Một số giải pháp phát triển hoạt động bảolãnh tại NHCT chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 126 (Trang 88)

Trưng

3.2.1 Giải pháp phát triển sản phẩm bảo lãnh

> Đối với những sản phẩm truyền thống:

Khi các doanh nghiệp tham gia một dự án đầu tư xây dựng, Ngân hàng có thể cung cấp cho họ 1 loạt các sản phẩm bảo lãnh tương ứng với các bước mà doanh nghiệp phải tham gia:

Các nước Trái phiếu doanh nghiệp (%/GDP) 2010 2011 Trung Quốc 6.1% 7.4% Malaysia 25.5% 32.1% • Sau khi hoàn thành thi công

- Khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu để có được dự án Ngân hàng có thể cung cấp bảo lãnh dự thầu

- Khi doanh nghiệp đã trúng thầu sẽ phải ký kết hợp đồng thi công do đó Ngân hàng có thể cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Trong quá trình thi công, doanh nghiệp có thể cần vốn hoặc thực hiện việc mua chịu nguyên vật liệu đầu vào phục vụ công trình thì Ngân hàng có thể cung cấp bảo lãnh vay vốn hoặc bảo lãnh thanh toán.

- Sau khi công trình hoàn thành, để đảm bảo chất lượng của công trình, trước đó Ngân hàng cũng có thể cung cấp hợp đồng bảo lãnh chất lượng sản phẩm cho chủ đầu tư.

Ở trên đã phân tích cho thấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán luôn chiếm tỷ trọng cao. Sở dĩ các loại bảo lãnh này cao là do NHCT tập trung thực hiện bảo lãnh các ngành trong giao thông và xây dựng. Do đó việc phát triển mắt xích các loại bảo lãnh liên quan đến ngành giao thông và xây dựng là rất cần thiết.

Trong khi đó, trong thời gian tới việc nới lỏng chính sách tín dụng cho bất động sản sẽ khiến các dự án đầu tư xây dựng sẽ được hồi phục và phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn duy trì chủ trương chính sách phát triển cơ sở hạ tầng như cơ sở hạ tầng năng lượng, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không,... trong khi NHCT đã có kinh nghiệm, uy tín và tiềm năng vốn lớn trong việc bảo lãnh các dự án xây dựng lớn như trên do đó tiềm năng tiếp tục phát triển các loại bảo lãnh phục vụ cho các dự án xây dựng của NHCT là vẫn còn rất lớn.

> Đối với những sản phẩm bảo lãnh chiếm tỉ trọng nhỏ: a) Bảo lãnh phát hành trái phiếu Doanh nghiệp

Hàn Quốc 30.5% 35.3% Thái Lan 16.2% 16.6%

Ta thấy thị trường trái phiếu Việt Nam đã có sự tăng trưởng tuy nhiên tỷ trọng giá trị trái phiếu phát hành/GDP Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng thấp năm 2009 là 1.6%GDP và năm 2010 là 2.39% GDP. So sánh với các nước trong khu vực thì có thể thấy tỷ trong này còn khá thấp do đó tiềm năng phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam còn rất lớn.

Bên cạnh đó thị trường trái phiếu trong tương lai được Nhà nước quan tâm, định hướng phát triển đúng đắn. Theo lộ trình phát triển, Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) đã được thành lập và ra mắt vào ngày 14/8/2009 VBMA với mục tiêu liên kết các thành viên, cũng như tham gia xây dựng các quy định, khung pháp lý, cam kết tăng tính thanh khoản cho thị trường để thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển lành mạnh.

Cho đến nay chỉ có một số doanh nghiệp lớn mới dám phát hành trái phiếu như Vincom, Công ty Sông Đà, Tập đoàn điện lực, Vinashin.. .Trong khi tại Việt Nam, có trên 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 98% số doanh nghiệp tại Việt Nam những doanh nghiệp này mức độ uy tín có thể chưa cao do đó cần có sự bảo lãnh để tiến hành phát hành được trái phiếu trên cơ sở tiềm năng thị trường trái phiếu sẽ phát triển trong tương lai tới.

Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp là việc tổ chức bảo lãnh cam kết với tổ chức phát hành về việc thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết.

Lợi ích khi Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp

mặt tài chính.

- Lãi suất huy động vốn thuờng rẻ hơn so với lãi suất vay ngân hàng cùng kỳ hạn.

- Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp sẽ đuợc đa dạng hoá hơn. - Thủ tục phát hành đơn giản và chỉ cần thực hiện một lần (tuỳ thuộc nhu cầu vốn) nhung vẫn có thể huy động đuợc khối luợng vốn lớn đầu tu cho hoạt động SXKD của đơn vị.

b) Bảo lãnh thanh toán thuế XNK

Nhìn trên biểu đồ cho thấy kim ngạch XNK của Việt Nam ngày một phát triển (trừ năm 2009 do ảnh huởng của khủng hoảng kinh tế) do đó sản phẩm BL thuế XNK có tiềm năng rất lớn. Trong khi đó việc áp dụng sản phẩm bảo lãnh này vẫn là một mảnh đất mới còn cần phải khai thác. Mặc dù gần đây NH nào cũng đua ra sản phẩm này nhung thực sự chỉ có 4 NH VCB, NHCT, Agribank BIDV và MB đã thiết lập đuợc hệ thống điện tử kết nối với tổng cục hải quan để thực hiện quản lý số thuế xuất, nhập khẩu mà doanh nghiệp phải nộp. Do đó đây là tiền đề để các NH này thực hiện sản phẩm bảo lãnh thanh toán thuế XNK một

cách thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả cho khách hàng. Có thể thấy đuợc đây cũng là sản phẩm tiềm năng có thể phát triển trong thời gian tới.

c) Bảo lãnh trong du học

Theo thống kê của Cục đào tạo với nuớc ngoài (Bộ GD-ĐT), năm 2011, du học sinh Việt Nam khắp 49 quốc gia đã lên đến 100.000 nguời. Trong khi đó đầu năm 2009 là 60.000 nguời. Tuy nhiên thống kê cũng cho rằng chỉ có 10% là đi du học bằng tiền NSNN hoặc học bổng của các tổ chức phi chính phủ, của truờng còn lại 90% là đi du học tự túc. Bên cạnh đó hiện nay, việc chuyển tiền ngoại tệ phục vụ thanh toán chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học viên ở nuớc ngoài đã thông thoáng hơn, các tổ chức phát triển du học đã mở rộng, nhiều tổ chức giáo dục đã thâm nhập vào thị truờng Việt Nam, tạo một xu thế du học ngày càng nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho chi nhánh phát triển việc bảo lãnh du học.

3.2.2 Nhóm giải pháp phát triển thị truờng

3.2.2.1 Nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh a) Thực hiện chính sách đãi ngộ, phục vụ khách hàng tốt bằng cách

- Đảm bảo giao dịch nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng, tu vấn nghiệp vụ thông thạo, tận tình và miễn phí.

-Xây dựng bảo lãnh cho những khách hàng lớn có uy tín, đặc biệt là các doanh nghiệp truyền thống. Khách hàng này đuợc phép yêu cầu phát hành bảo lãnh mà không cần ký quỹ hoặc thế chấp tài sản. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và ít nhiều khuyến khích khách hàng đến với các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng.

-Thực hiện chăm sóc khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lâu năm, có doanh số bảo lãnh lớn, bằng việc làm thiết thực và thuờng xuyên nhu thăm và tặng quà nhân ngày lễ tết, sắp xếp lịch gặp gỡ khách hàng này để nắm bắt thông

tin, nhu cầu cũng nhu những khó khăn của họ để đó biện pháp hỗ trợ cần thiết, kịp thời.

- Xét giảm mức ký quỹ cho khách hàng có giao dịch bảo lãnh ký quỹ 100% lâu năm, uy tín, không bị phát sinh đòi tiền từ nguời thụ huởng.

b) Chính sách giá

-Áp dụng biểu phí và mức phí bảo lãnh cạnh tranh, tham khảo mức phí bảo lãnh của các ngân hàng trên địa bàn, nhất là các Chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài trên địa bàn.

- Xây dựng mức phí bảo lãnh uu đãi cho các khách hàng lớn để tạo sự gắn bó lâu dài.

c) Đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh

- Hiện nay, có thể đa dạng hóa hoạt động bảo lãnh của ngân hàng theo nhiều chiều huớng khác nhau:

+ Phát triển dịch vụ mới trên cơ sở hoàn thiện các dịch vụ hiện có về nội dung và hình thức. (1)

+ Phát triển dịch vụ mới tuơng đối. Đây là dịch vụ mới đối với một số ngân hàng nhung không mới đối với ngân hàng khác và thị truờng. Phát triển dịch vụ mới theo phuơng thức này thuờng chi phí nghiên cứu dịch vụ không cao. (2)

+ Phát triển dịch vụ mới tuyệt đối. Đây là dịch vụ ngân hàng mới cả đối với các ngân hàng và thị truờng. Khi phát triển dịch vụ mới tuyệt đối, ngân hàng thuờng phải bỏ chi phí lớn và quá trình nghiên cứu dịch vụ, nhu cầu thị truờng tuơng đối phức tạp. Tuy nhiên, khi dịch vụ thành công trên thị truờng lại tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. (3)

NHCT nên đi theo hướng (1) và (2) cung cấp thêm những sản phẩm mới cho đối tượng doanh nghiệp như bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh trong giao dịch nhà đất, tiến tới bảo lãnh nước ngoài cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp tại các khu công nghiệp. Không nên chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp - đối tượng sử dụng loại sản phẩm này khá phổ biến, NHCT nên có các sản phẩm bảo lãnh dành cho khách hàng cá nhân được thiết kế chuyên biệt như bộ sản phẩm bảo lãnh du học,.. .Các sản phẩm này vừa góp phần gia tăng nguồn thu từ phí bảo lãnh vừa giúp ngân hàng đa dạng hóa được đối tượng khách hàng.

- Đối với những sản phẩm truyền thống (như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,..) , đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới mà còn tạo ra thu nhập chủ yếu trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Ngân hàng cần phải duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng: hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính minh bạch, công khai, đơn giản thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng.

3.2.2.2 Chính sách khách hàng - Đa dạng hóa đối tượng đầu tư, chăm sóc khách hàng

a Đa dạng hóa đối tượng khách hàng

Như đã phân tích ở phần thực trạng hiện tại tỷ trong sử dụng sản phẩm BL chủ yếu ở các Doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Do đó NHCT cần mở rộng hơn nữa các sản phẩm BL đến với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những doanh nghiệp chiếm số lượng rất lớn trong nền kinh tế.

Thực trạng đã phân tích NHCT còn dè dặt khi bảo lãnh vì e ngại không đảm bảo sự an toàn, cho nên để mở rộng bảo lãnh cho đối tượng doanh nghiệp này, cán bộ tác nghiệp cần phải vừa biết năng động, nhìn nhận đâu là khách hàng đáng tin cậy, ngân hàng phải chấp nhận “năng nhặt chặt bị”, không chê những

khoản bảo lãnh nhỏ. Ngân hàng cần phải có những kế hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực hiện bán chéo sản phẩm. Thông qua việc áp dụng chính sách ưu đãi, ngân hàng chủ động thu hút khách hàng. Đầu tiên là sử dụng các dịch vụ tiền gửi, thanh toán sau đó đến các dịch vụ cho vay, phát hành bảo lãnh ngân hàng.

Như đã phân tích ở phần tiềm năng, NHCT cần mở rộng đối tượng bảo lãnh sang cả khách hàng cá nhân đặc biệt là các du học sinh. Để phát triển dịch vụ bảo lãnh du học chi nhánh cần hợp tác với các đơn vị có chức năng tư vấn, tổ chức cho học sinh, sinh viên đi du học để giới thiệu và quảng bá về loại hình bảo lãnh này, ưu đãi việc sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ để tạo điều kiện trong việc chủ động thanh toán chi phí, chi tiêu hàng ngày.

b) Chăm sóc khách hàng

- Thường xuyên cập nhật, phân tích các dữ liệu khách hàng hiện có, thống kê theo dõi sự biến động về số lượng và đối tượng khách hàng, về doanh số, số dư của từng loại sản phẩm dịch vụ.

- Hàng năm định kỳ tổ chức điều tra sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ theo từng loại khách hàng. Thu thập số liệu để thực hiện các mô hình lượng hóa sự hài lòng. Bên cạnh đó cũng nên đột xuất điều tra, trên cơ sở ý kiến của khách hàng, Chi nhánh tổ chức thực hiện các giải pháp duy trì và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

- Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng nhằm củng cố mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng, đồng thời qua đó phổ biến các thông tin về hoạt động của ngân hàng, nghĩa vụ và quyền lợi của ngân hàng và khách hàng trong hoạt động.

- Đối với những khách hàng lớn, ngân hàng nên thực hiện các hình thức khuyến mãi riêng; tặng quà nhân dịp các sự kiện lớn; ưu tiên giải quyết nhanh các yêu cầu, ý kiến góp ý của khách hàng.

- Tăng nguôn thông tin về khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh. - Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành như cơ quan Thuế, Sở

Ke

hoạch và Đầu tư... để nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác nhằm hỗ trợ

cho việc

ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, các dữ liệu thông tin khách hàng, ngân

hàng có

thể thu thập qua các tổ chức kiểm toán, các công ty tư vấn, các luật sư và phương

tiện thông tin đại chúng. Chẳng hạn, qua cơ quan Thuế, ngân hàng sẽ loại được

những đối tượng khách hàng xấu như trốn và nợ Thuế.

- Tổ chức và khai thác một cách có hiệu quả công tác thông tin tín dụng của NHNN nhằm nắm bắt thông tin vềtình hình quan hệ tín dụng, năng lực tài chính,

hô sơ pháp lý, tình hình nợ xấu.. .để phòng tránh các rủi ro xảy ra do thiếu thông

tin, thông tin bất cân xứng.

- Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quản lý.

- Vấn đề cần thiết là để bảo đảm sự an toàn cho NH, không ngừng tăng cường

kiểm tra, giám sát nội bộ một cách chặt chẽ; quản lý từng chứng thư bảo lãnh

phát ra, tất cả chứng thư bảo lãnh NH đều phải đưa vào hệ thống quản lý.

Khi đó,

giám đốc các chi nhánh NH muốn phát hành chứng thư bảo lãnh buộc phải đăng

ký qua hệ thống văn thư, có kiểm soát mới in được phom bảo lãnh ra. - Cần có quy trình kiểm tra ché o, thường xuyên giám sát chặt chẽ thông tin

giữa

hội sở và chi nhánh, thông tin công khai tại hội sở, trụ sở chi nhánh nhằm khắc

phục được hiện tượng ký khống, ký vượt thẩm quyền, sai quy trình.

- Ngoài hoạt động kiểm soát nội bộ thì kiểm tra, giám sát khách hàng thực hiện

các nghĩa vụ, cam kết với người hưởng lợi là một nhiệm vụ quan trọng

không thể

thiếu được trong nghiệp vụ bảo lãnh. Vì vậy, sau khi chấp nhận bảo lãnh,

cán bộ

ngân hàng cần xuống kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm đôn đốc việc

thực thi

các nghĩa vụ mà khách hàng đã cam kết, đảm bảo rằng việc sử dụng vốn của

- Trong quá trình giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngân hàng cũng có thể tư vấn cho khách hàng cách sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn phát sinh. Điều đó sẽ làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng càng trở nên mật thiết và quá trình hoạt động bảo lãnh diễn ra thuận lợi hơn.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ

Một hiện thực tương đối khách quan là cho dù hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng có thay đổi như thế nào đi nữa cũng không thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thì dù ngoài sự nỗ lực của bản thân với các giải pháp nghiệp vụ của mình thì cần parhi có một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ.

Hiện nay luật NHNN và luật các TCTD đang có hiệu lực trên thực tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh hai bà trưng khoá luận tốt nghiệp 126 (Trang 88)