Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP quân đội chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 176 (Trang 89 - 91)

Nhân tố con nguời luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bất kỳ hoạt động kinh tế - chính trị nào, đặc biệt là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhu hoạt động tín dụng thì vai trò của nhân tố này lại càng quan trọng. Công tác phân tích TCDN là một công tác quan trọng trong quy trình tín dụng, đòi hỏi ở cán bộ tín dụng nhiều yếu tố. Cán bộ tín dụng không những phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm công tác. Họ phải nắm rõ các quy định, chuẩn mực, có kỹ năng phân tích và khả năng đánh chính xác giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng.

Khóa luận tôt nghiệp 69 GVHD: TS. Nguyễn Thị Đào

Vốn là nhu cầu thuờng xuyên, liên tục của doanh nghiệp, vì vậy không tránh khỏi những doanh nghiệp sử dụng mánh khóe, thủ đoạn nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng. Do đó, việc xây dựng đuợc một đội ngũ cán bộ phân tích có trình độ cao là một trong những yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất luợng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng nói chung và tại MB nói riêng. Để làm đuợc nhu vậy, ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất luợng nhân lực ngay từ khi tuyển dụng và trong quá trình làm việc tại MB bằng các biện pháp cụ thể nhu sau:

Thứ nhất, xây dựng chính sách tuyển dụng hiệu quả, hợp lý

Hiện nay nhu cầu nhân lực của ngân hàng khá lớn, hằng năm đều có những đợt tuyển dụng tập trung với luợng chỉ tiêu tuyển dụng lên đến 700 - 800 nhân sự mảng tín dụng. Với luợng tuyển dụng lớn nhu vậy cùng với quy trình tuyển dụng chỉ bao gồm một vòng phỏng vấn duy nhất của MB thì không tránh khỏi tuyển dụng ồ ạt nhung chất luợng nhân lực đầu vào còn hạn chế. Việc phỏng vấn một vòng khó có thể đánh giá nhiều về trình độ của các ứng viên, có thực sự phù hợp và có năng lực để đảm đuơng công việc, đặc biệt là công việc đòi hỏi không ít kiến thức, kỹ năng nhu tín dụng doanh nghiệp với công tác phân tích TCDN.

Ngân hàng nên bổ sung thêm những vòng thi test kiến thức, nghiệp vụ để đánh giá sâu hơn về năng lực chuyên môn. Qua đó có thể lựa chọn ra những ứng viên thực sự tiềm năng và phù hợp với vị trí tuyển dụng của ngân hàng. Đó cũng là cơ sở để chất luợng nguồn nhân lực của ngân hàng nói chung, của bộ phận tín dụng nói riêng đuợc nâng cao.

Thứ hai, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn hóa cán bộ tín dụngtheo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Để nâng cao chất luợng nguồn nhân lực thì việc tuyển chọn nhân lực đầu vào tốt là chua đủ, giữa kiến thức nhà truờng trang bị và thực tế rất khác nhau nên ngân hàng luôn luôn phải tích cực bồi duỡng, trang bị hơn nữa cán bộ tín dụng. Do sự phức tạp để thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp nên rất cần nhiều hơn nữa những buổi chia sẻ kinh nghiệp của những cán bộ quản lý, cán bộ nhiều kinh nghiệm để xây dựng hệ thống cán bộ tín dụng đồng đều và có năng lực ổn định.

Khóa luận tôt nghiệp 70 GVHD: TS. Nguyễn Thị Đào

Ngoài việc đào tạo nội bộ theo chính sách của ngân hàng và chủ trương của chi nhánh, ban lãnh đạo cũng nên quan tâm, khuyến khích các cán bộ tự nâng cao trình độ, tiếp tục học cao hơn nữa bằng cách tạo điều kiện về mặt thời gian và hỗ trợ kinh phí học tập.

Trong quá trình đào tạo nên định hướng các cán bộ tín dụng chuyên sâu theo các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp. Từ đó, tạo nền tảng ban đầu cho sự chuyên môn hóa theo nhóm khách hàng, tiến tới cán bộ tín dụng chuyên trách, chuyên nghiệp trong hoạt động tín dụng.

Thứ ba, chú trọng đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng

Khi cán bộ tín dụng nhận thức rõ về đạo đức nghề nghiệp, làm việc có lương tâm cùng với năng lực chuyên môn tốt chắc chẳn hiệu quả công việc sẽ được cải thiện rõ rệt. Giáo dục đạo đức là một công việc vô cùng quan trọng, phải làm thường xuyên và liên tục. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng cán bộ tha hóa, bị mua chuộc, lợi dụng làm ảnh hưởng tới hình ảnh và hoạt động của ngân hàng.

Để nâng cao đạo đức cán bộ, trước tiên ban lãnh đạo phải là những người đi đầu, làm gương cho nhân viên. Bên cạnh đó, thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá, cán bộ nào vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ có biện pháp kỷ luật để làm gương cho cả tập thể.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP quân đội chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 176 (Trang 89 - 91)