1.3 Các căn cứ pháp lý liên quan đến BHXH và công tác thu BHXH
1.3.1 Căn cứ pháp lý liên quan đến bảo hiểm xã hội
Điều 141 Bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003 có quy định loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có SDLĐ làm việc theo loại hình HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp dồng không xác định thời hạn. Đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng thì các khoản BHXH được tính vào tiền lương do người SDLĐ trả theo quy định của Chính phủ. Khi hết hạn HĐLĐ mà NLĐ tiếp tục làm việc hoặc giao kết HĐLĐ mới thì áp dụng chế độ BHXH bắt buộc theo quy định. Như vậy, ngoài các chế định pháp luật đối với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội khác; căn cứ thu BHXH theo Bộ Luật lao động thì NLĐ phải có HĐLĐ với thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên - Nếu dưới 3 tháng sau đó tiếp tục làm việc hoặc giao kết HĐLĐ mới (hoặc nếu không ký kết HĐLĐ mới, hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn) thì áp dụng BHXH bắt buộc.
Một căn cứ nữa liên quan đến thu nộp BHXH được điều chỉnh trong Bộ Luật lao động, đó là tiền lương tiền lương của NLĐ do hai bên thoả thuận trong HĐLĐ. Mức lương của NLĐ không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tại điều 149 quy định người SDLĐ đóng bằng 15% so với tổng quĩ tiền lương; NLĐ đóng bằng 5% tiền lương.
Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011 bằng 22%, trong đó NLĐ đóng 6%; đơn vị đóng 16%. Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013 bằng 24%, trong đó NLĐ đóng 7%; đơn vị đóng 17%. 2 2
Từ 01/01/2014 trở đi bằng 26%, trong đó NLĐ đóng 8%; đơn vị đóng 18%.
Ngoài ra, các chế định về thu nộp, quản lý đối tượng tham gia BHXH còn được điều chỉnh bởi các văn bản Luật khác như Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư nước ngoài; Luật đầu tư trong nước; Pháp lệnh cán bộ công chức; Luật Hợp tác xã ....
Hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về thu và quản lý đối tượng tham gia BHXH còn được thể hiện trong các văn bản dưới luật như các Nghị định, Quyết định của Chính phủ; các Thông tư, hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.
Các chế định về thu và quản lý đối tượng tham gia BHXH còn được điều chỉnh bằng các văn bản liên quan như Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động về NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài; NLĐ làm việc ở các cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/08/1999 của Chính phủ; đội viên các đội tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi theo Quyết định số 149/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian làm nhiệm vụ đội viên tình nguyện được tham gia BHXH; Cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn được tham gia BHXH theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ ...
Hiện nay, trong quá trình triển khai thực hiện Luật BHXH số 71/2006/QH11, Chính phủ có nhiều văn bản hướng dẫn cho từng loại BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp; văn bản qui định về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về BHXH Cụ thể là:
2 3
- Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam;
- Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam;
- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
- Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN;
- Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;
- Thông tư số 03/2007/TT- BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn về BHXH bắt buộc;
- Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ về BHTN;
- Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP;
Ngoài các văn bản chính quy định về BHXH như nêu trên, Chính phủ và các Bộ, ngành có rất nhiều văn bản để hướng dẫn, điều chỉnh; các văn bản đó mặc dù được điều chỉnh ở nhiều phạm vi, lĩnh vực khác nhau của Bộ Luật Lao động nhưng vấn đề quan trọng nhất là đều liên quan đến công tác thu BHXH bắt buộc. Các loại văn bản liên quan đến thu nộp BHXH được đề cập đến các vấn đề sau:
2 4
- Văn bản quy định về BHXH đối với NLĐ nói chung; quy định về BHXH đối với lực lượng vũ trang; BHXH đối với NLĐ hợp tác với nước ngoài, lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; BHXH đối với giáo viên mần non; BHXH đối với cán bộ y tế cấp xã; BHXH đối với khu vực ngoài công lập trong các lĩnh vực y tế giáo dục, thể dục thể thao, văn hoá....
- Văn bản quy định về HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể. - Văn bản quy định về tiền lương, tiền công.
- Văn bản quy định về phương thức đóng BHXH. - Văn bản quy định về cấp sổ BHXH ...
Xin đơn cử một số loại văn bản và số lượng các văn bản chính như sau:
- về tiền lương hiện nay số lượng các văn bản đang còn hiệu lực thi hành gồm:
+ Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về tiền lương. + Chính phủ có các Nghị định từ 201 đến 209 quy định các vấn đề liên quan đến tiền lương tối thiểu, thang bảng lương của các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và các doanh nghiệp nhà nước...
+ Bộ Lao động Thương binh và xã hội có trên 60 Thông tư hướng dẫn các vấn đề liên quan đến tiền lương từ trước đến nay vẫn còn hiệu lực thực hiện.