Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua phân tích báo cáo tài chính NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 100 (Trang 37 - 41)

6 Bố cục đề tài

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoạ

Thương Việt

Nam trong những năm qua 2.1.2.1 Hoạt động Huy động vốn

Biểu đồ 2.1: Quy mô Huy động vốn Vietcombank giai đoạn 2015 - 2017

800.000 700.000 600.000 500.000 400.000 300.000 200.000 100.000 0 Tiền gửi KH

Tiền gửi & Vay TCTD

MNỢ NHNN & Chính phủ Phát hành GTCG

> Tốc độ tăng trưởng Nguồn vốn huy động

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank và tính toán của tác giả)

Qua biểu đồ, có thể thấy khối lượng nguồn vốn huy động của Vietcombank trong

giai đoạn 2015 - 2017 tăng qua từng năm. Tuy nhiên nếu xét về tốc độ tăng thì giai đoạn

2015 - 2016 tốc độ tăng của nguồn vốn huy động có xu hướng chững lại ở 18% nhưng sang năm 2017 đã tăng lên 33%. Cụ thể: Nguồn vốn huy động đã tăng trưởng với tốc độ

17,8% tức gần 110 nghìn tỷ đồng từ hơn 617 nghìn tỷ vào năm 2015 lên hơn 727 nghìn tỷ vào năm 2016, tuy nhiên sang năm 2017 thì tốc độ tăng nhảy vọt lên 33% để đạt hơn 965 nghìn tỷ.

Hơn 70% nguồn vốn huy động của Vietcombank đến từ Tiền gửi khách hàng. Qua biểu đồ, có thể thấy về giá trị thì Tiền gửi khách hàng của Vietcombank tăng dần qua các năm, tuy tốc độ tăng trưởng vào năm 2016 có giảm so với 2015 (18% và 19%) tuy nhiên sang năm 2017 tôc độ tăng trưởng đã nhảy vọt lên 20%. Cụ thể: Khoản mục này đã tăng từ hơn 501 nghìn tỷ vào năm 2015 với tốc độ 18% lên hơn 590 nghìn tỷ vào

năm 2016. Sang năm 2017, tốc độ đã tăng lên 20% để đạt hơn 708 nghìn tỷ. Là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động thấp nhất thị trường, do đó sự tăng trưởng ổn định của Tiền gửi khách hàng của cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng

và sang năm 2017 mới giảm xuống mức 77%. Tuy nhiên nếu xét về khối lượng thì khoản

mục này tăng trưởng khá đều với gần 8000 tỷ đồng mỗi năm. Đây có thể do ngân hàng phát hành để bổ sung vốn khi hơn 95% trái phiếu này là kỳ phiếu trung và dài hạn.

Giai đoạn này chứng kiến sự bứt phát của Nợ NHNN & Chính phủ. Cụ thể: Nợ NHNN & Chính phủ đã tăng với tốc độ tăng trưởng cao nhất vào giai đoạn 2016 - 2017 là 216% từ 54.151 nghìn tỷ lên 171.385 nghìn tỷ, 90% sự tăng trưởng đến từ Khoản mục

Tiền gửi KBNN, điều này cho thấy uy tín và thương hiệu của Vietcombank

Trong khi đó, khoản mục Tiền gửi & Cho vay TCTD lại có xu hướng chững lại và giảm nhẹ. Nguyên nhân có thể do nguồn thanh khoản đã đủ nên Vietcombank chủ động giảm khoản mục Tiền gửi & Vay NHNN từ 72.238 tỷ đồng vào năm 2016 xuống2.1.2.2 Hoạt động Tín dụng Cũng giống như hầu hết các NHTM, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của Vietcombank là Cho vay khách hàng, Bão lãnh, Cho thuê tài chính, Chiết khấu

và cuối cùng là một số hoạt động cấp tín dụng khác.

Biểu đồ 2.2: Quy mô Tín dụng Vietcombank giai đoạn 2015 - 2017

600.000 500.000 400.000 300.000 200.000 100.000 Cho vay KH Bão lãnh

Chiết khấu GTCG & Cho thuê TC

Hình thức khác

⅜ Tốc độ tăng trưởng tín dụng

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank và tính toán của tác giả)

Dễ thấy, khoản mục cho vay khách hàng tăng trưởng khá đều đặn với khối lượng

năm sau luôn lớn hơn năm trước (72 nghìn tỷ và 81 nghìn tỷ). Tuy nhiên nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì khoản mục này đang có xu hướng chững lại khi tốc độ tăng trưởng 2 năm liên tiếp chỉ là 18%. Nếu xét trên toàn ngành thì đây chỉ là một con số trung bình, tuy nhiên kết quả này là một trong những chính sách của Ban lãnh đạo ngân hàng trong giai đoạn này khi tập trung vào chất lượng khoản vay chứ không tăng trưởng ồ ạt như các ngân hàng khác.

Trái ngược với chững lại của khoản mục cho vay khách hàng. Thì khoản mục Bão lãnh đang tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ với quy mô và tốc độ tăng trưởng cực kì ấn

tượng. Khoản mục này đã tăng với tốc độ 34% tức hơn 9000 tỷ từ mức 27.284 tỷ vào năm 2015 để đạt 36.671 nghìn tỷ vào năm 2016. Sang năm 2017, tốc độ tăng trưởng đã đạt 43% (tức hơn 15 nghìn tỷ) để đạt mức cao nhất trong toàn ngành là 51.954 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này là khá dê hiểu khi kênh tín dụng này không phải giải ngân ngay lập tức, không phải trả chi phí huy động và không phải mất chi phí cơ hội cho cho mục đích

kinh doanh khác. Việc Ngân hàng gia tăng khoản mục này là một điều đáng khen ngợi khi gia tăng quy mô và tỷ trọng các khoản thu từ dịch vụ đang là một xu thế của ngành ngân hàng hiện nay.

Các kênh cấp tín dụng khác như Chiết khấu GTCG và Cho thuê TC mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao nhưng về tỷ trọng cũng đóng góp không nhỏ vào danh mục tín dụng của Vietcombank. Việc duy trì quy mô của các khoản mục này nhằm đa dạng hóa các danh mục tín dụng giúp ngân hàng đảm bảo được sự tăng trưởng ổn định về quy

mô tín dụng, phân tán được rủi ro cũng như gia tăng lợi nhuận.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh doanh Vietcombank

I Nông nghiệp ■ Vận tải & Thông tin ■ Thương mại & Dịch vụ

■ Ngành khác

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank cùng tính toán của tác giả)

Qua biểu đồ, dễ thấy Vietcombank có một cơ cấu cho theo ngành nghề đa dạng, không quá tập trung trọng điểm vào một ngành nào. Điều này vừa góp phần phân tán được rủi ro và đảm bảo an toàn hoạt động.

Trong cơ cấu cho vay của Vietcombank, Sản xuất Gia công và Thương mại Dịch vụ 2 là ngành có tỷ trọng lớn nhất tuy nhiên tỷ trọng của ngành này đang có xu hướng giảm qua các năm. Các ngành Xây dựng, Nông nghiệp và Vận tải thông tin lại không có

sự biến động quá lớn trong 3 năm. Trong khi đó nhóm ngành tăng mạnh nhất lại là các Ngành khác với tốc độ tăng trưởng gộp 216%, cơ cấu từ 13% vào năm 2015 lên 29% vào năm 2017.

Đây là một trong những định hướng của ngân hàng đến năm 2020 khi chuyển dịch dần chiến lược từ ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ. Giảm dần tỷ trọng các ngành nghề truyền thống được ưu tiên của Chính phủ để tập trung vào lĩnh vực bán lẻ.

2.1.2.3 Kết quả kinh doanh

Biểu đồ 2.5: Quy mô Thu nhập, Chi phí và Lợi nhuận Vietcombank 2015 - 2017

Đơn vị: tỷ đồng

■ Tổng thu nhập ■ Tổng chi phí ■ Lơi nhuận

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank và tính toán của tác giả)

Môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2015 - 2017 đã chứng kiến nhiều biến động phức tạp do tác động từ các bất ổn chính trị - kinh tế thế giới cũng như các yếu tố nội tại của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam, đặc biệt là yêu cầu ngày càng cao từ phía các cơ quan quản lý đối với các chuẩn mực quản trị trong lĩnh vực ngân hàng. Nền kinh tế đang

trên đà phục hồi, tạo điều kiện cho bức tranh ngành ngân hàng trở nên sáng hơn sau thời

kỳ tái cấu trúc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng đang tích tụ nội lực sẵn sàng đẩy mạnh tăng trưởng, tạo ra áp lực cạnh tranh rất cao trên thị trường, đặc biệt là trong phân khúc bán lẻ.

Là một trong nhóm những ngân hàng đầu ngành với quy mô tổng tài sản lớn cùng

với mục tiêu tập trung vào phân khúc này, Vietcombank đã thể hiện được thế mạnh vượt

trội của mình giữa sự cạnh tranh khốc liệt đó. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn định, dễ hiểu tại sao Vietcombank luôn giữ vững vị trí top đầu trong nhóm các

ngân hàng có lợi nhuận cao nhất toàn ngành. Cụ thể: Thu nhập của ngân hàng năm 2016

đạt 46.662 tỷ đồng, tăng 7.633 tỷ đồng so với năm 2015, năm 2017 tiếp tục tăng lên đạt mức 56.732 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng các năm lần lượt là 19,56% - 21,56%. Cũng

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua phân tích báo cáo tài chính NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 100 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w