Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoat động tín

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP quân đội chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 176 (Trang 26 - 40)

tín

dụng của NHTM

1.2.2.1. Đánh giá tình hình TCDN thông qua phân tích BCKQKD

BCKQKD là bức tranh khái quát phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.BCKQKD được chia thành 3 phần, bao gồm: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Thông qua các báo cáo dạng so sánh ngang, so sánh dọc, nhà phân tích sẽ có được cái nhìn tổng quát về những thay đổi trong doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua thời gian. Qua đó đánh giá xu hướng biến động trong hoạt động kinh doanh (HĐKD) của doanh nghiệp. Các nội dung được quan tâm khi phân tích BCKQKD là:

Doanh thu thuần (DTT) từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu nhập chủ yếu, vì vậy, sự thay đổi của bộ phận thu nhập này sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn thu của doanh nghiệp. Không những vậy, sự thay đổi này còn phản ánh những thay đổi mang tính bản chất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. DTT luôn được kỳ vọng tăng lên theo thời gian, tuy nhiên khi xem xét biến động của DTT cần quan tâm đến những yếu tố tác động như giá cả, sản lượng tiêu thụ. Đồng thời có sự so sánh giữa tốc độ tăng của doanh nghiệp so với những doanh nghiệp cùng ngành, với bình quân ngành để có đánh giá phù hợp.

Giá vốn hàng bán (GVHB)

GVHB là loại chi phí đầu tiên mà nhà phân tích quân tâm bởi nó là chi phí mang tính trực tiếp gắn liền với các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ; đồng thời, với hầu hết các doanh nghiệp, giá vốn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí đặc biệt là với doanh nghiệp sản xuất, thương mại. Hai bút toán ghi nhận doanh thu bán hàng và giá vốn luôn song hành cũng nhau, vì vậy khi phân tích người ta luôn quan tâm đến quan hệ giữa GVHB và DTT thông qua so sánh việc xem xét tỷ lệ GVHB/DTT hoặc so sánh tốc độ thay đổi của GVHB với DTT. Doanh nghiệp luôn kỳ vọng tỷ lệ GVHB/DTT ổn định hoặc có xu hướng giảm. Tuy nhiên có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ này, vì vậy nhà phân tích cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động đó.

Khi phân tích chi phí nói chung và GVHB nói riêng, nhà phân tích cũng cần chú ý tới sự ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán mà chủ yếu là tác động do

Khóa luận tôt nghiệp 16 GVHD: TS. Nguyễn Thị Đào

thay đổi phương pháp tính giá trị HTK và phương pháp khấu hao TSCĐ tới GVHB của doanh nghiệp.

Doanh thu tài chính, chi phí tài chính và các chi phí khác

Doanh thu tài chính bao gồm bao gồm ba khoản chính là tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Chi phí tài chính bao gồm những khoản thường gặp như chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá và lỗ hoặc chênh lệch dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. Doanh thu và chi phí tài chính không có quan hệ đơn thuần như doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán, vì vậy không thể so sánh chúng với nhau để kết luận hoạt động tài chính (HĐTC) của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Nhà phân tích chỉ nên đánh giá trong tương quan với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, cũng như chính sách tài trợ của doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Nhìn chung, khi doanh thu tiêu thụ tăng thì chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, nhưng những nhà quản lý kỳ vọng tốc độ tăng của những chi phí này sẽ nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tóm lại để đánh giá khoản chi phí đó có hợp lý hay không, phải xem xét nguyên nhân dẫn đến biến động đó.

Lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu trọng yếu bậc nhất trong mọi hoạt động phân tích TCDN bởi nó là con số rõ ràng nhất phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nó cũng là đối tượng mà các nhà quản trị của doanh nghiệp quan tâm để phục vụ cho những mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp. Họ có thể sử dụng một số biện pháp để ghi tăng lợi nhuận, nhằm thu hút đầu tư, đễ dàng vay vốn hoặc ghi giảm để giảm thuế phải nộp cho nhà nước. Vì vậy, một phần việc của cán bộ ngân hàng là xác định báo cáo của doanh nghiệp có độ tin cậy như thế nào.

Với một số nội dung cơ bản nắm được từ báo cáo kết quả kinh doanh, nhà phân tích có thể nắm được toàn cảnh về lãi lỗ trong doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí, lợi nhuận so với các kỳ trước, qua đó xác định được xu hướng trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

1.2.2.2. Đánh giá tình hình TCDN thông qua phân tích bảng cân đối kế toán

BCĐKT phản ánh những khoản mục về tài sản và nguồn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp, qua đó đánh giá khái quát sự biến động của tài sản và nguồn

Khóa luận tôt nghiệp 17 GVHD: TS. Nguyễn Thị Đào

vốn. So sánh giữa các chỉ tiêu trên BCĐKT giữa các thời điểm, có thể thấy được sự biến động theo thời gian của quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn, từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời xem xét các nhân tố tác động đến sự biến động đó để đánh giá sự phù hợp.

Một số khoản mục trong BCĐKT thường được quan tâm như: khoản phải thu, hàng tồn kho, TSCĐ và đầu tư dài hạn, cơ cấu nợ phải trả, vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó còn đánh giá tình hình tài chính dựa trên một số chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn như:

Vốn lưu động (VLĐ) ròng

VLĐ ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình TCDN, chỉ tiêu này cho biết hai điều: Một là, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không? Hai là, TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không?

VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn — Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn — Nguồn vốn ngắn hạn

về nguyên tắc, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ tài sản dài hạn, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành tài sản ngắn hạn. Vì vậy, VLĐ ròng lớn hơn hoặc bằng 0, phản ánh doanh nghiệp có nguồn vốn tài trợ ổn định, đó là một dấu hiệu an toàn. Ngược lại, nếu VLĐ ròng nhỏ hơn 0, chứng tỏ tài sản dài hạn được tài trợ một phần bằng nguồn vốn ngắn hạn, vì vậy tài sản ngắn hạn không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, doanh nghiệp đang có cơ cấu vốn mạo hiểm.

Nhu cầu vốn lưu động

Nhu cầu VLĐ là nhu cấu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình kinh doanh đó.

Nhu cầu VLĐ = Tài sản kinh doanh — Nợ kinh doanh

Nếu nhu cầu VLĐ lớn hơn 0, doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn do một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ ba. Ngược lại, nếu nhu cầu VLĐ nhỏ hơn 0, nghĩa là phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khóa luận tốt nghiệp 18 GVHD: TS. Nguyễn Thị Đào

Ngân quỹ ròng

Ngân quỹ ròng = VLĐ ròng — Nhu cầu VLĐ

Hoặc: Ngân quỹ ròng = Ngân quỹ có — Ngân quỹ nợ

Xét dưới góc độ của NHTM quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nếu ngân quỹ ròng dương phản ánh doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn nếu chúng đến hạn. Và ngược lại, nếu ngân quỹ ròng âm, doanh nghiệp thiếu hụt ngân quỹ và không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nếu chúng đến hạn.

1.2.2.3. Đánh giá tình hình TCDN thông qua phân tích các tỷ số tài chính

Khi ngân hàng cho vay thì điều họ quan tâm nhất là khả năng hoàn trả gốc và lãi của khách hàng vay. Khả năng này phụ thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp mà đặc biệt phản ánh rõ qua việc phân tích các tỷ số tài chính, như: nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán, nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính, nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động của tài sản và nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời. Cụ thể:

Nhó m tỷ số phản á nh khả năng tha nh toá n

Khả năng thanh toán (KNTT) là khả năng sử dụng các nguồn lực để ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thông qua phân tích nhóm chỉ tiêu này, nhà phân tích có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá tình hình TCDN, thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một số các hệ số sau:

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

__ Tài sản ngắn hạn

Tỳ so KNTT nợ ngăn hạn= ——----V---

Nợ ngấn hạn

Tỷ số này hàm ý cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền để trả các khoản nợ đến hạn. Nói cách khác, tỷ số KNTT ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này càng cao thì các chủ nợ sẽ

Nhó m tỷ số phản á nh cơ cấu tà i chính

Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp không những phản ánh nhu cầu vốn và khả

năng đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp mà còn liên quan trực tiếp tới hiệu quả sử

dụng vốn, tác động đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro của doanh nghiệp. Để

Khóa luận tốt nghiệp 19 GVHD: TS. Nguyễn Thị Đào

càng yên tâm hơn nhưng bù lại đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá trị hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, nhưng đối với NHTM, thông thường khi hệ số này bằng 2 sẽ được ngân hàng đánh giá cao.

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Tien và tương đương tiển-

/ τrxτπ, , , DTTC ngắn hạn-Khoãn phải thu

■ Nợ ngấn hạn

Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi của tài sản ngắn hạn không kể hàng tồn kho. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao.

Do khả năng chuyển đổi để thanh toán khoản nợ từ hàng tồn kho thường kém nên hệ số thanh toán nhanh thường được sử dụng để đánh giá một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Một số trường hợp, doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nhanh cao nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản đến hạn do tài sản phụ thuộc nhiều vào khoản phải thu chưa thể thu hồi ngay, vì vậy có thể xem xét đến tỷ số khả năng thanh toán ngay.

Tỷ số khả năng thanh toán ngay

, Tiền và tương đương tiển-ĐTTC ngắn hạn

Ty so KNTT ngay=---—- - --z— ---

- Nợ ngăn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán ngay phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay tại thời điểm báo cáo.

Thực tế tùy theo đặc điểm, ngành nghề kinh doanh mà sẽ có những con số hợp lý cho những chỉ tiêu này. Thông thường hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là 2, hệ số khả năng thanh toán nhanh là 1 và 0,5 là hệ số khả năng thanh toán tức thời là những con số phù hợp với yêu cầu của NHTM. Tuy nhiên nên so sánh với những doanh nghiệp cùng ngành và bình quân chung của ngành để có những đánh giá hợp lý trong hoạt động phân tích TCDN.

Nguyễn Kim Liên K17TCH - Học viện Ngân hàng

nghiên cứu cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, người ta thường quan tâm tới một số chỉ tiêu sau:

Hệ số tự tài trợ (hay Tỷ số vốn chủ sở hữu)

, ɪ Von chữ sỡ hữu (VCSH)

Hệ sò tự tài trợ =---—ị--——7---

Tong tài sân

Hệ số tự tài trợ cho biết tỷ lệ VCSH trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nó phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng cao, nghĩa là doanh nghiệp có năng lực độc lập về tài chính cao, ít chịu sức ép từ bên cho vay, các chủ nợ thường thấy an toàn hơn khi chấp nhận hồ sơ vay vốn của các đơn vị này.

Tỷ số nợ

^ , Nợ phãi trả

Hệ SO nợ — -i- ———

Tongtai săn

Hệ số nợ cho biết tỷ lệ nợ phải trả của doanh nghiệp trong cơ cấu tổng nguồn vốn, thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ. Hệ số nợ càng thấp, nghĩa là doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào nợ vay thì rủi ro của bên cho vay càng thấp. Song nó cũng có hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh với tỷ số bình quân của toàn ngành để có những kết luận hợp lý.

Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn

- ĩ. ,. ,. . Von chù sỡ hữu

Tỳ suât tự tài trợ tài sân dài hạn =—77—7——77---

Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Doanh thu thuần

Khóa luận tôt nghiệp 2

1

GVHD: TS. Nguyễn Thị Đào

Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự tài trợ cho tài sản dài hạn bằng VCSH. Neu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 nghĩa là VCSH của doanh nghiệp càng có thừa khả năng để tài trợ cho tài sản dài hạn. Do đó, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn. Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi. NHTM sẽ thích cho những doanh nghiệp này vay hơn vì có cơ cấu vốn khá an toàn.

Tỷ số nợ dài hạn trên VCSH

- ĩ. ....ʌ Nợ dài hạn Tv SO nợ dài hạn trẽn VCSH = —_____—

■ VCSH

Tỷ số nợ dài hạn trên VCSH cũng phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Tỷ số càng cao thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, tỷ số này cao hay thấp cũng tùy theo từng ngành nghề kinh doanh, nhưng thông thường để hạn chế rủi ro, bên cho vay chỉ chấp nhận chỉ tiêu này ở mức nhỏ hơn 1, càng gần 1 doanh nghiệp càng ít có khả năng vay thêm các khoản vay dài hạn.

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

... EBIT Tỳ sô khả nâng thanh toán lãi vay = —---

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP quân đội chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 176 (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w