻ tăng trưởng 35% so với năm 2016. Nền khách hàng cá nhân của BIDV đã vượt mốc 10 triệu khách hàng, tương ứng với trên 10% dân số, tăng 14% so với năm 2016.

- Vốn huy động tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2015-2017, chủ yếu là đến

từ tiền gửi của khách hàng, đạt ngưỡng gần 900 nghìn tỷ đồng năm 2017. Đây là nguồn

vốn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong toàn bộ chu trình hoạt động kinh doanh của BIDV, chiếm tỷ trọng lớn nhất và đem lại nguồn doanh thu lớn nhất cho ngân hàng. Ngược lại số vốn cổ phần lại chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ và gần như không thay đổi.

- Hoạt động kinh doanh thẻ cũng có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Thu nhập thuần hoạt động thẻ tăng trưởng 37%; Doanh số thanh toán thẻ tín dụng tăng trưởng trên 47%; Tổng doanh số sử dụng thẻ tăng trưởng khoảng 25%; Mức tăng ròng thẻ nợ nội địa cao gấp 1,37 lần so với 2016. Kết quả kinh doanh nổi bật trên được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao và vinh danh tại nhiều hạng mục giải thưởng uy tín trong năm 2017.

- Hệ số an toàn vốn CAR ổn định, đảm bảo đúng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do NHNN ban hành, luôn đạt ở mức lớn hơn 9%.

Kết quả về chất lượng tài sản

- Chất lượng nợ tốt, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thậm chí là gần như không có. Do đó, các khoản trích lập dự phòng rủi ro chỉ chiếm 1,2% - 1,4% tổng dư nợ của Ngân hàng. Thể hiện chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng khá chặt chẽ, chất lượng tín dụng tốt, chất lượng khách hàng ổn định.

- Khoản mục đầu tư linh hoạt, chuyển dần tỷ trọng sang chứng khoán đầu tư có tính thanh khản cao, an toàn và linh hoạt.

Kết quả về khả năng quản lý

- Số lượng nhân sự tăng cùng chiều với chất lượng nguồn nhân lực, cùng với đó hiệu suất làm việc ngày càng hiệu quả, cứ 1 người trong một năm thì sẽ tạo ra gần 300 triệu đồng lợi nhuận sau thuế và tổng dư nợ tăng gần 270 nghìn tỷ. BIDV đang triển khai nhiều chính sách quản lý, đãi ngộ nhân sự tốt hơn sao cho phù hợp với xu hướng thị trường lao động như chế độ lương thưởng, bảo hiểm, nghỉ phép,...

- Có những cải cách hành chính mạnh mẽ để cải thiện môi trường kinh doanh và BIDV luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, để hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong công tác quản trị điều hành, quản lý nghiệp vụ, phát triển các sản phẩm, gia tăng tiện ích nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng; đồng thời giúp ngân hàng tăng cường kiểm soát, hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian xử lý nghiệp vụ.

Kết quả về khả năng sinh lời

- Khả năng sinh lời của BIDV đang tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2015-2017, chênh lệch thu chi đạt kết quả tốt nhất từ trước đến nay, tăng trưởng 39,4% so với 2016; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 8.665 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2016. Nộp Ngân sách Nhà nước 5.243 tỷ đồng, đứng trong Top đầu các doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước. Hoàn thành chi trả cổ tức 7% bằng tiền mặt theo đúng Nghị quyết ĐHĐCĐ 2017.

- Thu nhập lãi tăng, mức độ sinh lời của hoạt động tín dụng cũng tăng, đóng góp hơn 4% tổng thu nhập lãi. Mặc dù chỉ số ROE có phần giảm nhẹ nhưng vẫn luôn ở mức cao hơn hệ thống, phản ánh năng lực quản lý nguồn vốn của ngân hàng rất tốt, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu để sinh lợi có phần tốt hơn so với tài sản. Chứng tỏ chính sách kiểm soát chi phí của Ngân hàng bước đầu đem lại hiệu quả cao, thu nhập lãi sinh ra đủ để bù đắp dư thừa khoản chi phí huy động.

Kết quả về khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản của BIDV được cải thiện đáng kể khi lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng đều qua các năm mà chủ yếu là huy động qua kênh

tiền gửi của khách hàng. Đây là kênh giúp Ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản tốt, vừa an toàn mà lại hiệu quả, lợi nhuận sinh ra đủ để bù đắp lãi trả tiền gửi.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua mô hình camels giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 099 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w