1.2.1 Khái niệm phát triển.
Theo triết học, phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.. .Nhưng nếu hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện. Ý nghĩa của nguyên lí này đòi hỏi: trong khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải tôn trọng nguyên tắc phát triển của chúng, không được thành kiến định kiến. Luôn lạc quan tin tưởng vào khuynh hướng vận động của sự vật, tạo mọi điều kiện để sự vật phát triển.
Tương tự như vậy, phát triển hoạt động bảo lãnh có thể hiểu một cách chung nhất đó là sự tăng lên về quy mô hoạt động bảo lãnh và nâng cao chất lượng đối với hoạt động này.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng.Như đã trình bày ở trên, sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân Như đã trình bày ở trên, sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng sẽ được đánh giá thông qua các mặt về quy mô cũng như chất lượng. Sau
đây là những chỉ tiêu được xây dựng nhằm mục đích giúp đưa ra cái nhìn toàn diện nhất về sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
1.2.2.1Các chỉ tiêu đánh giá về quy mô phát triển hoạt động bảo lãnh. (1) Tăng trưởng doanh số bảo lãnh phát sinh trong một năm
Doanh số bảo lãnh (DSBL) năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ quy mô hoạt động bảo lãnh tăng lên. Bên cạnh đó thu phí bảo lãnh cũng được tính theo tỉ lệ % trên số tiền bảo lãnh, khi doanh số bảo lãnh tăng cao cũng là tăng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh. Như vậy doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm thể hiện quy mô và tỉ trọng của hoạt động bảo lãnh và là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự mở rộng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Tăng trưởng doanh số bảo lãnh= (DSBL1-
Trong đó:
DSBL1 là doanh số bảo lãnh thực hiện trong năm sau. DSBL0 là doanh số bảo lãnh thực hiện trong năm trước.
(2) Tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng bảo lãnh
Nền kinh tế ngày càng phát triển tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh về số lượng và phạm vi cùng với sự tăng lên của các thương vụ có giá trị lớn và có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Để hạn chế những rủi ro và nâng cao uy tín với đối tác, doanh nghiệp thường lựa chọn bảo lãnh ngân hàng. Vì vậy để thu hút các ngân hàng phải tạo dựng uy tín cho mình và đây là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động khác nhau trong thời gian dài. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh có thể được xem xét thông qua số món bảo lãnh (SMBL) phát hành trong năm. Chỉ tiêu thường được xem xét cùng với các chỉ tiêu khác để đánh giá mức độ hiệu quả của công tác bảo lãnh. Số lượng bảo lãnh được thực hiện trong năm nay tăng so với năm trước chưa chắc để thể hiện chất lượng hoạt động bảo lãnh tăng và doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng.
Tăng trưởng số món bảo lãnh= (SMBL1-SMBL0)∕SMBL0
Trong đó:
SMBL1 là số món bảo lãnh thực hiện trong năm sau. SMBL0 là số món bảo lãnh thực hiện trong năm trước.
(3) Tăng trưởng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh có thể nói là chỉ tiêu có tính chất đánh giá sự phát triển về quy mô hoạt động bảo lãnh. Chỉ tiêu doanh thu cho biết số tiền mà khách hàng trả ngân hàng cho dịch vụ bảo lãnh và các dịch vụ khác đi kèm. Doanh thu bảo lãnh được tính từ tổng số phí bảo lãnh thu được từ khách hàng.
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh= Thu phí bảo lãnh+ phụ phí Phí thu từ dịch vụ bảo lãnh= Tỉ lệ%x Số tiền bảo lãnh
Phụ phí: là các chi phí phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh và được thỏa thuận bằng văn bản. Thường có các loại phụ phí như: phí phát hành thư bảo lãnh, phí hủy thư bảo lãnh, phí thông báo thư bảo lãnh do ngân àng nước ngoài phát hành,.. .những phí này là những chi phí phát sinh ở tất cả các ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh.
Tăng trưởng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh= (DT1- DT0)/DT0
Trong đó:
DT1 là doanh thu từ hoạt động bảo lãnh năm sau. DT0 là doanh thu từ hoạt động bảo lãnh năm trước.
(4) Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh so với tổng doanh thu dịch vụ.
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh ngoài số tuyệt đối còn phải được xem xét trong mối tương quan với doanh thu từ các hoạt động khác của ngân hàng. Đó là
tỉ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu của ngân hàng. Chỉ
tiêu cho biết khả năng sinh lời và vị trí của hoạt động bảo lãnh trong hoạt động chung của ngân hàng. Nếu qua các năm mà doanh thu hoạt động bảo lãnh có xu
huớng tăng thì cũng có thể kết luận rằng quy mô của hoạt động bảo lãnh đuợc phát triển tốt. Chỉ tiêu này đuợc tính nhu sau:
Tỉ trọng doanh thu từ hoạt động bảo Ianh=Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh/ tổng doanh thu của ngân hàng *100
(5) Sự phát triển về loại hình bảo lãnh.
Đây là một chỉ tiêu cho thấy cái nhìn chi tiết hơn về doanh số bảo lãnh trong năm, có thể đua ra nhận xét về sự mở rộng của hoạt động bảo lãnh. Chỉ tiêu này khá chi tiết và đuợc chia theo loại hình bảo lãnh, theo thành phần kinh kế, theo thời hạn bảo lãnh. Cơ cấu doanh số bảo lãnh phân theo các từng đặc điểm trên giúp các nhà kinh tế nắm bắt đuợc thực trạng của hoạt động bảo lãnh, cho thấy loại hình nào đang là thế mạnh của ngân hàng, loại hình nào chua tốt cần đẩy mạnh phát triển, khách hàng thuờng xuyên sử dụng hoạt động bảo lãnh là ai để từ đó có định huớng cụ thể cho năm sau.
> Cơ cấu bảo lãnh theo các loại hình bảo lãnh thì giúp nguời nghiên cứu xác định đuợc tính đa dạng của các loại hình bảo lãnh. Nó đuợc thể hiện ở việc ngân hàng có thực hiện nhiều loại hình bảo lãnh không, có đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hay chua. Nền kinh tế ngày càng phát triển tạo ra nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh là cách để ngân hàng thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng hơn. Các loại hình bảo lãnh càng đa dạng càng chững tỏ sự phát triển toàn diện của ngân hàng. Việc đáp ứng nhu cầu về loại hình bảo lãnh thể hiện trong danh mục các loại hình bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp. Nếu ngân hàng không đáp ứng đuợc thì uy tín của ngân hàng sẽ giảm đi rất nhiều và khi đó khách hàng cũng không muốn ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho mình, từ đó làm giảm thu nhập từ hoạt
động bảo lãnh. Việc đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh để cung cấp cho khách hàng là việc làm không phải là khó nhưng nó lại phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ và khả năng của ngân hàng.
> Cơ cấu doanh số phát hành theo tài sản đảm bảo cho bảo lãnh: để giảm thiểu tổng thất cho ngân hàng đồng thời nâng cao trách nhiệm thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh thì khi tiến hành hoạt động bảo lãnh ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo phòng khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng với các hình thức như kí quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của người thứ ba... Tài sản đảm bảo phải phù hợp, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng không được gây thiệt hại cho khách hàng. Vì nếu ngân hàng đòi mức kí quỹ cao sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngược lại nếu ngân hàng chấp nhận hình thức tín chấp, điều đó đem lại nhiều thuận lợi cho khách hàng nhưng ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro tiềm tàng trong tương lai. Vì vậy với những khách hàng khác nhau có thể áp dụng hình thức đảm bảo khác nhau phụ thuộc vào uy tín, khả năng sản xuất kinh doanh và mối quan hệ với ngân hàng.
> Cơ cấu doanh số phát hành bảo lãnh theo ngành kinh tế: xét trên góc độ tổng thể của nền kinh tế, hoạt động bảo lãnh đáp sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế nếu chiến lược phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn xã hội. Chỉ tiêu mức độ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế được phân tích dựa trên cơ cấu hoạt động bảo lãnh so với cơ cấu nền kinh tế. Nếu những hoạt động bảo lãnh của ngân hàng phục vụ những ngành nghề và hoạt động kinh doanh được ưu tiên phát triển thì chắc chắc hoạt động bảo lãnh sẽ góp phần không nhỏ cho nền kinh tế.
1.2.2.2Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng phát triển hoạt động bảo lãnh. (1) Đối với ngân hàng
> Chất lượng công tác thẩm định: tuy bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng nhưng lại là một bố phận của hoạt động tín dụng nên hàm chứa nhiều
rủi ro. Do vậy công tác thẩm định cũng là một trong những điều kiện quyết định lớn đến chất luọng hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Thẩm định khách hàng là tất cả các hoạt động của cán bộ tín dụng nhằm thu nhập thông tin khách hàng, sử dụng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhằm đánh giá khả năng tài chính cũng nhu mức độ rủi ro của khách hàng. Đây là cơ sở để đua ra các nhận định và quyết định tiến hành bảo lãnh cho khách hàng.
> Du nọ bảo lãnh quá hạn: sau khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết thay cho bên đuọc bảo lãnh, ngân hàng sẽ đua số tiền trả thay đó vào khoản nọ của khách hàng. Đến kì hạn trả nọ, nếu khách hàng không có khả năng thanh toán và không đuọc gia hạn nọ thì khoản tiền đố đuọc đua vào nọ quá hạn và áp dụng lãi phạt. Tuy nhiên, nếu khoản nọ quá hạn phát sinh từ một khoản bảo lãnh có thời hạn trên một năm thì tính chính xác của chỉ tiêu này không cao. Có thể các khoản nọ quá hạn từ hoạt động bảo lãnh phát sinh trong năm không lớn nhung nọ quá hạn từ các năm truớc còn động lại thì sẽ làm ảnh huởng đến sự nhìn nhận đúng đắn về tính hiệu quả của hoạt động bảo lãnh trong năm.
Tỷ lệ số dư bảo lãnh ngân = Số dư bảo lãnh ngân hàng trả hàng phải bồi hoàn thay thay
(2) Đối với khách hàng: Chất luọng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng đứng duới góc độ của khách hàng thể hiên qua phản hồi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh bằng sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá mức độ thỏa mãn. Sự phản hồi của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng đánh giá chất luọng hoạt động bảo lãnh. Khách hàng tìm đến những dịch vụ ngân hàng bởi sự thuận tiện trong sử dụng giúp khách hàng nắm bắt đuọc cơ hội kinh doanh. Khách hàng không chỉ yêu cầu sự đảm bảo của ngân hàng mà còn yêu cầu sự nhanh chóng về thời gian xem xét, sự đơn giản về thủ tục tiến hành, sự thuận lọi trong các điều khoản mà ngân hàng cung cấp. Mức kí quỹ thấp cùng một mức phí phù họp trong hoàn cảnh cạnh trong khắc nghiệt giữa các ngân hàng sẽ càng hấp dẫn khách
hàng. Chất lượng dịch vụ sẽ được phản ánh đầy đủ khi khách hàng sử dụng dịch vụ và phản hồi kết quả điều tra từ phía khách hàng.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động bảo lãnh.1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về khách hàng 1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về khách hàng
Năng lực tài chính của khách hàng: thể hiện thông qua quy mô sản xuất và mức vốn tự có của khách hàng, nếu quy mô vè tỷ lệ vốn tự có cao, khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhanh hay tính lỏng của tài sản càng lớn thì thể hiện năng lực tài chính của khách hàng mạnh. Một khách hàng có năng lực tài chình cao sẽ là yếu tổ đảm bảo cho việc khách hàng sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nên dễ được ngân hàng chấp nhận hơn vì những khách này có tỉ lệ rủi ro thấp hơn.
Ngoài năng lực tài chính của khách hàng thì ngân hàng còn quan tam đến khả năng mở rộng sản xuát kinh doanh, tốc độ quay vòng vốn. Nếu các chỉ tiêu vừa nêu tốt chứng tỏ khả năng sinh lời và khả năng mở rộn sản xuất kinh doanh của khách hàng là rất lơn, khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng nhanh hơn. Mặt khác, uy tín của khách hàng là một vấn đề lớn đối với các ngân hàng, ngân hàng cần phải xem xét kĩ những yếu tố này khi chấp nhận bảo lãnh.
Ngân hàng chỉ tiến hành bảo lãnh cho những dự án khả thi, đó là những dự án mà việc thực hiện nó là cần thiết, sản phẩn của nó sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường.. .Việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với tiến trình phát triển của ngành, của khu vực và Nhà nước đã hoạch định nhưng vẫn bảo đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn nữa, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải cũng đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng là việc làm cấp thiết bằng cách doanh nghiệp phải xây dựng dự án phải xác định đúng lượng vốn thực sự cần thiết, tính đến sự biến động của thị trường với nhiều trường hợp khác nhau.
Cũng như hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo giúp bảo vệ ngân hàng tránh khỏi thất thoát không đáng có nếu rủi ro xảy ra đồng thời thúc đẩy khách hàng thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình. Với mỗi khách hàng khác nhau thì
ngân hàng cần có những chính sách khác nhau để phù hợp với đặc điểm kinh doanh riêng từng khách hàng.
1.2.3.2Các nhân tố môi trường
❖ Môi trường kinh tế: Nen kinh tế có tác động đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh tăng lên, các giao dịch kinh tế được kí kết, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận thu về lớn hơn nên họ sẽ thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của mình, điều này giúp cho ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro và tăng thu nhập cho mình. Tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cả phạm vi lẫn quy mô hoạt động bảo lãnh. Nếu nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp làm ăn k m hiệu quả, có thể gây rủi ro cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng vì ảnh hướng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ tới bên nhận bảo lãnh dẫn đến ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay với bên nhận bảo lãnh. Qua đó làm giảm thu nhập của ngân hàng và khó có thể mở rộng hoạt động bảo lãnh.
❖ Môi trường chính trị: Đây luôn là mối quan tâm của các nhà đầu tư vì các nhà đầu tư họ chủ yếu đầu tư và những thị trường có môi trường chính chị ổn định, nếu thị trường chính trị không ổn định thì khả năng mất vố là rất lớn. Mặt khác, đối với các ngân hàng khi có sự thay đổi của môi trường chính trị cũng gây ảnh hưởng lớn đến tất cả hoạt động nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.
❖ Môi trường pháp lý: Nguồn luật quốc tế về bảo lãnh: hiện nay trên thế giới nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy ước thống nhất do phòng thương mại quốc tế ban hành thực hiện song song với các quy tắc của ICC. Các bên tham gia có thể lựa chọn một trong hai quy tắc, nhưng nếu có tranh chấp xảy ra thì phải áp dụng theo những quy định cụ thể trong quy tắc của ICC đã được tham