THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội 172 (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.2.1. Quy trình phân tích tài chính KHDN tại BIDV Hà Nội

Bước 1: Thu thập hồ sơ

Những tài liệu của khách hàng mà cán bộ QHKH cần thu thập phục vụ quá trinh phân tích bao gồm:

1. Hồ sơ pháp lý

- Bao gồm các giấy tờ như quyết định cấp phép thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật; mã số thuế, điều lệ doanh nghiệp, vốn điều lệ,...

- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng kèm theo giấy tờ: CMND/ Hộ chiếu/ Thẻ căn cước hoặc các giấy tờ tương đương.

2. Hồ sơ tài chính

BIDV yêu cầu khách hàng cung cấp BCTC trong tối thiếu 2 năm gần nhất. Trong báo cáo tài chính, khách hàng cần cung cấp đủ: Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD, BCLCTT, thuyết minh BCTC. Ngoài ra, khách hàng cung cấp thêm một số tài liệu kế toan có liên quan như bảng kê cơng nợ, sổ phụ,.

3. Hồ sơ kinh tế:

Kế hoạch sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Các hợp đồng kinh tế/ thương mại/ dịch vụ đầu ra, đầu vào trong năm, Phương án sản xuất kinh doanh, Hồ sơ về tài sản bảo đảm, Quyết định phê duyệt đầu tư dự án của Cấp có thẩm quyền

Ngoài ra cịn những thơng tin bên ngoài được lấy từ những nguồn chính thống như Trung tâm tín dụng Việt Nam, Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản, Cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, Tổng cục thống kê,. Việc thu thập thêm các thông tin này giúp cán bộ QHKH có thể đưa ra được cái nhìn tổng qt về doanh nghiêp,

Sau khi đã thu thập đủ những tài liệu cần thiết, cán bộ QHKH phải kiểm tra hồ sơ, đảm bảo tính đầy đủ, khớp đúng của tài liệu. Hồ sơ khách hàng cung cấp cần nguyên vẹn, không rách nát, chắp vá, không bị tẩy xóa, đầy đủ số trang, chữ ký, con dấu, màu mực đúng quy định, phải có sự trùng khớp giữa bản gốc và bản scan, sao y, photo... Hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài chính của khách hàng là yếu tố quan trọng, cần ưu tiên kiểm soát và xác thực đầu tiên.

Bước 2: Phân tích thực trạng tài chính

1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh. 2. Phân tích chi tiết tài chính của khách hàng.

Cán bộ QHKH dựa vào Bảng CĐKT, Báo cáo kết quả HĐKD để phân tích tình hình tài chính của khách hàng và tính tốn các chỉ số tài chính để đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bước 3 : Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ

Cán bộ QHKH tiến hành đánh giá kết quả thực hiện năm liền trước và kế hoạch kinh doanh trong năm vay vốn, tiếp theo đó là tính khả thi của phương án SXKD dựa ttheo từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.

Bước 4: Xếp hạng tín dụng và xác định hạn mức, các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Cán bộ QHKH tiến hành chấm điểm tín dụng nội bộ trên hệ thống theo quy định của BIDV. Dựa theo Quyết định số 1139/QĐ-BIDV ngày 28/12/2018 của Hội đồng quản trị BIDV v/v ban hành các Chính sách liên quan đến tín dụng và Công văn số 8144/BIDV-QLTD ngày 28/12/2018 BIDV v/v hướng dẫn thực hiện cấp tín dụng cho nhóm khách hàng tổ chức, tiến hành xác định hạn mức phù hợp.

Ngoài tài sản thế chấp tại Ngân hàng, Khách hàng được khuyến khích cam kết thêm các biện pháp bảo đảm sau:

- Đảm bảo bằng toàn bộ số dư trên tài khoản tiền gửi từ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng VNĐ và ngoại tệ của Công ty trên tài khoản tiền gửi của Công ty tại BIDV Hà Nội và các tổ chức tín dụng khác để đảm bảo các nghĩa vụ phát sinh theo các Hợp đồng tín dụng đã ký với BIDV Hà Nội.

- Đảm bảo bằng Doanh thu từ các các nguồn hợp pháp làm nguồn thanh toán trả gốc, lãi vay, thanh toán các nghĩa vụ khác cho Ngân hàng và cam kết chuyển toàn bộ

Doanh thu theo các Hợp đồng kinh tế được Ngân hàng cho vay về tài khoản của Công ty tại BIDV Hà Nội.

- Cam kết thực hiện bổ sung các biện pháp bảo đảm khác theo yêu cầu của Ngân hàng trong những trường hợp cần thiết và theo chính sách cấp tín dụng của Ngân hàng từng thời kỳ.

Bước 5: Thẩm định rủi ro và biện pháp phòng ngừa.

1. Các rủi ro chủ yếu của việc cấp tín dụng cho khách hàng: Bao gồm rủi ro vĩ mô, rủi ro ngành kinh doanh và rủi ro tài chính

2. Các biện pháp phịng ngừa

Cán bộ QHKH yêu cầu doanh nghiêp cung cấp các Biện pháp phòng ngừa cũng như nêu ra biện pháp phòng ngừa của Ngân hàng: Cán bộ ngân hàng thường xuyên theo dõi, đánh giá thực trạng SXKD của Công ty, tn thủ đúng quy trình cấp tín dụng, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Khi có những biến động lớn cần có các biện pháp phịng ngừa rủi ro cũng như thu hồi nợ trước hạn.

Bước 6: Đề xuất và trình phê duyệt cấp tín dụng

3.2.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp hiện đang được các cán bộ QHKH sử dụng trong phân tích tài chính tại BIDV hiện nay là phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ. Việc so sánh giữa các năm, so sánh các khoản mục giúp cán bộ nhìn nhận được tình hình biến động của các chỉ tiêu, xem xét những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các chỉ tiêu đến tình hình kinh doanh của khách hàng. Phương pháp tỷ lệ được thể hiện thơng qua tính tốn các chỉ số tài chính để xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

3.2.3. Nội dung phân tích

- Đánh giá chung về khách hàng: Cán bộ QHKH tìm hiểu lịch sử hoạt động, tư cách pháp nhân, năng lực điều hành và quản lý SXKD, mơ hình tổ chức và bố trí lao động, năng lực quản trị; Đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng như năng lực sản xuất, kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh; Đánh giá triển vọng kinh doanh: những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp; Phân tích tình hình quan hệ tín dụng: Bao gồm BIDV và các tổ chức tín dụng khác. Cán bộ QHKH tiến hành tra sốt quan hệ tín dụng trên trang CIC, đảm bảo toàn bộ dư nợ vay của

Địa chỉ : Số 21 phố Đại Từ, phường Đại Kim, Q.Hoàng Mai, Hà Nội Giấy chứng nhận ĐKKD : Số 0100106433 do Sở KH và ĐT thành phố Hà Nội cấp lần

đầu 07/01/2005, thay đổi lần thứ 11 24/09/2019 .

khách hàng ở các TCTD đều là nợ đủ điều kiện. Khách hàng khơng có nợ cần chú ý trong 12 tháng gần nhất, khơng có nợ xấu trong 05 năm gần nhất.

- Đánh giá tình hình tài chính: Thơng qua các BCTC, cán bộ QHKH tiến hành tính tốn và đưa ra nhận xét. Đối với Bảng CĐKT, chú trọng phân tích các chỉ tiêu nổi bật nhất như TSNH, Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn, VCSH. Khi so sánh sự tăng giảm của các chỉ tiêu thường dùng số liệu của ba năm gần nhất để tìm ra nguyên nhân. Tương tự với Báo cáo KQHĐKD, cán bộ chú ý các tiêu chí như tổng doanh thu, các khoản chi phí, tổng lợi nhuận. Đó là những tiêu chí cơ bản nói lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, một điều kiện vô cùng cần thiết để đảm bảo rằng khoản vay được sử dụng hiệu quả cũng như được hoàn trả đúng thời hạn.

Ngoài ra, khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp cũng phải xét đến nhóm các chỉ số tài chính, gồm những nhóm sau:

Nhóm các chỉ số về hiệu quả: LN gộp/DTT, LN từ HĐKD/DT thuần, LNST/Vốn CSH bình quân (ROE), LNST/Tổng TS bình quân (ROA), EBIT/Chi phí lãi vay, Tốc độ tăng LNST.

Nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán tức thời, Khả năng thanh toán nhanh, Khả năng thanh tốn hiện hành.

Nhóm các chỉ tiêu hoạt động: Vòng quay VLĐ, vòng quay HTK, vòng quay các khoản phải thu, Hiệu suất sử dụng TSCĐ, tỷ lệ DT thuần /TTS bình qn, Tốc độ tăng DT thuần.

Nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn: Tỷ lệ TSNH/TTS, Cơ cấu NPT/NV, Nợ dài hạn/VCSH, Hệ số TSCĐ/VCSH, Tốc độ gia tăng tài sản, Nợ phải trả/Vốn CSH, Vốn lưu động ròng, Tỷ lệ địn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội 172 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w