1.3.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế
Một nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững sẽ thúc đẩy sự tham gia của các chủ thể kinh tế, phát sinh thêm các giao dịch mới, ảnh hưởng đến sự phát triển của Ngân hàng nói chung và đến hoạt động bảo lãnh nói riêng.
Sự hội nhập kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh. Việc gia tăng các giao dịch ngoại thương làm tăng nhu cầu bảo lãnh nước ngoài, phát sinh các loại hình bảo lãnh mới. Bên cạnh đó, các hợp đồng bảo lãnh này thường có giá trị lớn góp phần gia tăng doanh số cho hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng.
- Môi trường chính trị, xã hội
Môi trường chính trị ôn định sẽ thúc đẩy các chủ thể kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng các giao dịch trong và ngoài nước. Trái lại, một môi trường chính trị bất ôn sẽ tác động đến tâm lý của nhà đầu tư, thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các giao dịch thương mại trong và ngoài nước sẽ bị giảm sút, những điều này khiến cho Ngân hàng rơi vào khủng hoảng và kéo theo đó là hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý có sự tác động không nhỏ đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, chặt chẽ cùng với các quy định rõ ràng, cụ thể sẽ giúp Ngân hàng đưa ra các chiến lược đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.
1.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng
Một trong những nhân tố khách quan mà Ngân hàng không thể kiểm soát được có lẽ chính là nhân tố thuộc về khách hàng. Chính vì thế, trước khi thực hiện bảo lãnh,
Ngân hàng phải phân tích thật kỹ khách hàng của mình dựa trên các tiêu chí như: Năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng; Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh; Tư cách pháp lý, đạo đức của khách hàng... và một số điều kiện khác. Neu những điều này không đủ đáp ứng về điều kiện mà Ngân hàng yêu cầu để thực hiện một khoản bảo lãnh thì Ngân hàng sẽ không thể phát hành bảo lãnh cho khách hàng. Năng lực tài chính của khách hàng cũng cho thấy khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp đồng bảo lãnh và một điều đương nhiên là khi khách hàng có năng lực tài chính thấp thì món bảo lãnh này sẽ chịu nhiều rủi ro hơn và khi đó chất lượng bảo lãnh sẽ không được đảm bảo.
1.3.3. Các nhân tố thuộc về đối thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh, các ngân hàng vừa phải cạnh tranh để giành thị phần vừa phải tăng cường hợp tác nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống. Do đó không có sự cạnh tranh bằng mọi giá nhằm thôn tính hay làm yếu kém đối thủ. Tuy nhiên một NHTM muốn tồn tại và phát triển cần phải có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Muốn phát triển dịch vụ bảo lãnh, NHTM cần tự bản thân nâng cao chất lượng, mở rộng hệ thống phân phối, đưa ra giá cả cạnh tranh.
1.3.4. Các nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng
- Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng và kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh
Chiến lược kinh doanh là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn, thống nhất, có tầm nhìn xa sẽ giúp Ngân hàng dễ dàng phát hiện được phương hướng, khai thác tốt nhất năng lượng hiện có của mình và giúp Ngân hàng thích ứng nhanh chóng với những biến đổi của môi trường kinh doanh.
Trên cơ sở đó, Ngân hàng có thể đưa ra từng chiến lược cụ thể cho từng thời kỳ. Đối với hoạt động bảo lãnh, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng phải được cụ thể hóa thành các mục tiêu và nhiệm vụ, định hướng khách hàng và các loại hình bảo lãnh tương ứng, góp phần làm cân đối nghiệp vụ bảo lãnh trong các loại hình dịch vụ khác.
Trong các bước của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thì công tác thẩm định khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi bắt đầu quyết định bảo lãnh cho khách hàng. Khi khách hàng yêu cầu Ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho một hợp đồng kinh tế, Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng về tư cách pháp lý, khả năng tài chính, tính khả thi của dự án.
Công tác thẩm định khách hàng tốt sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được những rủi ro để từ đó đưa ra được mức ký quỹ, hạn mức bảo lãnh, giá trị tài sản bảo đảm. phù hợp. Bên cạnh đó, công tác này còn giúp Ngân hàng tiếp cận và không “bỏ qua” những khách hàng tiềm năng.
- Quy trình bảo lãnh
Quy trình bảo lãnh là một trình tự các bước, các thủ tục và các yêu cầu phải thực hiện khi cung cấp một khoản bảo lãnh. Quy trình này được áp dụng một cách thống nhất trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Một quy trình bảo lãnh hợp lý và chặt chẽ, không quá phức tạp tốn kém và không gây phiền hà cho khách hàng giúp cho Ngân hàng đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh diễn ra an toàn, hạn chế các rủi ro xảy ra.
- Trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của cán bộ Ngân hàng
Nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của bất kỳ tổ chức nào. Trong Ngân hàng, đội ngũ cán bộ chính là những người xây dựng và thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, có khả năng ngoại ngữ, phẩm chất đạo đức tốt. sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng, hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, khóa luận đã trình bày những lý luận chung về phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Bên cạnh các khái niệm cơ bản, trong chương này cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại các NHTM, một số chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển này và các cơ sở pháp lý liên quan. Trong đó:
- Một số chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển bảo lãnh ngân hàng về chiều rộng như số lượng các loại hình bảo lãnh, đối tượng khách hàng tham gia bảo lãnh, doanh số bảo
lãnh và dư nợ bảo lãnh, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh; chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của bảo lãnh ngân hàng về chiều sâu như xác suất ngân hàng phải trả thay các món bảo lãnh, tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh ngân hàng gồm các nhân tố như môi trường vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nội bộ ngân hàng. Một số nhân tố chủ quan cụ thể là chiến lược kinh doanh và kế hoạch phát triển hoạt động bảo
lãnh của Ngân hàng, công tác thẩm định khách hàng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng, quy trình bảo lãnh. Cùng với đó là các nhân tố khách quan như môi trường
kinh tế, môi trường pháp lý và môi trường chính trị, xã hội. Ngoài ra còn một số
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chinhánh Đống Đa nhánh Đống Đa
2.1.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh ĐốngĐa Đa
2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển
Chi nhánh Sacombank Đống Đa được thành lập ngày 18/07/2006 trên cơ sở kế thừa các hoạt động tín dụng của chi nhánh cấp II Đường Thành (trực thuộc chi nhánh Hà Nội). Chi nhánh Đống Đa là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và khu vực Hà Nội. Khi mới thành lập, chi nhánh chỉ có khoảng 40 nhân viên nhưng sau gần 10 năm, chi nhánh đã phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ khách hàng. Hiện tại, chi nhánh có 5 phòng giao dịch trực thuộc với tổng số lượng nhân viên trên 140 người và chi nhánh đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi. Năm 2012, chi nhánh Đống Đa là chi nhánh đóng góp cao nhất khu vực về kinh doanh ngoại hối. Trụ sở chính của chi nhánh tại số 360 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội, địa bàn hoạt động của chi nhánh chủ yếu tại các địa phương hai quận: quận Đống Đa và quận Hà Đông.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc, Phó Giám đốc:
+ Thực hiện quản lý hoạt động của chi nhánh trong phạm vi phân cấp quản lý.
+ Tổ chức quản lý kinh doanh cho toàn chi nhánh.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của chi nhánh.
+ Tổ chức công tác marketing tại Chi nhánh cho phù hợp với chiến lược marketing của Chi nhánh trên địa bàn.
- Các phòng giao dịch (PGD) trực thuộc: là đơn vị trực thuộc Chi nhánh, hoạt động như một đại diện của Chi nhánh tại cơ sở, có chức năng tiếp cận và phục vụ khách hàng, trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, đáp ứng sự thuận
tiện cho khách hàng trong giao dịch với chi nhánh.
- Phòng kinh doanh bao gồm:
Bộ phận quan hệ khách hàng (doanh nghiệp và cá nhân):
+ Thiết lập, duy trì và mở rộng mối quan hệ với khách hàng; tiếp thị các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng cho khách hàng.
+ Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của bộ hồ sơ tín dụng; phân tích, đánh giá khách hàng theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay; thẩm định, quyết định trong hạn mức được giao hoặc lên cấp trên các khoản cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại.
+ Cung cấp thông tin cho phòng kiểm soát rủi ro; tham gia xây dựng chính sách tín dụng, lập báo cáo tín dụng.
Bộ phận tư vấn: Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh và hoàn thành các công việc chung của phòng kinh doanh; tư vấn và hỗ trợ khách hàng đến thực hiện giao dịch tại quầy giao dịch.
Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện các giao dịch nghiệp vụ thanh toán quốc tế như Tín dụng thư, Chứng từ nhờ thu, Séc.. .hướng dẫn khách hàng trong các nghiệp vụ và thanh toán quốc tế, lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ, thực hiện hoạt động đối ngoại của chi nhánh với các ngân hàng nước ngoài.
- Phòng kiểm soát rủi ro:
+ Tham mưu đề xuất các biện pháp quản tri rủi ro trong các hoạt: động đầu tư tài chính, cho vay vá thực hiện cac nhiệm vu khạc mạ ngấn hàng được giao trong tưng tho`i ky hoạt động.
+ Thực hiện cộng tác kiềm soat nội bộ cua Ngân hàng.
+ Thực hiện các biện phap phong chộng rựa tiền va tai trợ khung bộ.
- Phòng kế toán và quỹ:
+ Thực hiện các công việc xử lý giao dịch trực tiếp với khách hàng (nộp, rút tiền mặt, rút séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu)
+ Thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và đon vị trực thuộc.
+ Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh.
+ Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ.
+ Đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của Ngân hàng và khách hàng thông qua công tác hậu kiểm và kiểm tra thực hiện chế độ kế toán,chế độ tài chính củá các đon vị thực thuộc trong Chi nhánh.
+ Đề xuất thám mưu cho Ban Giám Đốc về các giải pháp đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.
+ Bộ phận hành chính nhân sự quản lý, bảo mật hồ so, lý lịch cán bộ nhân viên, các chế độ tiền lượng, chế độ bảo hiểm của cán bộ công nhân viên; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Chi nhánh.
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP SàiGòn Thương Tín - Chi nhánh Đống Đa trong những năm gần đây Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đống Đa trong những năm gần đây
Kinh tế thế giới thời gian qua có nhiều biến động khá lớn, đặc biệt ảnh hưởng từ hoạt động chính trị. Các sự kiện như Brexit, bầu cử Mỹ đã tạo ra nhiều bất ngờ cho thị trường, từ đó dẫn đến những dáo động mạnh về tài chính và tiền tệ toàn cầu. Tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn duy trì nhịp tăng trưởng dù thấp hon kỳ vọng.
Đối với Sacombank, năm 2016 là năm đầu tiên củá quá trình tái co cấu sau sáp nhập, bên cạnh những tiềm năng mà cộng cuộc sáp nhập mang lại, Sacombank cũng
Năm 2013 2014 2015 2016
Tổng nguồn vốn huy động
997.5 1602.3 1767.4 2116.3
phải đối mặt với không ít thách thức. Vì vậy, Sacombank luôn đặt ra những yêu cầu vận động mới, không ngừng phát huy nội lực ngân hàng, quản trị và thực thi các chính sách đổi mới, nỗ lực đẩy mạnh kinh doanh, quyết liệt xử lý các vấn đề tồn đọng, duy trì tăng trưởng ổn định ngay từ những tháng đầu năm nhằm phát triển an toàn, bền vững, củng cố vị thế vững mạnh trên thị trường. Với kết quả đạt được trong năm, nhìn nhận một cách sâu sắc thì chính những thách thức này là những cơ hội vàng để Sacombank tiếp tục thay đổi và phát triển. Chi nhánh Sacombank Đống Đa cũng cho thấy nỗ lực không ngừng nghỉ và đạt được sự tăng trưởng khá ấn tượng trong kết quả kinh doanh.
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn của Sacombank Đống Đa
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số liệu Số liệu Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng (%) Số liệu Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng (%) Số liệu Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng (%) Dư nợ cho vay 432.9 411.3 -21.6 -4.99 452. 2 40.9 9.94 650.6 198.4 43.87 Dư nợ cho vay ngăn hạn 207.4 235.8 28.4 13.69 1255. 19.3 8.18 364.3 109.2 42.81 Dư nợ cho vay dài hạn 225.5 175.5 -50 -22.17 1197. 21.6 12.31 286.3 89.2 45.26
(Nguồn: Phòng Kế toán và quỹ - Sacombank Đống Đa)
Theo bảng số liệu trên có thể thấy tình hình huy động vốn của Chi nhánh Sacombank Đống Đa tăng dần qua các năm. Năm 2013 tổng vốn huy động là 997.5 tỷ đồng, năm 2014 là 1602.3 tỷ đồng, tăng 604.8 tỷ đồng so với năm 2013. Năm 2015 tổng vốn huy động là 1767.4 tỷ đồng, tăng 165.1 tỷ đồng so với năm 2014 và năm 2016 là 2116.3 tỷ đồng, tăng 348.9 tỷ đồng so với năm 2015. Như vậy trong bốn năm qua công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được những kết quả khá tốt đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động giữa các ngân hàng hiện nay. Đây có thể coi là thành công trong công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các công cụ nợ, cũng như việc huy động vốn nhàn rỗi trên thị trường để đưa vào đầu tư một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư của thị trường hiện nay.
27
2.1.2.2. Hoạt động cho vay
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số liệu Số liệu Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng (%) Số liệu Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng (%) Số liệu Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng (%) Khách hàng cá nhân 6018 10124 4106 68.23 11136 1011 10.00 15215 4079 36.63 Khách hàng doanh nghiệp 1050 1063 13 1.24 1169 106 9.97 1345 176 15.06
(Nguồn: Phòng Kế toán và quỹ - Sacombank Đống Đa)
Dư nợ tín dụng của Chi nhánh có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013 - 2014 mặc