tín dụng tại NHTM
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng cần xem xét tình hình biến động trong các khoản mục của báo cáo kết quả kinh doanh. Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động giữa các kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu. Bên cạnh đó cần phải so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần. Cụ thể là:
- So sánh các khoản chi phí với doanh thu thuần để biết được để có 1 đơn vị doanh thu thuần thì phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng. Mức
hao phí
tính ra càng lớn so với kỳ gốc thì hiệu quả kinh doanh càng giảm và ngược lại.
- So sánh các khoản lợi nhuận với doanh thu thuần. Cách so sánh này cho biết một đơn vị doanh thu thuần thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận đem lại càng lớn so với kỳ gốc, chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh càng cao và ngược lại.
❖ Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn
Để phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn, phương pháp chủ yếu thường được sử dụng là phương pháp so sánh với kỹ thuật so sánh ngang và dọc.
Bằng việc so sánh ngang (so sánh các chỉ tiêu trên BCĐKT giữa cuối kỳ và đầu năm) có thể thấy được sự biến động về mặt thời gian của quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn, từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn của một doanh nghiệp, qua đó đối chiếu với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; các chính sách bán hàng, dự trữ của doanh nghiệp, xem xét các nhân tố tác động đến sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của sự biến động đó.
Ngược lại, việc so sánh dọc (báo cáo theo tỷ trọng) thường được dùng để chuẩn hóa các chỉ tiêu trong BCĐKT bằng cách biểu diễn chúng dưới dạng phần trăm của một chỉ tiêu được lấy làm gốc có liên quan. Nó không chỉ cung cấp thông tin về tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản, từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn qua các năm mà còn cung cấp thông tin về các đặc trưng kinh tế của các ngành khác nhau và của các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
Đánh giá BCLCTT thường liên quan tới việc đánh giá một cách khái quát các nguồn tiền và việc sử dụng tiền của doanh nghiệp liên quan tới ba loại hoạt động khác nhau cũng như đánh giá về những yếu tố chính chi phối dòng tiền trong từng hoạt động đó, như sau:
- Đánh giá xem nguồn thu tiền và chi tiền chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh
(HĐKD), hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính
- Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyểntiềntừ hoạtđộng kinh doanh
- Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyểntiềntừ hoạtđộng đầu tư
- Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyểntiềntừ hoạtđộng tài chính
Việc đánh giá khái quát tình hình lưu chuyểntiền tệ của doanh nghiệp thường
được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các báo cáo dạng so sánh. Cũng tương tự như với BCKQKD, BCĐKT, nhà phân tích có thể lập BCLCTT dạng so sánh ngang và so sánh dọc.
❖ Phân tích các tỷ số tài chính
Các tỷ số tài chính cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, về tính chất kinh tế và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như các đặc trưng riêng về hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường có 4 nhóm tỷ số tài chính được sử dụng để ước lượng những khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận:
* Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động
- Tỷ số năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn là một khoản mục lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp và là một nội dung quan trọng
trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn gồm rất nhiều loại
tài sản
trong đó các khoản phải thu và hàng tồn kho là hai loại tài sản ngắn hạn rất được
DT thuần trong kỳ Vòng quay các khoản phải thu = , 1 ,. ɪ, ' _____ʌ
Các khoản phải thu bình quân
Đây là một tỷ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các khách hàng. Tỷ số vòng quay khoản phải thu so với kỳ trước hoặc so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề kinh doanh, cùng quy mô hoạt động càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Điều này nhìn chung thường được coi là tốt vì làm giảm vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm nhu cầu vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp không bị khách hàng chiếm dụng vốn qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên cũng có trường hợp tỷ số này quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Như vậy thì doanh nghiệp khó có thể tăng doanh số.
Kỳ thu tiền trung bình
Số ngày trong kỳ phân tích
Kỳ thu tiền trung bình = ______.r. ,ʌɪ- ʌ,,—
Vòng quay các khoản phải thu
Tỷ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu tức là số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu từ khách hàng thành tiền mặt, cho thấy chính sách tín dụng của doanh nghiệp dành cho khách hàng. Kỳ thu tiền trung bình càng dài thì vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng lớn.
+ Hiệu suất quản lý hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán trong kỳ
Vòng quay hàng tồn kho = —ττl ɪ _ 1 ɪ ______ʌ —
Hàng tồn kho bình quân
Tỷ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp tức là giảm nhu cầu vốn
lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn (trong điều kiện quy mô kinh doanh không thay đổi). Tuy nhiên tỷ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy, tỷ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
k ʌ λ Số ngày trong kỳ phân tích
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Λ / ...I.'... xẰ.1.1..
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Tỷ số này cho biết số ngày từ khi doanh nghiệp bỏ tiền mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong sản phẩm, kể cả thời gian lưu kho.
Khi phân tích 2 chỉ tiêu này cần lưu ý trường hợp vòng quay hàng tồn kho tăng song phản ánh xu hướng tài chính không tốt có thể do doanh nghiệp không có nguyên vật liệu để sản xuất hoặc không có hàng để bán ra. Ngoài ra cũng cần quan tâm tới phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp sử dụng bởi nó sẽ gây ra những sự thay đổi trong giá trị của hàng tồn kho bình quân. Ví dụ trong điều kiện giá hàng hóa có xu hướng tăng thì khi chuyển từ phương pháp kế toán hàng tồn kho nhập trước xuất trước (FIFO) sang nhập sau xuất trước (LIFO) sẽ làm tăng giá trị giá vốn hàng bán, giảm giá trị hàng tồn kho từ đó làm hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng nhưng không phải do hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp tốt lên.
+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = —1 ʌ —
■ TSCĐ bình quân
Tỷ số này cho biết một đồng TSCĐ sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi doanh thu thuần. Tỷ số này thường càng cao càng tốt vì nó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định lớn, rủi ro tài chính giảm. Tuy nhiên tỷ số này cao cũng có thể phản ánh tình hình tài chính không tốt khi nguyên
nhân là do tài sản cố định giảm do thu hẹp sản xuất kinh doanh. Ngược lại, tỷ số ở mức thấp chưa chắc đã không tốt khi mà doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh trong thời gian đầu, chi phí đầu tư tài sản cố định rất lớn.
+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
r , ʌ. Doanh thu và thu nhập khác
Hiệu suất sử dụng tông tài sản =---=TJ-- ■ ■ , ■—, ʌ --- Tong tài sản bình quân
Hiệu suất sử dụng tông tài sản đo lường tông quát về năng lực hoạt động của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp, thể hiện qua mối quan hệ giữa tông doanh thu và thu nhập khác trong doanh nghiệp với tông tài sản hiện có của doanh nghiệp. Tỷ số này cao thường được đánh giá là càng tốt, thể hiện doanh nghiệp cần ít tài sản để duy trì mức độ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã đặt ra.
* Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán
- Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành = ----7-——N1 --- Nợ ngắn hạn
Đây là tỷ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Tỷ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một tỷ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao hoặc tỷ số cao là do các khoản phải thu và hàng tồn kho lớn tức là tài sản ngắn hạn lớn nhưng khả năng chuyển đôi để thanh toán nợ ngắn hạn là thấp.
- Khả năng thanh toán nhanh
Tiền + ĐTTC ngắn hạn + Phải thu ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh =---1 T ---:—
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.
- Tỷ số thanh toán nhanh tức thì
Λ .1..,1, .... X... ,1...,1, .1,1 Tiền + ĐTTC ngắn hạn Tỷ sô thanh toán nhanh tức thì =---, τ____' ^ —- ----
Nợ ngắn hạn
Tỷ sô thanh toán nhanh tức thì cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính (tài sản có tính lỏng cao) để đảm bảo chi trả. Tuy nhiên, nhóm tỷ sô khả năng thánh toán cũng có một sô hạn chế bởi các tỷ sô này được tính toán bằng việc lấy các sô liệu từ bảng cân đôi kế toán do đó sẽ mang tính chất thời điểm cũng như việc chịu ảnh hưởng bởi việc thay đổi các phương pháp kế toán đến giá trị hàng tồn kho. Ngoài ra, khi các khoản phải thu chưa đến hạn nhưng khoản phải trả đến hạn thì dù tỷ sô cao nhưng cũng không tôt, ngược lại khi các khoản phải thu đến hạn nhưng khoản phải trả chưa đến hạn thì tỷ sô ở mức thấp cũng không phải là xấu.
nghiệp. Tỷ sô càng lớn thì doanh nghiệp càng phụ thuộc vào nguồn tài chính từ bên ngoài, mức độ tự chủ về tài chính càng thấp, rủi ro tài chính càng lớn và khả năng vay vôn càng khó khăn. Tuy nhiên nếu tỷ sô nợ cao thì trong nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp rất có lợi. Khi doanh nghiệp ở giai đoạn kinh tế bình thường và đặc biệt khi nền kinh tế phồn thịnh thì doanh nghiệp có tỷ sô nợ càng cao thì tỷ suất lợi nhuận vôn chủ sở hữu càng lớn. Bởi vậy trong thực tế nhiều chủ doanh nghiệp rất ưa thích tỷ sô nợ cao để tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên khi các
doanh nghiệp ở giai đoạn nền kinh tế suy thoái thì tỷ số nợ cao đi kèm với rủi ro lớn. Khi tình hình kinh doanh trở nên tồi tệ, doanh nghiệp có thể hoãn không chia cổ tức nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ. Nếu doanh nghiệp không trả được nợ, các chủ nợ có quyền tố tụng trước pháp luật, cưỡng chế và bán tài sản thế chấp hoặc thực thi quyền quản lý doanh nghiệp.
Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Trường hợp ưu việt nhất là vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng vốn vay từ bên ngoài.
- Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Nợ dài hạn
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = , ■ ,.,ɪ.
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu so sánh tương quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ này được tính bằng cách chia nợ dài hạn cho vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu tuy nhiên ở đây chỉ quan tâm đến nợ dài hạn là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới. Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này càng cao càng thể hiện cơ cấu vốn kém an toàn.
- Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn = —^ ~—Tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu càng nhiều hay khả năng tài chính của doanh ng
hiệp trở nên vững vàng hơn.
- Tỷ số khả năng thanh toán tiền lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay = LNTT + Lãi vay phải trả
Lãi vay phải trả
Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc trả lãi tiền vay cho các chủ nợ bằng các khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động trong kỳ, phản ánh việc đảm bảo cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao được coi là rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay càng thấp và ngược lại.
* Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời