- Ý kiến của các đơn vị
- Số lượng - Tỷ lệ (%)
- Thủ tục tham gia BHXH rườm rà -
25 -85,
- Chế độ chính sách còn nhiều bất hợp lý -
13 - 45, - Chế tài phạt về BHXH hiện nay chưa đủ mạnh -
12 -42, - Tham gia BHXH sẽ làm giảm đi lợi nhuận của DN -
25 - 84,
- Tỷ lệ đóng BHXH của chủ SDLĐ là quá cao -
22 -75, - Chưa được tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH -
21 -73,
- Hiểu biết về chế độ, chính sách BHXH -
19 -66, - Tin tưởng chế độ BHXH sẽ hỗ trợ được NLĐ khi gặp rủi ro -
23 -77,
- Thái độ
phục vụ của nhân viên BHXH Ân cần
- Bình thường - 23 - - 36 - 64 - Thời gian
giải quyết các chế độ Bình thường
- Chậm chạp - 34 - - 56, 7 - Tham gia BHXH sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh -
20 -67,
- Đóng BHXH theo thu nhập -
14 - 47,
- Chất lượng BHXH hiện nay là tốt -
17 - 60 - Đề nghị cơ quan BHXH giải quyết ngay chế độ khi có phát
sinh -28 -95,
- BHXH nên hỗ trợ đơn vị lập các loại danh sách, báo cáo -
27 -92, - Xây dựng cơ chế làm việc, quy định của pháp luật về mức
thụ
hưởng hợp lý, lâu dài, ổn định, để NLĐ an tâm
- 25 5 - 85, 8 - 5 6
- Từ những kết quả điều tra trên, tôi rút ra được một số nhận định sau:
- Thứ nhất, các đơn vị SDLĐ trên địa bàn chưa tự giác tham gia BHXH bắt buộc và chỉ tham gia khi có sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Đặc biệt là đối với các đơn vị mới còn dựa vào đơn vị mới thành lập, chưa ổn định về SXKD và nhân sự nên cố tình né tránh, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể đều không tham gia BHXH.
- Thứ hai, với quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là NLĐ có ký HĐLĐ từ đủ 03 tháng trở lên, Luật BHXH đang tạo khe hở cho NLĐ và đơn vị SDLĐ trốn tránh trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH bằng cách ký HĐLĐ thời vụ, hợp đồng vụ việc có thời hạn dưới 03 tháng. Các chế tài sử phạt vi phạm về trốn đóng BHXH vẫn chỉ là mức thấp, chủ yếu là mang tính răn đe nên khó tạo ra sự cưỡng chế đối với đơn vị SDLĐ và NLĐ trong việc thực hiện luật BHXH dù quy định tham gia BHXH là bắt buộc.
- Thứ ba, mức lương khi xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, ký HĐLĐ với NLĐ chỉ căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định theo từng thời kỳ, rất thấp và không đúng với mức lương thực tế trả cho NLĐ.
- Thứ tư, để tránh trích nộp BHXH, chủ SDLĐ thường cho NLĐ gián đoạn 1 tháng để không đủ 3 tháng liên tiếp không phải tham gia BHXH theo quy định của luật BHXH hoặc không ký kết HĐLĐ để không phải tham gia BHXH, chủ doanh nghiệp không muốn tham gia BHXH cho NLĐ do phải trích nộp BHXH sẽ làm giảm đi lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua khảo sát cho thấy đối tượng này rất nhiều (chiếm 84,5%). Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của NLĐ, sẽ không yên tâm làm việc, hay di chuyển để tìm mức lương cao hơn, từ đó dẫn đến tình trạng không ổn định lao động trong các doanh nghiệp.
5 7
- Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy thủ tục tham gia BHXH còn rườm rà, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để buộc doanh nghiệp tham gia BHXH cho NLĐ, thái độ phục vụ của nhân viên ngành cần phải thay đổi để phục vụ tốt hơn. Bên cạnh đó quan điểm của nhiều doanh nghiệp cho rằng tỷ lệ trích nộp 17% của chủ doanh nghiệp như hiện nay là cao không có sự cân đối giữa chủ doanh nghiệp và NLĐ, mặt khác một số đơn vị còn chưa được cơ quan Nhà nước nào tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH. Ngoài ra, nếu như có những thay đổi về mặt pháp luật như quy định thời gian giải quyết các loại chế độ nhanh chóng hơn, giải quyết ngay khi có phát sinh vụ việc đủ điều kiện để NLĐ hưởng các chế độ, hỗ trợ các doanh nghiệp khi tham gia BHXH về mọi mặt. Đặc biệt cần phải xây dựng quy chế làm việc, xây dưng hệ thống pháp luật có liên quan ổn định và có hiệu lực lâu dài cũng tác động đến việc doanh nghiệp có tham gia BHXH cho NLĐ tại doanh nghiệp.
2.3 Đánh giá kết quả và các hạn chế về công tác thu BHXH bắt buộctại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1 Những kết quả đã đạt được
- Thực hiện chính sách BHXH theo nguyên tắc có đóng có hưởng, cộng đồng chia sẻ rủi ro đã làm thay đổi nhận thức của NLĐ trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng nộp BHXH, đồng thời góp phần xóa đi ranh giới giữa NLĐ làm việc trong khu vực Nhà nước với những NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế khác. Nhận thức này tạo ra môi trường thuận lợi, lành mạnh để chủ trương, chính sách BHXH đi vào cuộc sống, đồng thời đảm bảo sự công bằng về quyền và nghĩa vụ BHXH giữa những NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy NLĐ tìm kiếm việc làm trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện công tác thu BHXH đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị SDLĐ, NLĐ trong việc thực hiện chính sách
5 8
- BHXH. Qua đó, là dịp để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp
luật của
Đảng và Nhà nước về BHXH đến NLĐ, người SDLĐ. Điều này thể hiện qua kết quả về số đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH ngày càng tăng.
- Đã xây dựng và hoàn chỉnh được hệ thống báo biểu, thống kê số liệu, tình hình công tác thu BHXH áp dụng trong toàn quốc. Hệ thống tiêu thức quản lý thu đã được xây dựng phù hợp với yêu cầu quản lý thực tế. Các bước triển khai trong quy trình thu BHXH đã được chuyên môn hoá, giảm bớt những thủ tục rườm rà, đảm bảo việc chuyển tiền thu một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Các bước đặt ra trong quy trình thu BHXH cũng tương đối toàn diện, đảm bảo việc thực hiện thu BHXH và đối chiếu số thu BHXH cho NLĐ.
- Đội ngũ cán bộ BHXH nói chung và bộ phận cán bộ làm công tác thu BHXH nói riêng đã từng bước được rèn luyện và trưởng thành hơn về phẩm chất chính trị, am hiểu chính sách liên quan đến chế độ BHXH, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao và tích luỹ được những kinh nghiệm quản lý nhất định.
2.3.2 Những điểm còn hạn chế
- Số người tham gia BHXH vẫn còn hạn chế, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mặc dù đã được mở rộng nhưng do cơ chế thực hiện còn nhiều điểm chưa phù hợp nên việc triển khai cụ thể của cơ quan BHXH và đơn vị SDLĐ gặp nhiều khó khăn. Qua điều tra các doanh nghiệp năm 2012 cho thấy chính sách BHXH về thu BHXH thì tỉnh cần phải có những thay đổi nhanh chóng hơn nhằm tạo cơ hội cho NLĐ có thể tham gia BHXH khi xã hội ngày càng phát triển.
- Tình trạng các đơn vị SDLĐ có lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH nhưng chưa đăng ký tham gia với BHXH tỉnh Vĩnh Phúc. Qua điều tra khảo sát nhận thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng rất nhiều lao
5 9
- động, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá
thể lại có số
lao động tham gia BHXH bắt buộc chiếm tỷ lệ thấp nhất.
- về tiền lương đóng BHXH, các doanh nghiệp chỉ tham gia với mức lương tối thiểu không báo tăng mức nộp BHXH cho NLĐ được tăng lương, hoặc tham gia với mức lương không đúng quy định đối với những lao động có tay nghề, làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội.
- Tất cả những hạn chế này không chỉ làm giảm tính cộng đồng, chia sẻ rủi ro mà còn ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ về các mức hưởng trợ cấp.
2.4 Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác thu BHXHtại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc
- Có thể nhận thấy một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc tập trung ở một số nhóm nguyên nhân chính sau:
- Do cơ chế chính sách:
- Đại bộ phận các đơn vị SDLĐ cố tình nợ BHXH do mức lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay Ngân hàng, nên chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH.
- Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT còn bất cập, mức xử phạt quy định rất thấp, thủ tục xử phạt cồng kềnh nên chưa phát huy được tính tích cực.
- Cơ quan BHXH chỉ có chức năng kiểm tra, không được xử lý vi phạm, xử phạt; khi kiểm tra phát hiện các đơn vị SDLĐ vi phạm pháp luật về BHXH chỉ được phản ánh với các cơ quan chức năng.
- Do ý thức của chủ SDLĐ, doanh nghiệp, đơn vị:
6 0
- Nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi tham gia BHXH của một bộ phận doanh nghiệp còn hạn chế, nhất là khu vực ngoài Nhà nước.
- Chủ SDLĐ cố tình không đóng BHXH hoặc chỉ đăng ký đóng BHXH cho một số người trong bộ khung quản lý của đơn vị, vì nắm được tâm lý NLĐ cần có việc làm, thu nhập, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ.
- Một số doanh nghiệp, đơn vị mới thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa ổn định nên tìm mọi cách không ký kết HĐLĐ hoặc chỉ ký HĐ dưới 03 tháng với NLĐ.
- Do tổ chức thực hiện:
- Cơ quan quản lý nhà nước, thanh tra xử phạt ít, thậm chí không có thanh tra xử phạt, hoặc có xử phạt nhưng không cưỡng chế xử phạt dẫn đến các Ngân hàng thương mại chưa thực hiện trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp nợ BHXH để đóng BHXH theo quy định tại thông tư liên tịch số 03/20098/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/02/2008 của Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước.
- Công tác vận động , thông tin tuyên truyền về pháp luật BHXH còn hạn chế nên việc chấp hành luật pháp về đóng BHXH chưa được đơn vị tự giác chấp hành.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với cơ quan BHXH trong việc kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH còn hạn chế, chưa có biện pháp triệt để xử lý các trường hợp trốn đóng , nợ đọng BHXH kéo dài.
- Đối với cơ quan thực thi pháp luật, còn có nhiều quan điểm trái chiều nhau khi về xử lý vi phạm luật BHXH.
- Việc báo cáo định kỳ hàng tháng với cấp ủy và chính quyền địa phương về các đơn vị nợ chưa được thường xuyên; tổ thu nợ BHXH liên ngành hoạt động không hiệu quả. Chưa tập trung vào việc khai thác mở rộng đối tượng
6 1
- tham gia BHXH khu vực ngoài quốc doanh, ngoài công lập. Quy
trình quản lý
thu BHXH hiện nay chưa cụ thể hóa với từng khối loại hình quản lý thu BHXH, chưa phân loại được từng loại ngành nghề theo từng lạo hình quản lý,
chưa dự báo và định hướng được khả năng biến động đối tượng theo từng loại
hình để định hướng phát triển thu BHXH trên địa bàn quản lý.
- Chưa bám sát từng đơn vị SDLĐ để kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp BHXH, phối hợp với đơn vị giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc.
- Việc phối hợp, tổ chức các cuộc thanh tra liên ngành về thực hiện chính sách BHXH còn ít, chưa thường xuyên, chất lượng kiểm tra chưa cao, xử lý sau kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức nên làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra.
- Chính quyền địa phương mới chỉ quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để thu hút đầu tư, chưa kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ luật BHXH.
- Cán bộ làm công tác thu BHXH còn nhiều bất cập, yếu về kinh nghiệm quản lý, chưa bám sát cơ sở, việc giải thích, tuyên truyền vận động còn chung chung, hiệu quả thấp. Tác phong làm việc còn nặng thói quen hành chính thiếu biện pháp và phương thức tổ chức thực hiện, nhiều khi chỉ thực hiện theo mệnh lệnh hành chính, xử lý sự vụ, chưa quen với tác phong phục vụ. Mặt khác, ngành BHXH chưa có các giải pháp để kích thích lao động giỏi ra nhập ngành cũng như các khóa đào tạo tập huấn để nâng cao trình độ khi có các chính sách pháp luật về BHXH thay đổi.
- Do tình hình kinh tế xã hội:
- Anh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiến tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm, sản xuất kinh doanh đình đốn, sức mua thị trường giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động không có khả năng đóng BHXH làm cho nợ đọng BHXH gia tăng.
6 2
- TÓM TẮT CHƯƠNG 2
- Chương 2 của luận văn đã tập trung phân tích công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn đã tiến hành nghiên cứu theo các khía cạnh như: Đánh giá kết quả công tác thu BHXH, số lượng đơn vị và số lượng NLĐ tham gia BHXH theo các loại hình thông qua phát phiếu điều tra, thăm dò, phân tích đặc điểm đối tượng tham gia cũng như căn cứ để thu BHXH tại tỉnh, phân tích các vấn đề tồn tại trong công tác thu BHXH tỉnh Vĩnh Phúc như vấn đề nợ đọng, chây ì không đóng BHXH đúng thời gian và số lượng... từ đó xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc để làm căn cứ cơ bản cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH cho BHXH tỉnh Vĩnh Phúc trong Chương 3.
6 3
- CHƯƠNG 3
- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC 3.1 Định hướng hoạt động và giải pháp thực hiện của BHXH Việt Nam đến năm 2020
3.1.1 Định hướng hoạt động
- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHXH theo quy định của Luật
BHXH nhằm đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 05 năm 2011-2015; Từng bước xây dựng và phát triển vững chắc hệ thống BHXH nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ an sinh xã hội. Tiến tới thực hiện chế độ BHXH cho mọi NLĐ; BHXH phải được triển khai và được toàn dân tham gia vào quá trình giám sát quản lý.
- Phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.
- Hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ thu BHXH được Chính phủ giao hàng năm.
Thực hiện chi đúng, chi đủ, chi kịp thời các chế độ BHXH, BHYT.
- Tiêu chan hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tượng, đảm bảo đến năm
2015 hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn