Phân cấp công tác thu BHXH:
Theo quy định của BHXH Việt Nam thì phân cấp thu được thực hiện như sau:
- BHXH huyện: Thu tiền đóng BHXH của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
- BHXH tỉnh: Thu BHXH của các đơn vị chưa phân cấp cho BHXH huyện.
- BHXH Việt Nam: Thu tiền của Ngân sách Trung ương đóng BHXH cho người có thời gian công tác trước năm 1995 và giải quyết các trường hợp truy thu BHXH thời gian trước ngày 01/01/2007 do BHXH tỉnh gửi về.
Đăng ký tham gia BHXH:
- Đối với đơn vị tham gia lần đầu:
Người lao động: Căn cứ hồ sơ gốc lập 01 bộ “Tờ khai tham gia BHXH,BHYT” (Mầu số A01-TS) kèm theo 2 ảnh màu cỡ 3x4cm nộp cho người SDLĐ.
Người SDLĐ: Hướng dần, kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia BHXH,BHYT với hồ sơ gốc của từng NLĐ; Ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên Tờ khai của NLĐ; Đồng thời lập 02 bản “Danh sách lao động tham gia BHXH,BHYT” (Mầu số D02-TS) gửi cho cơ quan BHXH kèm theo bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động.
Cơ quan BHXH: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính lệ, hợp pháp của các loại giấy tờ và hoàn thiện các thủ tục rồi chuyển trả NLĐ. Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cơ quan BHXH phải hướng dần cụ thể để đơn vị hoàn thiện.
- Đối với đơn vị đang tham gia BHXH:
Khi có phát sinh tăng, giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH trong tháng đơn vị lập 02 bản “Danh sách lao động tham gia BHXH,BHYT”
(Mẫu số D02-TS), 01 bản “Tờ khai tham gia BHXH,BHYT” (Mầu
số A01-
TS) (nếu có) gửi cho cơ quan BHXH.
Cơ quan BHXH tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ; ký, đóng dấu vào Danh sách lao động tham gia BHXH,BHYT; các tờ khai tham gia BHXH,BHYT (nếu có), thông báo cho đơn vị đóng BHXH cho NLĐ.
1.2.5 Quản lý thu bảo hiểm xã hội Quản lý đối tượng:
BHXH tỉnh, huyện có trách nhiệm: Điều tra, lập danh sách các đơn vị SDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn; thông báo, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ theo quy định của pháp luật.
Định kỳ báo cáo úy ban nhân dân cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tình hình chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT của các đơn vị trên địa bàn, đề xuất biện pháp giải quyết đối với các đơn vị chậm đóng kéo dài hoặc đơn vị cố tình trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.
Quản lý mức đóng:
Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ của đơn vị và người tham gia để xác định đối tượng, tiền lương, mức đóng, số tiền phải đóng BHXH đối với người tham gia và đơn vị theo phương thức đóng của đơn vị, người tham gia.
Quản lý tiền thu:
Hình thức đóng tiền: Đơn vị tham gia BHXH đóng bằng chuyển khoản vào hoặc tiền mặt vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Bảo hiểm xã hội huyện chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12.
Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển hết số tiền thu BHXH về BHXH Việt Nam trước 24 giờ ngày 31/12.
Không được sử dụng tiền thu BHXH để chi cho bất cứ việc gì; Không được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH đối với các đơn vị.
Tính lãi chậm đóng BHXH:
Đơn vị đóng BHXH bắt buộc chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc chưa đóng.
Truy thu BHXH:
Đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật về đóng BHXH được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý buộc truy đóng hoặc do cơ quan BHXH kiểm tra và truy thu hoặc đơn vị có yêu cầu được truy thu theo quy định của Luật BHXH.
Lập và giao kế hoạch thu BHXH:
- Lập kế hoạch thu BHXH:
+ BHXH huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm và khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (mẫu K011-TS) gửi đến BHXH tỉnh.
+ BHXH tỉnh: Lập bản kế hoạch thu BHXH đối với các đối tượng do tỉnh trực tiếp thu; tổng hợp toàn tỉnh, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT (mẫu K01-TS) gửi đến BHXH Việt Nam.
+ BHXH Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước, ước thực hiện năm nay và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, lập kế hoạch thu BHXH.
- Giao kế hoạch thu hàng năm:
+ BHXH Việt Nam: Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH được Nhà nước giao, lập kế hoạch thu BHXH và giao kế hoạch thu cho BHXH các tỉnh.
+ BHXH tỉnh: Căn cứ kế hoạch thu do BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ kế hoạch thu BHXH, trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt giao kế hoạch thu cho BHXH huyện.
Chế độ thông tin báo cáo:
- BHXH tỉnh, huyện: Mở sổ theo dõi và lập báo cáo về thu, cấp sổ BHXH theo mẫu quy định.
- Thời hạn nộp báo cáo:
+ BHXH huyện gửi BHXH tỉnh: Báo cáo tháng gửi trước ngày 03 của tháng sau. Báo cáo quý gửi trước ngày 10 tháng đầu quý sau. Báo cáo năm gửi trước ngày 10 tháng 01 năm sau.
+ BHXH tỉnh gửi BHXH Việt Nam: Báo cáo tháng gửi trước ngày 05 tháng sau. Báo cáo quý gửi trước ngày 25 tháng đầu quý sau. Báo cáo năm gửi trước ngày 25 tháng 01 năm sau.
Tất cả các báo cáo trên phải gửi kèm theo dữ liệu điện tử. Quy trình thu-nộp BHXH được tổng quát qua sơ đồ sau:
QUY TRÌNH THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.3 Các căn cứ pháp lý liên quan đến bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội
1.3.1 Căn cứ pháp lý liên quan đến bảo hiểm xã hội
Điều 141 Bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003 có quy định loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có SDLĐ làm việc theo loại hình HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp dồng không xác định thời hạn. Đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng thì các khoản BHXH được tính vào tiền lương do người SDLĐ trả theo quy định của Chính phủ. Khi hết hạn HĐLĐ mà NLĐ tiếp tục làm việc hoặc giao kết HĐLĐ mới thì áp dụng chế độ BHXH bắt buộc theo quy định. Như vậy, ngoài các chế định pháp luật đối với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội khác; căn cứ thu BHXH theo Bộ Luật lao động thì NLĐ phải có HĐLĐ với thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên - Nếu dưới 3 tháng sau đó tiếp tục làm việc hoặc giao kết HĐLĐ mới (hoặc nếu không ký kết HĐLĐ mới, hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn) thì áp dụng BHXH bắt buộc.
Một căn cứ nữa liên quan đến thu nộp BHXH được điều chỉnh trong Bộ Luật lao động, đó là tiền lương tiền lương của NLĐ do hai bên thoả thuận trong HĐLĐ. Mức lương của NLĐ không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Tại điều 149 quy định người SDLĐ đóng bằng 15% so với tổng quĩ tiền lương; NLĐ đóng bằng 5% tiền lương.
Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011 bằng 22%, trong đó NLĐ đóng 6%; đơn vị đóng 16%. Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013 bằng 24%, trong đó NLĐ đóng 7%; đơn vị đóng 17%. 2 2
Từ 01/01/2014 trở đi bằng 26%, trong đó NLĐ đóng 8%; đơn vị đóng 18%.
Ngoài ra, các chế định về thu nộp, quản lý đối tượng tham gia BHXH còn được điều chỉnh bởi các văn bản Luật khác như Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư nước ngoài; Luật đầu tư trong nước; Pháp lệnh cán bộ công chức; Luật Hợp tác xã ....
Hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về thu và quản lý đối tượng tham gia BHXH còn được thể hiện trong các văn bản dưới luật như các Nghị định, Quyết định của Chính phủ; các Thông tư, hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.
Các chế định về thu và quản lý đối tượng tham gia BHXH còn được điều chỉnh bằng các văn bản liên quan như Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động về NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài; NLĐ làm việc ở các cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/08/1999 của Chính phủ; đội viên các đội tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi theo Quyết định số 149/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian làm nhiệm vụ đội viên tình nguyện được tham gia BHXH; Cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn được tham gia BHXH theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ ...
Hiện nay, trong quá trình triển khai thực hiện Luật BHXH số 71/2006/QH11, Chính phủ có nhiều văn bản hướng dẫn cho từng loại BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp; văn bản qui định về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về BHXH Cụ thể là:
2 3
- Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam;
- Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam;
- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
- Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN;
- Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;
- Thông tư số 03/2007/TT- BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn về BHXH bắt buộc;
- Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ về BHTN;
- Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP;
Ngoài các văn bản chính quy định về BHXH như nêu trên, Chính phủ và các Bộ, ngành có rất nhiều văn bản để hướng dẫn, điều chỉnh; các văn bản đó mặc dù được điều chỉnh ở nhiều phạm vi, lĩnh vực khác nhau của Bộ Luật Lao động nhưng vấn đề quan trọng nhất là đều liên quan đến công tác thu BHXH bắt buộc. Các loại văn bản liên quan đến thu nộp BHXH được đề cập đến các vấn đề sau:
2 4
- Văn bản quy định về BHXH đối với NLĐ nói chung; quy định về BHXH đối với lực lượng vũ trang; BHXH đối với NLĐ hợp tác với nước ngoài, lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; BHXH đối với giáo viên mần non; BHXH đối với cán bộ y tế cấp xã; BHXH đối với khu vực ngoài công lập trong các lĩnh vực y tế giáo dục, thể dục thể thao, văn hoá....
- Văn bản quy định về HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể. - Văn bản quy định về tiền lương, tiền công.
- Văn bản quy định về phương thức đóng BHXH. - Văn bản quy định về cấp sổ BHXH ...
Xin đơn cử một số loại văn bản và số lượng các văn bản chính như sau:
- về tiền lương hiện nay số lượng các văn bản đang còn hiệu lực thi hành gồm:
+ Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về tiền lương. + Chính phủ có các Nghị định từ 201 đến 209 quy định các vấn đề liên quan đến tiền lương tối thiểu, thang bảng lương của các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể và các doanh nghiệp nhà nước...
+ Bộ Lao động Thương binh và xã hội có trên 60 Thông tư hướng dẫn các vấn đề liên quan đến tiền lương từ trước đến nay vẫn còn hiệu lực thực hiện.
1.3.2 Quy định về công tác thu bảo hiểm xã hội của BHXH Việt Nam
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện quản lý, theo dõi quá trình thu nộp BHXH nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao, cụ thể như Công văn số: 211/BHXH ngày 26/9/1995 quy định tạm thời về quản lý thu-
2 5
chi BHXH; Đến năm 1996, BHXH Việt Nam ban hành tiếp Quyết
định số:
177/BHXH ngày 30/12/1996 quy định về công tác quản lý thu BHXH thuộc
hệ thống BHXH Việt Nam; Do yêu cầu công tác quản lý thu BHXH, BHXH
Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số:2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 về việc ban hành quy định công tác quản lý thu BHXH,
trong đó
quy định cụ thể về đối tượng, phương pháp, quy trình và quản lý tài
chính thu
BHXH. Ngoài ra, để phù hợp với việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang
BHXH Việt Nam và công tác quản lý thực hiện thu BHXH, BHYT, BHXH
Việt Nam có công văn hướng dẫn số: 251/BHXH-QLT quy định chi tiết về
công tác quản lý thu BHXH, BHXH. Mặt khác, để phù hợp với đối
tượng của
Nghị định số: 01/2003/NĐ-CP nêu trên và khắc phục những tồn tại trong
công tác quản lý thu BHXH thời gian trước, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số:722/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003 về việc quy định
công tác
quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.
Đối với NLĐ để theo dõi, ghi nhận quá trình làm việc có đóng BHXH, BHXH Việt Nam có các văn bản quy định về việc cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH như Quyết định số: 113/BHXH-QĐ ngày 22/6/1996 ban hành quy định về cấp và ghi sổ BHXH; Quyết định số:2352/1999/QĐ-BHXH ngày 28/9/1999 về việc ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH; Quyết định số: 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 về việc ban hành quy định công tác quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc và có Quyết định số: 1333/QĐ- BHXH ngày 21/02/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Quyết định số 902/QĐ-BHXH.
Để phù hợp với các văn bản mới Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số: 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.