Thứ nhất: Đánh giá rủi ro lãi suất
Bảng 16. Khe hở nhạy cảm lãi suất
Đơn vị: triệu đồng
TT—T—Ti ,. ^—T——■—TTTTTT
Nguồn: Sô liệu tông hợp từ BCTC hợp nhất của BIDV
Trong bối cảnh biến động lãi suất có phần phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung và của BIDV nói riêng. Cả tổng tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất đều tăng trong giai đoạn này, nó cho thấy mức độ tổng tài sản phụ thuộc vào rủi ro thay đổi thị trường của BIDV đang theo chiều hướng bất lợi. Càng phụ thuộc nhiều vào lãi suất thị trường thì mức độ rủi ro càng cao. Nhưng trong giai đoạn 2015-2017, lãi suất thay đổi lại mang đến thuận lợi cho Ngân hàng, khi mà quy mô tài sản có luôn lớn hơn quy mô tài sản nợ và khoảng cách của chúng tăng đột biến trong năm 2017, khiến thu nhập lãi tăng lên đáng kể. Nếu ngân hàng có chính sách quản lý rủi ro tốt, theo dõi sát sao sự biến động thị trường thì việc tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất có lớn như thế nào thì cũng là cơ hội cho ngân hàng.
Thứ hai: Đánh giá rủi ro ngoại hôi
Bảng 17. Trạng thái ngoại tệ
Hiện nay, tỷ giá đã khá ổn định nhờ sự điều hành của NHNN, nhằm kiểm soát rủi ro tỷ giá, BIDV đã thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại ngoại tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ và quy định của NHNN. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được Ngân hàng sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức. Như vậy, BIDV đã có sự quản lý chặt chẽ đối với rủi ro tỷ giá . Ngoại tệ chủ yếu nằm trong khoản mục nợ phải trả, nó lớn hơn rất nhiều so với tài sản ngoại tệ, tập trung chủ yếu ở khoản mục tiền gửi của khách hàng, năm 2017 mức chênh lệch lên tới gần 85 tỷ đồng. BIDV có nguồn ngoại tệ khá lớn huy động từ khách hàng, nếu tận dụng tối đa nguồn vốn này sẽ khiến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trở nên hiệu quả hơn rất nhiều so với kinh doanh nội tệ.