Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội 172 (Trang 81 - 82)

3.2.4. Ví dụ minh họa

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan Nhà nước có trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống NHTM. Mọi quyết định, chính sách của Ngân hàng Nhà nước đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các Ngân hàng. Tuy nhiện trong hoạt động tín dụng hiện nay, NHNN vẫn chưa ban hành một quy định cụ thể nào về quy trình phân tích tài chính khách hàng. Do đó, các ngân hàng cũng chưa có một chuẩn mực chung để dễ dàng áp dụng. NHNN có thể ban hành khung quy định chung về quy trinh phân tích tín dụng để vừa dễ dàng thanh tra, đánh giá hoạt động của các NHTM mà các NHTM cũng có thể thực hiện dồng bộ có hiệu quả q trình phân tích. Hoặc là, NHNN cũng có thể phối hợp với Bộ Tài chính và các NHTM để có sự trao đổi quan điểm, ý kiến về cơng tác tín dụng ở mỗi ngân hàng. Việc này sẽ tạo điều kiện giúp các ngân hàng giao lưu, học hỏi và nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, NHNN chủ động tham mưu, sửa đổi những dự thảo luật về hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM tới Bộ tài chính và các ban ngành liên quan sao cho phù hợp với tình hình thời đại.

Để tìm hiểu về thực trạng nợ vay của một doanh nghiệp, Trung tâm dữ liệu tín dụng CIC là một nguồn thông tin xác thực, đáng tin cậy và dễ tra cứu của các cán bộ tín dụng, do đó, NHNN nên chú trọng hơn đến việc cải thiện chất lượng nguồn lưu trữ thông tin này. Với việc bổ sung thêm các thông tin như so sánh vị thế trong ngành, mức độ hoàn trả nợ đúng hạn, đánh giá hiệu quả hoạt động,... các cán bộ tín dụng sẽ nhanh chóng xác định được tình hình tổng quan của khách hàng. Nguồn thông tin CIC

cần được cải thiện bao quát, đầy đủ để rút ngắn thời gian thu thập thông tin, đảm bảo hiệu quả trong khâu phân tích của các cán bộ. Muốn làm được điều đó thì doanh nghiệp, ngân hàng, bộ tài chính và các cơ quan liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ mà đầu mối chính là NHNN. Khi đã có quy định cụ thể, các cơ quan ban ngành sẽ phải giám sát q trình cung cấp thơng tin của doanh nghiệp và từ đó, doanh nghiệp cũng khó có thể gian dối với ngân hàng. Việc làm này sẽ có thể giảm tải rất nhiều cho q trình phân tích của các cán bộ ngân hàng khi ln gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thơng tin chính thống đã qua kiểm duyệt.

NHNN cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống NHTM nói chung và khối nghiệp vụ tín dụng nói riêng để kịp thời phát hiện những tiêu cực cũng như có hình thức xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp các cán bộ không đủ phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức, gây thiệt hại cho Nhà nước và làm giảm uy tín ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội 172 (Trang 81 - 82)