Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua mô hình camels giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 099 (Trang 67 - 70)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Trong giai đoạn 2015-2017, chứng kiến sự phục hồi của nền kinh tế cùng tốc độ tăng trưởng của hệ thống ngân hàng, khiến cho áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn. Không những thế, các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, mang ưu thế về nhiều mặt so với ngân hàng nội địa, khách hàng thì ngày càng khó tính hơn. Do vậy, đòi hỏi bản thân ngân hàng phải không ngừng đổi mới, xây dựng sản phẩm tạo sự khác biệt để thu hút khách hàng. Chính vì thế, nhiều ngân hàng đã nới lỏng khẩu vị rủi ro của mình để có thể tìm kiếm nguồn khách hàng dễ hơn như HD Bank cùng công ty tài chính HD Saigon, VPBank cùng FE Credit đã và đang chiếm lĩnh thị trường tài chính tiêu dùng. Các Ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank,... với những lợi thế sẵn có cũng phải thận trọng từng bước trong việc duy trì khách hàng.

- Trước nhu cầu của thị trường về nguồn vốn ngắn hạn, các ngân hàng bắt đầu cuộc đua cạnh tranh lãi suất làm cho mặt bằng lãi suất biến động không ngừng, tạo ra rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập lãi của ngân hàng.

- Do chính sách quản lý của NHNN Việt Nam còn nhiều rằng buộc nhất định trong khuôn khổ pháp lý Việt Nam nên khiến các ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế khi thực thi chính sách trong công tác hoạt đông kinh doanh của mình.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Thời điểm hiện tại thì BIDV đang tập trung nhiều vào các nguồn cho vay, đầu tư an toàn nên chưa tận dụng hết được tiềm năng từ các khoản cho vay trung và dài hạn do lãi suất của các khoản cấp tín dụng này cao hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, vì khoản tín dụng trung dài hạn thường găp rủi ro cao hơn so với ngắn hạn nên BIDV cần có bước chuẩn bị đầu tư kỹ lưỡng vào trình độ quản lý tín dụng và công nghệ ngân hàng trước khi chuyển sang kinh doanh tập trung tín dụng trung dài hạn.

- BIDV chưa có chính sách quản lý tài sản đầu tư sao cho tận dụng được hết hiệu quả từ hoạt động đầu tư của mình, nhiều khoản mục chưa tạo ra lợi nhuận xứng đáng so với những chi phí bỏ ra.

- Năng lực nhân sự còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý, thiếu nhân sự có trình độ chuyên môn cao, làm cho khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài còn có phần yếu thế hơn.

- Mặc dù là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có doanh thu tốt, luôn xếp thứ hạng cao trong ngành nhưng BIDV vẫn còn nhiều khuyết điểm, đòi hỏi Ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới tính năng sản phẩm cho phù hợp với thị trường Việt Nam hiện nay với nhiều khắt khe.

Tổng kết chương 2

Qua chương 2 của bài khóa luận, ta đã thấy được tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, các kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại, được phản ánh thông qua phân tích báo cáo tài chính theo mô hình CAMELS. Trong giai đoạn 2015-2017, BIDV đã gặt hái được nhiều thành công nhất định như quy mô tổng tài sản tăng, lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể so với những năm trước, nguồn vốn ổn định, khả năng thanh khoản cao, đã từng bước khẳng định vị thế vững chắc và năng lực cạnh tranh của mình trong ngành. Tuy nhiên, trong công tác quản lý vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục do năng lực nhân sự Việt Nam nói chung và của BIDV nói riêng vẫn chưa thật sự tốt, khiến còn tồn tại nhiều lỗ hổng kinh doanh.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA MÔ HÌNH CAMELS CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động của NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam thông qua mô hình camels giai đoạn 2015 2017 khoá luận tốt nghiệp 099 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w