Quy trình nghiệp vụ bảolãnh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 125 (Trang 47 - 61)

Tín - Chi nhánh Đống Đa

Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Đống Đa

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh

Khách hàng đề nghị bảo lãnh phải cung cấp tối thiểu các hồ sơ sau:

- Các hồ sơ liên quan chứng minh khách hàng đáp ứng đủ điều kiện bảo lãnh

- Văn bản (thư, điện tử) đền nghị bảo lãnh, văn bản đề nghị bảo lãnh của khách hàng phải nêu rõ các nội dung về mục đích, loại hình bảo lãnh, điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng, bên nhận bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, giá trị bảo lãnh, tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng, cam kết bồi hoàn.

- Hồ sơ áp dụng riêng cho mỗi loại bảo lãnh

a) Đối với hồ sơ bảo lãnh vay vốn: Hồ sơ tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tài liệu xác minh tình hình công nợ tại thời điểm gần nhất của các tổ chức tín dụng mà khách hàng có dư nợ, hồ sơ về dự án bổ sung, hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu có), văn bản của NHNN cấp hạn mức vay vốn nước ngoài cho khách hàng (trường hợp vay vốn nước ngoài).

b) Hồ sơ đối với bảo lãnh thanh toán: Hợp đồng mua bán, hoặc cam kết thanh toán của các bên liên quan ghi rõ điều khoản cam kết thanh toán giữa các bên, tài liệu có liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết được bảo lãnh (nếu có), hạn mức vay vốn (thanh toán bằng vốn vay).

c) Đối với bảo lãnh dự thầu: tài liệu mời thầu, quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế đấu thầu và trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên.

d) Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng thi công hoặc hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị... tùy từng hợp đồng gốc.

e) Đối với bảo lãnh ứng trước: văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian và tiến độ, phương thức hoàn trả nguồn vốn, xác định các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của bên nhận tiền ứng trước.

Sau đó tiếp nhận hồ sơ và đi vào kiểm tra, thẩm định.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh

- Kiểm tra hồ sơ và mục đích bảo lãnh: CVKH kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ.

- Thu thập và xác minh thông tin: Chuyên viên có thể thu thập thông tin từ các nguồn như hồ sơ của khách hàng, lịch sử mối quan hệ giữa Chi nhánh và khách hàng,

trao đổi trực tiếp với khách hàng, từ thực tế đơn vị kinh doanh của khách hàng, cơ quan quản lý, phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức tín dụng khác...

- Báo cáo Trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo (Trưởng phòng xem xét hồ sơ, nếu đầy đủ yêu cầu chuyên viên thực hiện thẩm định)

- Phân tích và thẩm định khách hàng: mục đích để tìm hiểu cặn kẽ, toàn diện và chính xác về khách hàng đề nghị bảo lãnh. Việc phân tích, thẩm định khách hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh tương tự như phân tích, thẩm định khách hàng khi cho vay: thẩm định về năng lực pháp lý, thẩm định về năng lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh...

Ngoài ra chuyên viên còn thực hiện thẩm định các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh của khách hàng như tính an toàn, hợp pháp, tính thanh khoản và giá trị của tài sản bảo đảm.

- Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn bảo lãnh của bản thân Chi nhánh: Chuyên viên báo cáo Trưởng phòng, đề xuất Ban Giám đốc và Phòng Kiểm soát rủi ro về phương án lãi suất, thời hạn, số tiền bảo lãnh, phí bảo lãnh.

Bước 3: Lập tờ trình thẩm định bảo lãnh

Trên cơ sở những phân tích ở trên, CVKH tiến hành lập tờ trình thẩm định bảo lãnh hoặc Báo cáo thẩm định bảo lãnh để thống nhất đưa ra kết luận thẩm định, biện pháp phòng ngừa rủi ro, phương án xử lý các vấn đề phát sinh, đề nghị phán quyết cấp bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh và lý do, thực hiện tái thẩm định nếu cần.

Bước 4: Trình duyệt bảo lãnh và phán quyết bảo lãnh

Trường hợp không phải qua Hội đồng tín dụng:

Sau khi lập Tờ trình thẩm định, Chuyên viên có trách nhiệm Báo cáo thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ cho Trưởng phòng hoặc người ủy quyền phê duyệt.

Trưởng phòng chịu trách nhiệm:

+ Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hồ sơ và những nội dung CVKH đã nêu trong tờ trình thẩm định, đánh giá kết quả thẩm định.

+ Bổ sung thêm những thông tin về khách hàng hoặc dự án (nếu có), có ý kiến độc lập đề nghị cấp bảo lãnh hay không.

Chuyên viên nhận lại tờ trình từ Trưởng phòng, có trách nhiệm tập hợp lại hồ sơ, bổ sung nội dung vào tờ trình sau đó trình Giám đốc Chi nhánh xem xét quyết định.

Giám đốc phê duyệt bảo lãnh theo thẩm quyền của mình. Neu quyết định không phê duyệt thì ghi rõ quyết định và lý do từ chối vào tờ trình thẩm định, gửi phòng kinh doanh soạn thảo văn bản trả lời khách hàng.

Trường hợp phải qua Hội đồng tín dụng

Trong trường hợp các đề xuất bảo lãnh vượt thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh, Giám đốc yêu cầu lập tờ trình phê duyệt vượt mức phán quyết trình Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị (kèm theo hồ sơ đầy đủ hoặc tóm tắt).

Trên cơ sở đó, Tổng Giám đốc xem xét hồ sơ, căn cứ chủ trương, định hướng công tác tín dụng trong từng thời kỳ để quyết định phê duyệt hoặc cho ý kiến chỉ đạo trực tiếp.

Bước 5: Ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, giao nhận tài sản bảo đảm và các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm

Sau khi khoản bảo lãnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chuyên viên thông báo cho khách hàng việc có chấp thuận hay không chấp thuận đề nghị bảo lãnh, các điều kiện kèm theo và hồ sơ khách hàng cần bổ sung.

- Trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều kiện bảo lãnh mà cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chuyên viên cân nhắc về việc đàm phán lại với Trưởng/Phó phòng về việc đàm phán lại với khách hàng hoặc xem xét lại các điều kiện nhằm nâng cao lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng.

- Nếu khách hàng đồng ý thì Chi nhánh phát hành thư bảo lãnh với các điều kiện đã được phê duyệt, CVKH phối hợp với CVHTTD hoàn thiện hồ sơ theo phê duyệt. CVHTTD chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng, thư bảo lãnh và các văn bản có liên quan theo mẫu của ngân hàng phù hợp với các nội dung được phê duyệt; sau đó ký kết hợp đồng với khách hàng, giao nhận hồ sơ gốc của tài sản bảo đảm, giao cho bộ phận Kế toán nhập kho tài sản của khách hàng.

Bước 6: Phát hành cam kết bảo lãnh

Sau khi hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng, CVHTTD trình thư cho Giám đốc ký. Sau đó nhập phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng của Ngân hàng (phần mềm T24) và chuyển 01 bản hợp đồng và thư bảo lãnh cho khách hàng.

Bước 7: Theo dõi, giám sát hợp đồng bảo lãnh

- Giám sát chéo: CVHTTD phối hợp với Phòng Ke toán đối chiếu với số dư bảo lãnh, phí bảo lãnh... Để hỗ trợ CVKH theo dõi tình hình, CVHTTD định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất cung cấp cho CVKH thông tin thông tin liên quan đến khách hàng khai thác từ hệ thống như số dư bảo lãnh, hạn mức bảo lãnh, ngày đến hạn bảo lãnh trong tháng...

- Kiểm tra tài sản bảo đảm: ít nhất một năm hai lần hoặc theo quy định, CVKH và CVHTTD phải tiến hành kiểm tra, kiểm kê tài sản bảo đảm, bảo gồm cả việc định giá lại tài sản bảo đảm (nếu cần).

- Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng và diễn biến của thị trường, CVKH tiến hàng lập tờ trình thẩm định trình Trưởng phòng, đề xuất một số phương án: tiếp tục duy trì mối quan hệ với khách hàng, duy trì quan hệ trên cơ sổ một điều kiện mới hoặc ngừng phát hành thêm cam kết bảo lãnh mới; có trách nhiệm thông báo cho khách hàng quyết định của cấp có thẩm quyền của Chi nhánh, đàm phán với khách hàng các điều kiện mới nếu cần.

Bước 8: Gia hạn hiệu lực, sửa đổi, hủy bỏ bảo lãnh (khi có nhu cầu phát sinh từ khách hàng)

- Khi khách hàng có nhu cầu gia hạn, sửa đổi hay hủy bỏ bảo lãnh đã phát hành, khách hàng cần gửi công văn đề nghị kèm theo hồ sơ chứng minh các nhu cầu đó trước ngày hết hạn của hiệu lực thư bảo lãnh.

- CVKH tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, kiểm tra hồ sơ và chuyển cho CVHTTD

- Căn cứ hồ sơ đề nghị của khách hàng, CVHTTD tiến hành lập tờ trình, công văn gia hạn hiệu lực, sửa đổi, hủy thư bảo lãnh đã phát hành trình Trưởng phòng/Phó phòng, Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh hoặc Tổng Giám đốc theo thẩm quyền hạn mức phê duyệt.

- CVHTTD nhập và lưu giữ hồ sơ kèm theo phê duyệt của Ngân hàng cho nhân viên kế toán hạch toán thu phí. Sau khi hạch toán xong, CVKH chuyển công văn gia hạn, sửa đổi, hủy bảo lãnh cho khách hàng.

Bước 9: Xử lý khi phải thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

- Khi nhận được yêu cầu thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của người thụ hưởng, CVKH kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung yêu cầu bảo lãnh, các chứng từ kèm theo (nếu có) với cam kết bảo lãnh, các hồ sơ khách hàng cung cấp ban đầu.

- Nếu các giấy tờ đầy đủ, phù hợp, Chi nhánh sẽ tiến hành trả thay khách hàng theo cam kết bảo lãnh

- Nếu không phù hợp, không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện thì CVKH lập tờ trình báo cáo Trưởng phòng, Giám đốc chi nhánh nêu rõ lý do từ chối thanh toán. Trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền, CVKH sẽ trả lời từ chối thanh toán cho bên thụ hưởng. Đồng thời sẽ thông báo với khách hàng trước khi thực hiện trả thay.

Bước 10: Giải tỏa bảo lãnh/thanh lý hợp đồng bảo lãnh

Giải tỏa bảo lãnh

Cam kết bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Các tài liệu tương tứng với từng loại bảo lãnh như sau:

+ Bảo lãnh thanh toán: Chứng từ chứng minh khách hàng đã thanh toán đầy đủ số tiền phải thanh toàn mà chi nhánh đã bảo lãnh.

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng/Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: Biên bản thanh lý hợp đồng hoặc xác nhận của bên nhận bảo lãnh về việc khách hàng đã hoàn tất nghĩa vụ.

+ Bảo lãnh dự thầu: Thông báo khách hàng không trúng thầu, hoặc thông báo trúng thấu và hợp đồng đã ký kết kèm theo bảo lãnh thực hiện hợp đồng do Chi nhánh phát hành.

+ Bảo lãnh vay vốn: Chứng từ chứng minh khách hàng đã tất toán nợ vay theo hợp đồng vay vốn mà Chi nhánh bảo lãnh.

+ Bảo lãnh đối ứng/Xác nhận bảo lãnh: Thông báo từ việc chấm dứt bảo lãnh từ bên bảo lãnh

+ Các loại bảo lãnh khác: các văn bản/tài liệu phù hợp chứng minh rằng cam kết bảo lãnh không còn giá trị.

Tùy theo trường hợp cụ thể mà Chi nhánh có thể yêu cầu thêm các tài liệu phù hợp.

- Chi nhánh nhận được văn bản có xác nhận của bên nhận bảo lãnh thể hiện rõ nội dung bên nhận bảo lãnh đồng ý:

Năm Tổng số Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh bảo hành Bảo lãnh tạm ứng Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh khác 2014 102 32 25 18 15 12 0 2015 130 41 31 20 19 15 4 2016 183 68 47 25 23 17 3

+ Miễn thực hiện nghĩa vụ cho khách hàng, việc bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh được hủy bỏ hoặc đã được thay thế bởi biện pháp khác.

+ Trong trường hợp phát hành bảo lãnh ra nước ngoài chỉ cần điện xác nhận về việc chấm dứt của ngân hàng thông báo.

- Chi nhánh đã thực hiện trả thay theo cam kết bảo lãnh

- Thời hạn bảo lãnh kết thúc

- Chi nhánh nhận lại tất cả các bản gốc theo cam kết đã phát hành

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Thanh lý hợp đồng bảo lãnh

- CVHTTD có trách nhiệm theo dõi hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh. Khi bảo lãnh hết hạn hiệu lực, CVHTTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình Trưởng phòng xem xét, kiểm tra và hướng dẫn khách hàng nhận lại các giấy tờ gốc liên quan đến tài sản bảo đảm, các thủ tục liên quan.

- Nhân viên kế toán tiến hành giải tỏa số tiền ký quỹ cho khách hàng đồng thời

xuất kho tài sản bảo đảm bàn giao cho khách hàng, tất toán bảo lãnh và lưu trữ hồ sơ.

2.2.3. Doanh số bảo lãnh tại Sacombank Đống Đa

Về số lượng bảo lãnh hiện nay, Sacombank chủ yếu thực hiện triển khai năm loại hình bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tạm ứng và các loại bảo lãnh khác.

Số lượng bảo lãnh phát sinh trong 03 năm gần đây được tại Sacombank Đống Đa thể hiện như sau:

Bảng 2.7. Số lượng bảo lãnh phát hành tại Sacombank Đống Đa

Năm 2014 2015 2016 Doanh số bảo lãnh 120 155 229 Chênh lệch 35 74 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 29.17 47.74 43

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động bảo lãnh của Sacombank Đống Đa ngày 18/02/2017

Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy số lượng bảo lãnh phát hành hàng năm tại Chi nhánh liên tục gia tăng. Năm 2014, tổng số thư bảo lãnh của Sacombank Đống Đa phát hành chỉ khiêm tốn ở mức 102 thư, sang năm 2015, số thư bảo lãnh đã tăng lên 130, tương đương với mức tăng 27.45%. Đặc biệt Chi nhánh thể hiện sự bứt phá về số lượng thư bảo lãnh phát hành trong năm 2016 với 183 thư, tăng 40.77% so với năm 2015. Số lượng thư bảo lãnh gần như tăng đều ở tất cả các loại, đặc biệt là sự gia tăng đáng kể về số lượng thư bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng. Điều này là do trong những năm qua hoạt động của những khách hàng lớn của Chi nhánh như Tập đoàn Công Nghiệp Việt, công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nam Á hay Công ty TNHH Phân phối và Truyền dẫn Toshiba Việt Nam - (Toshiba Transmission & Distribution Systems VN) thuộc Tập đoàn Toshiba ngày càng được đẩy mạnh. Tuy vậy những con số này vẫn chưa thể so sánh với số lượng bảo lãnh phát hành của những tên tuổi lớn như Vietcombank khi chỉ bằng 1/3 so với các chi nhánh của Vietcombank.

Về doanh số bảo lãnh trong ba năm gần đây, Sacombank Đống Đa đã đạt được những thành công đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình. Doanh số bảo lãnh không ngừng tăng lên.

Bảng 2.8. Doanh số bảo lãnh của Sacombank Đống Đa

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động bảo lãnh của Sacombank Đống Đa ngày 18/02/2017

Nội dung 2014 2015 2016

Doanh số bảo lãnh chi nhánh 120 155 229

Doanh số bảo lãnh toàn hệ thống Sacombank 8,564 9,590 11,520

Tỷ trọng 1.4% 1.63% 1.99%

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh sô bảo lãnh tại Sacombank Đống Đa

■ Doanh số bảo lãnh

Năm 2014, doanh số phát hành của Chi nhánh so với các chi nhánh khác cùng hệ thống là chưa cao. Một phần là do khách hàng của Chi nhánh thời điểm này chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp nhỏ. Doanh số năm 2014 đạt 120 tỷ đồng, trung bình hơn 1 tỷ đồng/thư.

Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây cũng là năm nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 6,68%... Kết quả này củng cố thêm nhiều cơ hội và động lực phát triển kinh tế cho Việt Nam trong năm 2016, tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Với tình hình kinh tế có nhiều biến đổi thuận lợi, Sacombank Đống Đa tăng doanh số bảo lãnh lên 153 tỷ đồng, tăng 29.17% so với năm 2014. Điều này là do số lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 125 (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w