Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 125 (Trang 78 - 81)

Quy trình bảo lãnh của Sacombank cần được cải thiện theo hướng bảo đảm quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh được nhanh gọn, đúng đắn, an toàn cho Ngân hàng và thuận lợi cho khách hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng, Sacombank cần hoàn thiện và cải tiến quy trình bảo lãnh để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng theo các hướng như: tăng cường công tác thẩm định khách hàng; đơn giản hóa thủ tục bảo lãnh, rút ngắn thời gian xét duyệt; phân công rõ nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ bảo lãnh trong quá trình tiến hành bảo lãnh.

Trong điều kiện nền kinh tế thường xuyên biến động, môi trường pháp lý có nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình mới thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nên kịp thời có các văn bản hướng dẫn các chi nhánh trong công tác bảo lãnh. Đối với các

loại hình bảo lãnh mới, Sacombank cần tăng cường hỗ trợ và giám sát chặt chẽ quy trình bảo lãnh.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cần tổ chức tập huấn, các buổi trao đổi kinh nghiệm cho các chi nhánh trong hệ thống về nghiệp vụ bảo lãnh. Cùng với đó, Sacombank nên ban hành các tài liệu nâng cao trình độ chuyên môn hoặc tổ chức phát động các cuộc thi, nghiên cứu về bảo lãnh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần hiện đại hóa công nghệ cho các chi nhánh, đồng thời phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp cho các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, Ngân hàng nên tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của các chi nhánh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ và cấp dưới, kể cả vi phạm của khách hàng.

Ngoài ra, Sacombank cần thành lập bộ phận chuyên trách về Luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Việc ra đời bộ phận này sẽ giúp cho nhân viên bớt áp lực về công việc và tập trung vào nghiệp vụ và quan trọng hơn là ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro pháp lý và tránh được bất lợi khi tranh chấp xảy ra.

Sacombank cần nâng cao tính tự chủ nhiều hơn cho các chi nhánh về thẩm quyền hạn mức cấp bảo lãnh để chi nhánh không bị hạn chế năng lực tìm kiếm khách hàng. Hoạt động bảo lãnh cần được nâng lên vị trí quan trọng hơn nữa trong chiến lược kinh doanh. Từ đó tiến hành một chiến lược đầu tư hợp lý cho mọi vấn đề cuộc sống liên quan đến hoạt động bảo lãnh.

Tóm lại, giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh là một nhiệm vụ cấp thiết đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nói chung và Chi nhánh Đống Đa nói riêng, cần thực hiện nhanh chóng và đồng bộ. Do đó, ngoài sự cố gắng của Ngân hàng cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan chức năng cùng Ngân hàng Nhà nước để nâng cao hiệu quả của không chỉ riêng Ngân hàng mà còn của cả hoạt động của nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến dẫn đến những hạn chế trong thực tiễn phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đống Đa từ năm 2013 đến 2016 và định hướng phát triển của Ngân hàng, chương 3 của khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh tại Sacombank Đống Đa giai đoạn hiện nay. Các giải pháp và kiến nghị cụ thể:

- Giải pháp phát triển về chiều rộng và chiều sâu: Tăng cường chính sách khách hàng, đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh; tiếp tục hoàn thiện và cải tiến quy trình bảo lãnh, nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của cán bộ Ngân hàng, thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng thông tin cho nghiệp vụ bảo lãnh và ứng dụng Marketing.

- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các Cơ quan chức năng về tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống các ngân hàng hoạt động, đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của Trung tâm tín dụng CIC, tiếp tục hoàn thiện hành làn pháp lý và hoàn thiện cơ chế quản lý.

Bên cạnh đó là một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín về hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên, tổ chức giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động bảo lãnh.

Để phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đống Đa, các giải pháp trên đây cần được thực hiện một cách đồng bộ dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước cùng Các cơ quan chức năng thông qua các biện pháp cụ thể nêu trên. Từ đó giúp Chi nhánh phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa, với những thách thức của nền kinh tế thị trường, giao lưu thương mại phát triển, nhu cầu về bảo lãnh thương mại trong nước cũng như quốc tế ngày một tăng cao. Do đó nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng rất được các NHTM chú trọng hoàn thiện và phát triển. Đây là một nghiệp vụ mang lại thu nhập lớn cho các ngân hàng trong khi mức đô rủi ro thấp hơn so với hoạt động tín dụng. Đi sâu nghiên cứu, ta hiểu được bản chất của nghiệp vụ bảo lãnh, đánh giá những thành tựu và cả những mặt hạn chế trong hoạt động bảo lãnh của Sacombank Đống Đa để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tại Sacombank Đống Đa, đáp ứng những đòi hỏi của thực tế nền kinh tế - xã hội. Phân tích số liệu giai đoạn 2013-2016 cho thấy nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng thể hiện vị trí quan trọng trong các nghiệp vụ ngân hàng tại Sacombank Đống Đa.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Sacombank Đống Đa, được biết Chi nhánh đang là ngọn cờ đầu của khu vực Hà Nội về bảo lãnh và việc phát triển hoạt động bảo lãnh tiếp tục được Chi nhánh chú trọng, đẩy mạnh. Tuy vậy, bản thân tôi cũng có sự nhìn nhận riêng về những mặt còn hạn chế trong công tác thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh. Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn đóng góp những giải pháp nhằm giúp Chi nhánh phát triển hơn nữa thành quả đã đạt được trong những năm qua.

Bài viết chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót về mặt kiến thức và vẫn còn những nhận định chủ quan chưa phù hợp với thực tế, tôi rất mong nhận ý kiến đóng góp của độc giả.

Một lần nữa tôi xin cảm ơn Tập thể Cán bộ, Giảng viên Học viện Ngân hàng đã dìu dắt tôi trưởng thành qua 4 năm sinh viên.

Xin cảm ơn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đống Đa đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại Chi nhánh.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Hoài Thu - Viện trưởng Viện Đào Tạo Quốc Tế đã tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Thị Hồng Hải: Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại. Nhà xuất bản Lao động 2016

2. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng: Giáo trình Tín dụng Ngân hàng. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội 2016.

3. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại. Nhà xuất bản Thống kê 2015

4. Hào khí Sacombank: Bản tin nội bộ - Số 01/2017 và Số 04/2016

5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Đống Đa ngày 18/02/2017 của bà Đoàn Thị Vân Anh - Kế toán trưởng Chi nhánh.

6. Hệ thống văn bản lập quy của Sacombank (https://s-office.sacombank.com) 7. Thư viện pháp luật: Bộ luật Dân sự 2015

8. Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 về việc ban hành Quy chế Bảo lãnh Ngân hàng.

9. Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 Quy định về Bảo lãnh ngân hàng 10. https://www.sacombank.com.vn

11. http://cafef.vn

12. http://vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 125 (Trang 78 - 81)