Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 174 (Trang 70 - 72)

Phân tích tài chính là một khâu quan trọng trong quá trình thẩm định tín dụng để đi đến quyết định có cho vay vốn hay không. Tại Vietcombank, có một số yếu tố ảnh hưởng là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình tiến hành công tác phân tích tài chính đó là:

Thứ nhất, do sự thiếu tính minh bạch tài chính của khách hàng. Thực tế nhiều DN hiện nay lập tới hai hoặc ba BCTC với các mục đích khác nhau. Một BCTC để nộp cho các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, một BCTC để phục vụ cho việc quản lý DN và một để phục vụ việc vay vốn tại các NHTM. Thông thường, BCTC gửi NH thường được chỉnh sửa để việc kinh doanh có lãi, tình hình tài chính tốt để thuận lợi cho việc vay vốn bằng cách vận dụng một cách “linh hoạt” các chế độ kế toán hoặc cố tình ghi nhận sai, ghi nhận không đầy đủ các các nghiệp vụ kế toán. Một số trường hợp khách hàng cung cấp thông tin tài chính chưa hợp lý như: kết quả trên báo cáo HĐKD tốt hơn thực tế, hoặc kết quả HĐKD kém hơn thực tế, giá trị các khoản mục thuộc tài sản/nguồn vốn trên BCTC cao hơn/thấp hơn so với giá trị thực tế tại DN. Điều này khiến cho công tác phân tích tài chính của NH khó khăn hơn, mất nhiều thời gian và chi phí hơn.

Thứ hai, do trình độ và năng lực của CBTD. Phân tích tài chính là một công việc yêu cầu CBTD phải có độ nhạy bén, kinh nghiệm trong các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau. Vì thế nếu CBTD có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp thì chất lượng của kết quả phân tích sẽ rất cao, phục vụ rất tốt cho hoạt động tín dụng của NH. Tuy nhiên hiện tại có nhiều cán bộ trẻ có kiến thức nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, khi phân tích còn đặt nặng lý thuyết mà chưa linh hoạt với thực tiễn.

Thứ ba, bộ phận kiểm toán nội bộ dù đã thường xuyên kiểm tra chất lượng công tác phân tích đánh giá khách hàng của CBTD nhưng do số lượng cán bộ kiểm soát còn quá mỏng trong khi tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh càng ngày càng phát triển mạnh mẽ về cả quy mô và số lượng. Do đó, việc kiểm soát thường chỉ diễn ra định kỳ và chủ yếu kiểm tra sau khi các hồ sơ vay vốn đã thực hiện. Vì thế rất khó

chỉ ra được những sai sót trong công tác phân tích, đánh giá. Neu có sai sót thì khi phát hiện cũng đã muộn vì hồ sơ đã hoàn tất việc giải ngân.

Thư tư, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Hiện nay có rất nhiều tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn và ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô chính vì vậy sự tranh giành khách hàng rất khốc liệt. Để duy trì quan hệ với khách hàng nên trong quá trình thẩm định các CBTD đã nới lỏng một số chỉ tiêu, rút ngắn thời gian phân tích, bỏ qua một số bước trong quy trình để nhanh chóng giải ngân, “chiều lòng” khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong Chương 2, Khóa luận phân tích và làm rõ thực trạng công tác phân tích tài chính đối với DN tại Vietcombank Chi nhánh Hà Nội, với một khách hàng cụ thể là CTCP Thiết bị Y tế Hà Nội Hapharco, từ đó chỉ ra những thành công và tồn tại để làm cơ sở đưa ra những giải pháp thực tiễn trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH VIETCOMBANK

HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 174 (Trang 70 - 72)