Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP quốc tế chi nhánh hà nội 178 (Trang 69 - 72)

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanhnghiệptrong hoạt động

3.2.4. Hoàn thiện nội dung phân tích

Nội dung PTTC doanh nghiệp tại VIB nhìn chung đã phù hợp với quy trình của NHNN quy định tuy nhiên nội dung phân tích còn chưa đầy đủ. Để nội dung được hoàn thiện hơn VIB Hà Nội cần bổ sung thêm một số nội dung như:

- Đánh giá sự luân chuyển của dòng tiền của doanh nghiệp và khả năng tạo dòng tiền của doanh nghiệp thông qua việc phân tích báo cáo LCTT của doanh nghiệp.

- Cần phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính một cách kỹ lưỡng hơn, có thể so sánh các chỉ số qua các năm hoặc so với chỉ số trung bình ngành để thấy được vị thế của doanh nghiệp hiện tại.

Ví dụ về phân tích lưu chuyển tiền tệ của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Ichina Việt Nam

57

Bảng 3.1: Bảng lưu chuyển tiền tệ của công ty Ichina năm 2019-2020

Lưu chuyển tiền thuần từ

HĐĐT -194..520.000 -56.928.029

Lưu chuyển tiền thuần từ

Giá trị VLĐR Tăng trưởng(%) 2019 2020 Tài sản ngắn hạn 991.420.704 1.536.261.603 Nợ ngắn hạn 523.450.680 544.750.353 Vốn lưu động ròng 467970024 991511250 111.87%

(Nguồn: Công ty Ichina Việt Nam)

-Nhận xét về lưu chuyển tiền từ HĐKD: Trong 2 năm 2019, 2020 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có nhiều thay đổi. Dòng tiền năm 2019 dương nhưng dòng tiền năm 2020 lại mang dấu âm chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng mạnh từ năm 2019 đến 2020 tăng 138.87%, ngoài ra khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2020 cũng tăng so với năm 2019 tới 73.8%. Tuy nhiên khoản phải thu tăng mạnh là do doanh nghiệp đang thực hiện chính sách cho phép bán chịu vì vậy mà khoản phải thu tăng nhiều. Mặt khác khoản mục phải trả người bán năm 2020 cũng tăng 22.73% so với năm 2019, chứng tỏ doanh nghiệp cũng đang biết cách chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp.

-Nhận xét từ lưu chuyển tiền từ HĐĐT: có thể thấy dòng tiền từ hoạt động đầu tư đều mang dấu âm. Tuy nhiên dòng tiền này không phục vụ cho việc mua sắm TSCĐ mà dùng để đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

-Nhận xét từ lưu chuyển tiền từ HĐTC: Dòng tiền từ hoạt động tài chính cũng có sự biến động không đều. Cả 2 năm 2019 và 2020 dòng tiền đều mang dấu âm, tuy nhiên ở năm 2020 thì dòng tiền âm giảm đi, điều này là do công ty đã chi trả một phần vốn vay. Các khoản vay của công ty đều là vay và nợ ngắn hạn, không phát sinh khoản vay dài hạn nào.

58 Ví dụ về phân tích vốn lưu động ròng

(Nguồn: Kết quả tính toán của sinh viên thực hiện khóa luận)

Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp qua 2 năm phân tích đều dương điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn không chỉ được dùng để tài trợ cho TSCĐ và TSDH mà còn được sử dụng để tài trợ một phần cho tài sản lưu động của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh có thể thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.

Tuy nhiên mức thay đổi vốn lưu động từ năm 2019 đến năm 2020 là có sự thay đổi lớn, năm 2020 tăng 111.87% so với năm 2019. Vốn lưu động ròng tăng nhiều cũng không phải thật sự tốt vì nó thể do doanh nghiệp có quá nhiều hàng tồn kho hoặc không đầu tư tiền mặt dư thừa của mình. Ở trong trường hợp này tăng là do cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tăng tuy nhiên mức tăng của tài sản ngắn hạn nhiều hơn. Điều này là do khoản phải thu của doanh nghiệp năm 2020 tăng nhiều so với năm 2019 do chính sách bán hàng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP quốc tế chi nhánh hà nội 178 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w