Tổng hợp và dự đoán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 174 (Trang 36)

- Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, dự báo xu hướng phát triển - Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu

1.6. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính DN khách hàng DN trong hoạt động tín dụng của NHTM

Phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích tài chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài chính DN, vị thế của DN so với các DN khác trong ngành. Muốn vậy, thông tin sử dụng trong phân tích phải chính xác, có độ tin cậy cao, cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn giỏi. Ngoài ra, sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính.

- Chất lượng thông tin sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính.

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính DN đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của DN, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính DN trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng

Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động, tác động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của DN. Hơn nữa, tiền lại có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính DN.

- Trình độ cán bộ phân tích

Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa lại kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao lại là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của DN để lý giải tình hình tài chính của DN, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.

- Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một DN là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của DN khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của DN mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính DN cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chuơng 1, Khóa luận nêu lên cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính khách hàng DN trong hoạt động tín dụng tại các NHTM về nội dung phân, phương pháp, quy trình và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính DN cũng như tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính DN trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DN PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH VIETCOMBANKHÀNỘI 2.1. Khái quát chung về tính hình HĐKD của chi nhánh Vietcombank

Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 01/03/1985 Vietcombank Hà Nội chính thức được thành lập theo quyết định của NH Ngoại Thương Việt Nam. Ra đời trong hoàn cảnh năm 1984 , Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội ra nghị quyết chủ trương Hà Nội phải có NH để phục vụ kinh tế đối ngoại của Thủ đô. Đây là thời kỳ chuẩn bị cho công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế. Vietcombank Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh lịch sử và với sứ mệnh như thế.

Hơn 30 năm phát triển và trưởng thành, Vietcombank Hà Nội đã khẳng định vị thế quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Thủ đô, trở thành đối tác tin cậy cho khách hành cá nhân, doanh nghiệm và các định chế tài chính trên địa bàn Thủ

đô.

Thông tin giới thiệu :

- Tên tiếng Việt: NH Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội - Tên tiếng Anh: Ha Noi Branch of Vietcombank

- Tên viết tắt: VCB HN

- Tổng giám đốc: Nguyễn Thị Hồng Vân - Địa chỉ: 11B Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội

Các giai đoạn hình thành và phát triển:

- Giai đoạn 1 (1985- 1990) : Hoạt động dưới hình thức là NH đối ngoại độc quyền

- Giai đoạn 2 (1990-2000) : Hoạt động dưới hình thức NHTM Nhà nước

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Thu từ hoạt động cho vay 123.271 75.472 138.940

- Thu lãi cho vay khách hàng 373.890 340.361 391.704

2.1.2. Cơ cấu tổ ch ức

Mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank Hà Nội là một mô hình hiện đại, bao gồm các phòng ban như: phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, phòng kế toán thanh toán và dịch vụ NH, phòng ngân quỹ, phòng quan hệ khách hàng, phòng hành chính nhân sự, phòng thanh toán quốc tế, tổ kiểm tra nội bộ, .. với hơn 65 cán bộ nhân viên. Việc phân chia các phòng ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Chính vì vậy, có thể khái quát mô hình tổ chức hoạt động theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1:Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi nhánh Vietcombank Hà Nội

2.1.3.Thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Vietcombank Hà Nội

Dưới đây là kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2013-2015.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động Chi nhánh Vietcombank Hà Nội 2013-2015

- Chi mua vốn Trung ương (300.620) (312.944) (319.292)

- Thu khác 50.001 48.055 66.528

2. Thu từ hoạt động huy động vốn 195.897 194.089 211.501 - Trả lãi tiền gửi khách hàng (680.370) (628.737) (557.014) - Thu bán vốn cho Trung ương 842.494 816.154 761.222

- Thu khác 33.773 6.672 7.293

3. Thu từ hoạt động dịch vụ 42.277 58.329 65.600 Trong đó: Lãi kinh doanh ngoại

tệ 7.293 10.111 13.300

4. Thu khác 10.554 113.413 112.980

5. Chi hoạt động quản lý (111.123) (118.353) (110.456)

6. Chi dự phòng rủi ro (127.937) (88.449) (81.480)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 2015

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tỷ lệ % tăng giảm Tỷ lệ % tăng giảm Tổng huy 13.383.655 100 14.622.07 3 100 18.708.33 5 100 9,25 27,95 Theo kỳ hạn Ngắn hạn 12.002.319 89,68 12.345.70 6 84,4 3 16.141.11 2 86,2 8 2,86 30,74 Trungdài hạn 1.381.336 10,32 2.276.376 15,5 7 2.567.223 13,7 2 64,79 12,78

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Hà Nội

HĐKD của Vietcombank Hà Nội trong những năm gần đây tương đối khả quan, lợi nhuận trước thuế khá lớn do nền kinh tế đang tiếp tục đà phục hồi cùng với sự điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ của NHNN cũng như sự nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên Chi nhánh. Chi nhánh luôn được đánh giá là một trong những Chi nhánh hoàn thành tốt nhất các chỉ triệu đồng so với năm 2014 (tương ứng mức tăng 44%), tăng 204.146 triệu ( tăng 154%) so với năm 2013. Mức lợi nhuận này tăng mạnh là do thu từ hoạt động tín dụng và huy động vốn đều tăng. Trong đó thu từ hoạt động cho vay năm 2015 tăng mạnh so với 2014, đạt 138. 940 tăng 63.468 triệu đồng, tức tăng 84%.

Hoạt động huy động vốn:

Nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là tiền đề cho hoạt động của NHTM. Chính vì vậy, một NH muốn hoạt động hiệu quả thì phải làm tốt công tác huy động vốn, nhằm đảm bảo dòng tiền vào - ra được nhịp nhàng, đem lại nhiều lợi ích nhất cho NH.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Vietcombank Hà Nội 2013-2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014 2015

Gía trị % Gía trị % Gía trị % Tỷ lệ % tăng giảm Tỷ lệ % tăng giảm Tổng dư nợ 4.380.255 100 5.572.82 1 100 9.602.416 100 27,23 72,31 Theo kỳ hạn Ngắn hạn 3.073.528 70,17 3.513.65 5 63,0 5 5.611.802 58,4 4 14,32 59,71 Trungdài hạn 1.306.727 29,83 2.059.166 36,95 3.990.615 41,56 57,58 93,80

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Hà Nội

Huy động vốn của Vietcombank Hà Nội có xu hướng tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2015 tổng vốn huy động của Chi nhánh đạt 18.708.335 triệu đồng, tăng 4.086.262 so với năm 2014, tương ứng với 27,95 %, tăng 5.324.680 triệu (39,78%) so với năm 2013. Mức tăng này tương đối cao so với các năm trước đây cho thấy sự tích cực trong công tác huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian vừa qua và là nền tảng cho sự mở rộng tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới.

Trong cả giai đoạn 2013- 2015, nguồn vốn ngắn hạn luôn cao hơn nhiều so với vốn huy động trung và dài hạn. Tỷ lệ vốn ngắn hạn so với trung và dài hạn năm 2015 là 6,29 lần; năm 2014 là 5,4 lần; năm 2013 là 8,69 lần. Cơ cấu này cũng tương đối phù hợp với cơ cấu cho vay của NH khi dư nợ cho vay kỳ hạn ngắn trong các năm của Vietcombank Hà Nội cũng luôn cao lớn trung dài hạn.

Hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay luôn được xác định là mặt trận hàng đầu, mang tính bao trùm, thường xuyên và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH.

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động TD của Chi nhánh Vietcombank Hà Nội 2013-2015

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Hà Nội

Năm 2015 tổng dư nợ của Vietcombank Hà Nội tăng đáng kể, đạt 9.602.416 triệu đồng, tăng 4.029.595 triệu đồng so với năm 2014 (tương ứng tốc độ tăng 72,31%). Dư nợ năm 2014 đạt 5.572.821 triệu đồng, tăng 1.192.566 triệu đồng so với năm 2013 (tăng 27,23%).

Để cân đối kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn, Vietcombank Hà Nội luôn đẩy mạnh cho vay ngắn hạn. Tỷ trong cho vay ngắn hạn luôn ở mức trên 50%, nhưng có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể tỷ trọng này năm 2013 là 70,17%, năm 2014 là 63,05%, năm 2015 giảm còn 58,44% trên tổng dư nợ.

2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính DN tại Chi nhánh VietcombankHà Nội Hà Nội

2.2.1. Công tác tổ chức phân tích tài chính DN trong hoạt động tín dụng tại Chinhánh Vietcombank Hà Nội nhánh Vietcombank Hà Nội

Tại Vietcombank chi nhánh Hà Nội công tác tổ chức phân tích đánh giá khách hàng do phòng Khách hàng DN hoặc phòng Khách hàng DN nhỏ và vừa (SMEs) thực hiện sau khi thực hiện định vị khách hàng dựa trên doanh thu và vốn chủ sở hữu của khác hàng. Với DN có doanh thu trên 100 tỷ và vốn chủ sở hữu trên 30 tỷ trên BCTC năm gần nhất sẽ là được định vị là khách hàng của của phòng Khách hàng, các DN còn lại sẽ được định vị là khách hàng của phòng Khách hàng DN nhỏ và vừa. Trước tiên, khách hàng sẽ làm việc với trưởng phòng, trình bày về nhu cầu vay vốn, phương án kinh doanh và các điều kiện của mình. Neu thấy các khách hàng phù hợp với các quy định về cho vay của Vietcombank (Quyết định số 228/QĐ-Vietcombank.HĐQT ngày 02/10/2006) thì trưởng phòng sẽ phân công cho một hoặc một số cán bộ trực thuộc phòng tín dụng trực tiếp làm việc với DN.

Sau khi tiếp nhận công việc thì CBTD sẽ trao đổi tình hình với người đại diện của DN để hiểu sơ bộ về DN và hướng dẫn cho DN lập bộ hồ sơ xin vay vốn theo quy định hiện hành của Vietcombank, chuyển cho DN một danh mục hồ sơ tài liệu mà DN cần hoàn thiện để phục vụ cho việc thẩm định tài chính trước khi NH ra quyết định cho vay. CBTD sẽ trực tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, nếu nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ thì sẽ yêu cầu DN bổ sung, chỉnh sửa lại. Khi bộ hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì CBTD tiến hành phân tích, thẩm định.

Trong Quy trình Tín dụng đối với Khách hàng Tổ chức của Vietcombank số 246/QĐ-VCB.CSTD ngày 22/7/2008, công tác phân tích tài chính tài chính DN được thực hiện khi đề xuất giới hạn tín dụng. Cụ thể:

CBTD chủ động thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu trực tiếp từ khách hàng, từ nguồn khác (nếu có) để làm cơ sở phục vụ công tác xây dựng giới hạn tín dụng.

Trường hợp khách hàng có thay đổi, bổ sung hồ sơ pháp lý, CBTD pải thu thập kịp thời và gửi ngay cho phòng Quản lý nợ để cập nhật hồ sơ pháp lý của khách hàng.

CBTD kiểm tra tính đầy đủ, cập nhật của hồ sơ và thông tin liên quan đến khách hàng và cho điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định hiện hành của Vietcombank. Bảng cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng phải có đầy đủ chữ ký của CBTD và trưởng phòng Khách hàng.

Trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng và kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng, CBTD lập Báo cáo thẩm định và đề xuất Giới hạn tín dụng theo Mau 1.1 (Phụ lục đính kèm).

Sau khi hoàn tất Báo cáo thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng, CBTD chịu trách nhiệm chuyển đầy đủ hồ sơ sang khâu phê duyệt giới hạn tín dụng.

Thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính và chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank bao gồm:

- Thông tin tài chính: đánh giá yếu tố tài chính của DN dưa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích BCTC, bao gồm:

+ Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả HĐKD

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Trường hợp khách hàng không có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì phần mềm sẽ tự động xác định Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp thông qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả HĐKD đã được nhập.

- Thông tin phi tài chính: đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Đối với các chỉ tiêu định tính: thông tin được cập nhật tại thời điểm chấm điểm, các chỉ tiêu định lượng theo quý đánh giá.

Thông tin phi tài chính được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu: + Đánh giá khả năng trả nợ của DN

+ Trình độ quản lý và môi trường nội bộ + Quan hệ với NH

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN Về quy trình phân tích tài chính DN:

- Bước 1: Thu thập thông tin để tiến hành thủ tục phân tích

Thông tin bao gồm về DN:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 174 (Trang 36)