Thực chất công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng là việc cán bộ tín dụng phân tích những BCTC do khách hàng doanh nghiệp cung cấp. Vì vậy, chất luợng thông tin đầu vào ảnh huởng trực tiếp đến chất luợng phân tích. Do đó, nâng cao chất luợng công tác thu thập thông tin là điều cần thiết và ngân hàng có thể xem xét một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nếu có thể, yêu cầu khách hàng cung cấp BCTC đã đuợc kiểm toán. Điều này sẽ giúp cán bộ tín dụng tiết kiệm đuợc thời gian và kết quả phân tích đáng tin cậy hơn.
Thứ hai, bổ sung danh mục tài liệu khách hàng cần cung cấp, trong đó có đầy đủ 4 loại BCTC với bất kỳ doanh nghiệp nào có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng.
Thứ ba, cán bộ tín dụng chủ động tiến hành kiểm tra tính trung thực của các thông tin do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khoản mục nhu khoản phải thu, hàng tồn kho bằng cách trực tiếp đến, gặp gỡ doanh nghiệp, thăm nhà xuởng,.
Thứ tư, Cán bộ tín dụng cần xác định những thông tin cần thiết mà không nằm trong danh mục doanh nghiệp cung cấp, tận dụng khai thác nguồn thông tin miễn phí, giá rẻ từ mạng Internet, báo chí, từ nguời lao động, đối tác của doanh nghiệp,... và chỉ mua những thông tin thực sự cần về doanh nghiệp từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin để tránh lãng phí không cần thiết.
Khóa luận tôt nghiệp 62 GVHD: TS. Nguyễn Thị Đào
Thứ năm, Chi nhánh nên tăng cường môi quan hệ với các tô chức, dịch vụ cung cấp thông tin để có thể khai thác, mua thông tin một cách nhanh chóng khi cần thiết phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Thứ sáu, nâng cao quan hệ để mở rộng nguồn tin qua kênh của cơ quan Thuế. Như đã trình bày trên, với mỗi mục đích khác nhau, doanh nghiệp có thể “tạo ra” những BCTC khác nhau nên đôi với những doanh nghiệp không công khai BCTC thì BCTC tại cơ quan thuế chính là một nguồn thông tin có độ tin cậy hơn phục vụ công tác phân tích và đánh giá tình hình TCDN.