Phương hướng phát triển cùa Vietcombank Chi nhánh Hà Nội trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 174 (Trang 72 - 93)

trong năm

2016

Trong năm 2016, Vietcombank chi nhánh Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh HĐKD với mục tiêu NH đạt Top 1 Bán lẻ và Top 2 Bán buôn, là NH đạt hiệu suất sinh lời cao nhất, đứng đầu về mức độ hài lòng của kháhc hàng, đứng đầu về chất luợng nguồn nhân lực, quản trị rủi ro tốt nhất. Để đạt đuợc mục tiêu đó, NH định hướng kinh doanh:

- Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, đẩy mạnh công tác marketing, triển khai các

sản phẩm huy động mới nhằm duy trì khách hàng hiện hữu đồng thời thu hút khách hàng mới. Huy động bình quân năm là 16,6%.

- Tăng trưởng tín dụng ổn định gắn liền với chất lượng tín dụng được kiểm soát

chặt chẽ, kế hoạch tăng bình quân năm là 36,5%. Thực hiện phục vụ khách hàng

trọn gói, tăng cường bán chéo sản phẩm.

- Đầu tư cho hoạt động quản trị rủi ro để kiểm soát và hạn chế tối đa những rủi ro

có thể xảy ra cho hoạt động cho vay.

- Số luợng thẻ phát hành tăng 34,4%; Dịch vụ kiều hối tăng bình quân 10,5%. - Mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển thêm các phòng giao dịch.

- Tiếp tục các chính sách thu hút nhân tài để có nguồn nhân lực chất lượng cao.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính DN trong hoạt

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác phân tích tài chính DN tại Vietcombank Hà Nội, em xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần hoàn thiện công tác phân tích tài chính.

3.2.1. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin

Trong phân tích tài chính DN thì nguồn thông tin là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hoạt động tín dụng. Một nguồn thông tin chính xác, trung thực sẽ giúp đảm bảo chất lượng công tác phân tích. Tuy nhiên thông tin mà khách hàng cung cấp không phải lúc nào cũng chính xác do đó cần có biện pháp để kiểm tra và thu thập thêm các thông tin cần thiết. Để giải quyết hạn chế này, NH có thể áp dụng các giải pháp sau:

Thứ nhất, yêu cầu các DN khi đến xác lập quan hệ tín dụng phải cung cấp các BCTC được kiểm toán. Biện pháp này giúp CBTD tiết kiệm được thời gian và có kết quả phân tích đáng tin cậy. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có các DN lớn mới có BCTC được kiểm toán còn các DN vừa và nhỏ và các DN siêu nhỏ thường không có BCTC được kiểm toán do chi phí tốn kém cũng như pháp luật chỉ yêu cầu bắt buộc một số loại hình DN phải có BCTC kiểm toán chứ không bắt buộc tất cả các DN đang hoạt động hiện nay phải tiến hành hoạt động này. Nếu NH cứng nhắc bắt buộc khách hàng phải cung cấp BCTC kiểm toán sẽ khiến NH mất khách hàng vào tay các NH khác.

Thứ hai, CBTD tiến hành kiểm tra tính trung thực, hợp lý của BCTC của khách hàng. Biện pháp này tuy tốn nhiều thời gian của CBTD hơn biện pháp thứ nhất nhưng vừa đảm bảo tính phù hợp với thực tế hoạt động tín dụng, vừa giúp nâng cao chất lượng thông tin phân tích, giảm thiểu rủi ro cho NH. Cụ thể:

+ CBTD phải trực tiếp gặp gỡ khách hàng, thăm quan nhà xưởng, nơi làm việc của khách hàng thẩm định chất lượng tài sản,... để xem xét tình hình hoạt động thực tế để đánh giá tính trung thực của các tài liệu được cung cấp.

+ Trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu như: ghi nhận giá trị hàng tồn kho cao hơn thực tế, khai khống lượng hàng tồn kho.; ghi nhận thiếu các khoản mục chi phí quan trọng dẫn tới giảm giá thành đơn vị sản phẩm hoặc ghi nhận thiếu số lượng sản phẩm đã bán.. .thì tiến hành điều chỉnh phù hợp chỉ tiêu Hàng tồn

kho, Giá vốn hàng bán (lập Biên bản kiểm tra/ thu thập các Báo cáo của khách hàng để lưu Hồ sơ/tài liệu chứng minh).

- Làm việc trực tiếp với khách hàng để tìm hiểu về kỳ luân chuyển tài sản: Tìm hiểu từ khách hàng về đặc điểm luân chuyển tài sản thực tế để ước lượng được

kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn thực tế của khách hàng. Sau đó so sánh giá trị thực tế với giá trị tính được từ BCTC của khách hàng. Sự chênh lệch lớn về mặt giá trị của chỉ tiêu nào đó là dấu hiệu khách hàng cung cấp thông tin chưa hợp lý và cần xem xét cụ thể hơn các khoản mục liên quan đến chỉ tiêu tính toán để điều chỉnh phù hợp nếu thu thập đủ Hồ sơ/tài liệu chứng minh.

- Phân tích xu hướng bằng cách sử dụng các biểu đồ để phát hiện dấu hiệu bất thường. Ví dụ: trong 3 năm qua, tài sản cố định liên tục tăng cao nhưng hàng tồn kho, doanh thu không tăng hoặc tăng thấp hơn nhiều trong khi ngành kinh doanh đang thuận lợi. Từ đó, cần phải kiểm tra khoản mục tài sản cố định hoặc

doanh thu trong kỳ của khách hàng.

- Kiểm tra tài khoản kế toán chi tiết của một số khoản mục trọng yếu như: + Các khoản phải thu

Xem xét các khoản phải thu có giá trị lớn trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, chứng từ gốc, biên bản đối chiếu công nợ, biên bản nghiệm thu công trình kết hợp điều tra thực tế nếu cần.để xác định khả năng thu hồi và đánh giá tổn thất của những khoản phải thu đó, xác định tính chất dài hạn, ngắn hạn của các khoản phải thu và những khoản phải thu thực tế không tồn tại (khống). Kiểm tra tính hợp lý việc trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi của khách hàng để xác định khách hàng thực hiện giấu lỗ/lãi hay không. Trường hợp khách hàng muốn tăng tỷ số thanh toán ngắn hạn thì khoản phải thu có tính chất dài hạn sẽ được hạch toán vào khoản mục ngắn hạn và ngược lại. Khách hàng muốn giảm trích lập dự phòng rủi ro khoản phải thu ngắn hạn để giảm chi phí thì các khoản phải thu có tính chất ngắn hạn sẽ được hạch toán vào các khoản phải thu dài hạn. Kiểm tra những khoản phải

+ Hàng tồn kho

Xác định hàng tồn kho ứ đọng kém phẩm chất và so sách mức trích lập dự phòng thực tế với số phải trích theo quy định, hàng tồn kho thực tế không tồn tại (đã bán, hư hỏng, khai khống...). Cần đối chiếu số dư hàng tồn kho với các niên độ kế toán trước, kiểm tra trên thẻ kho hoặc kiểm tra thực tế để phát hiện: những khoản mục không phát sinh tăng, giảm trong năm (những khoản mục này có thể là loại ứ đọng kém, mất phẩm chất) hoặc khoản mục có biến động lớn và tìm hiểu nguyên nhân của biến động này (phục vụ kế hoạch tăng quy mô/khó khăn trong tiêu thụ/gom hàng chờ tăng giá/do yếu tố mùa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.)

Đặc biệt chú ý đối với khoản mục sản phẩm dở dang (nhất là khách hàng trong lĩnh vực vật liệu, xây dựng), cần phải thực hiện kiểm kê vật chất, sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng hạng mục, công trình.. .thông qua các Báo cáo tổng hợp chi phí, doanh thu, lỗ lãi theo từng công trình nhằm phát hiện những công trình đã hoàn thành nhưng không được nghiệm thu, quyết toán; đã được nghiệm thu, quyết toán nhưng vẫn tồn tại số dư trên tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (điều này thể hiện công trình không đạt chất lượng tiêu chuẩn hoặc chi phí vượt quá dự toán/không hợp lý nên không được nghiệm thu thanh toán.

+ Đánh giá đầu tư tài chính

Phát hiện những khoản có giá thị trường giảm lớn so với giá trị sổ sách và so sách số trích lập dự phòng với số phải trích lập theo quy định, những khoản đầu tư vượt thời hạn quy định và tìm ra nguyên nhân chưa thu hồi. bằng cách đánh giá một số mã chứng khoán có giá trị lớn trong danh mục đầu tư của khách hàng. Thực hiện kiểm tra số liệu trích lập dự phòng trên Bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư và đối chiếu với điều kiện được trích lập dự phòng theo quy định hiện hành.

+ Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn

Xem xét chi tiết các khoản mục chi phí trả trước lớn, thời gian phát sinh của khoản mục chi phí và cách thức phân bổ chi phi trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và các kỳ khác...

+ Tài sản cố định

Đánh giá giá trị còn lại hợp lý của tài sản cố định thông qua chi tiết tài khoản hạch toán tài sản cố định và biên bản kiểm kê, theo dõi tài sản cố định. Xác định giá trị còn lại của các Tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng, lạc hậu, chờ thanh lý. Kiểm tra tính nhất quán việc sử dụng các phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao đối với từng loại, nhóm tài sản cố định có giá trị lớn và quan trọng trong niên độ kế toán.

+ Chi phí phải trả

Theo quy định, việc trích trước và hạch toán chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ - lập dự toán chi phí và dự đoán trích trước và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với chi phí thực tế phát sinh.

Căn cứ kết quả đánh giá BCTC của khách hàng, CBTD thực hiện lập bảng các khoản cần điều chỉnh trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả HĐKD.

Thứ ba, Hội sở chính nên thành lập phòng thông tin riêng biệt, thiết kế phần mềm cung cấp thông tin cho các chi nhánh có thể khai thác, bổ sung, cập nhật liên tục thông tin về khách hàng để các chi nhánh đều có thể truy vấn thông tin về khách hàng, nhóm khách hàng liên quan, các đối tác của khách hàng đang phân tích một cách nhanh chóng và đầy đủ qua đó cập nhật nhanh nhất những thay đổi trong hoạt động của khách hàng. Với biện pháp này, thông tin sẽ có tính nhất quán, tổng hợp, cập nhật liên tục và tiết kiệm chi phí.

3.2.2. Hoàn thiện nội dung và bổ sung các chỉ tiêu phân tích

3.2.2.1. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh

Lợi nhuận từ HĐKD của DN tăng nhẹ qua trong giai đoạn phân tích từ mức 24.806 triệu đồng trong năm 2013 lên mức 25.896 triệu đồng trong năm 2014 (tăng 4,4%) và sang đến năm 2015 là 27.846 triệu đồng (tăng 7,5%). Tỷ trọng của lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần qua ba năm ổn định ở mức 1,4%-1,5% doanh thu thuần do đây là DN thương mại. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 tăng nhẹ 3% so với năm 2013 lên mức 32.706 triệu đồng nhưng tăng mạnh 97% lên mức

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 I. Lưu chuyển tiền từ HĐKD

64.416 triệu đồng trong năm 2015 do năm 2015 lợi nhuận khác tăng đột biến từ mức 6.810 triệu đồng năm 2014 lên mức 64.416 triệu đồng tương ứng tăng 437%.

Với đặc điểm là DN thương mại, trong cả 3 năm, giá vốn hàng bán của DN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần vào khoảng 90%. Năm 2014, giá vốn hàng bán tăng từ 1.635.412 triệu đồng năm 2013 lên 1.692.279 triệu đồng tương ứng 3,5% nhanh hơn mức tăng của doanh thu thuần là 3,1% từ mức 1.821.560 lên 2.878.451 triệu đồng. Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tuy không nhiều nhưng cũng cho thấy DN quản lý chưa tốt chi phí trực tiếp bởi tốc độ tăng của giá vốn phải chậm hơn doanh thu mới là dấu hiệu tốt. Sang năm 2015 thì cả giá vốn hàng bán và doanh thu thuần của DN đều giảm so với năm 2014 điều này phản ánh dấu hiệu không tốt trong tình hình tài chính DN, hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không có kém đi so với năm trước.

Chi phí bán hàng của DN trong giai đoạn 2013-2015 có xu hướng giảm. Chi phí bán hàng năm 2014 giảm 8,6% so với 2013 xuống mức 100.283 triệu đồng, năm 2015 giảm 1,9% so với năm 2014 xuống còn 98.356 triệu đồng. Tỷ trọng của chi phí bán hàng trên doanh thu thuần cũng giảm từ mức 6,02% trong năm 2012 xuống còn khoảng 5,33% trong 2 năm tiếp theo. Điều này cho thấy nỗ lực của DN trong việc quản lý chi phi phí bán hàng. Tuy nhiên, chi phí quản lý DN năm 2014 tăng mạnh 47,4% so với năm 2013 sau đó giảm nhẹ 2,1% ở năm 2015. Điều này là do năm 2014 DN tăng mạnh chi phí cho nhân viên quản lý từ mức 15.108 lên 21.426 triệu đồng tương ứng 41,8%. Tuy nhiên, chi phí quản lý tăng trong khi tình hình kết quả kinh doanh của DN lại không tăng trưởng tốt, doanh thu thuần giảm cho thấy việc sử dụng chi phí của DN chưa hiệu quả.

Hoạt động tài chính của DN có lợi nhuận âm liên tục trong 3 năm do doanh thu hoạt động tài chính không đủ bù đắp cho chi phí hoạt động tài chính tuy nhiên khoản lỗ trong hoạt động tài chính của DN đã có xu hướng giảm theo thời gian. Doanh thu tài chính chủ yếu của DN là từ lãi tiền gửi trong khi đó khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí tài chính là chi phí lãi vay. Điều này là do Hapharco DN thương mại với giá trị nợ vay lớn nên chi phí lãi vay của DN khá lớn.

62

3.2.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích dòng tiền

Bảng 3.1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của CTCP Hapharco 2013-2015

2. Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao TSCĐ 2.045 2.28 3 5.529 - Các khoản dự phòng - 6.699 3.36 2 4.56 3

- Lãi. lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 946" 1.24 1

1.54 6

- Lãi. lỗ từ hoạt động đầu tư -

4.257 2.426- -546

- Chi phí lãi vay 13.68

0

11.02

0 6.128

3. Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động 37.45

4 5 48.18 6 91.63

- Tăng. giảm các khoản phải thu - 13.818

- 20.712

53.61 4

- Tăng. giảm hàng tồn kho -112.970 -137.487 68.53 8

- Tăng. giảm các khoản phải trả 97.51

7 178.451 -126.891 - Tăng. giảm chi phí trả trước. -307 -554 -303

- Tiền lãi vay đã trả -

13.900 - 11.020 -6.128 - Thuế thu nhập DN đã nộp - 15.787 - 10.165 - 26.280 - Tiền khu khác từ HĐKD 61.19 2 15.02 6 63.16 7

- Tiền chi khác cho HĐKD -

53.080

- 24.644

-26.617

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 13.699- 0 37.08 6 90.73 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1. Tiền chi để mua sắm. xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

-2.432 -4.360 -15.529 2. Tiền thu từ thanh lý. nhượng bán TSCĐ và các tài sản

dài hạn khác

6 0.5

3. Tiền chi mua các công cụ nợ của đơn vị khác - 16.707

- 10.483

-1.047 4. Tiền thu từ thanh lý các công cụ nợ của đơn vị khác

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

7. Tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia 4.253 2.447 3.445

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -14.880 -

12.396 -13.131 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu. trái phiếu. nhận vốn góp của chủ sở hữu

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu. mua lại cổ phiếu của công ty đã phát hành

3. Tiền vay ngắn hạn. dài hạn nhận được 509.722 449.31

7 412.051

4. Tiền chi trả nợ gốc vay -453.041 -476.739 -488.483 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 174 (Trang 72 - 93)